Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường được công nhận là bệnh quốc gia, và số lượng bệnh nhân mắc tiểu đường cũng đang ngày càng gia tăng. Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường như thế nào? Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Và có phải nếu bị tiểu đường, bệnh nhân có thể không sống thọ?

Một kết quả khảo sát mới được công bố cho thấy tuổi thọ trung bình của người tiểu đường ngắn hơn so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong 40 năm qua, với những tiến bộ y học, tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường đã tăng lên. Trong tương lai, “vấn đề tuổi thọ ngắn” do bệnh tiểu đường dự kiến ​​sẽ giảm.

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ cao nhất thế giới. Theo khảo sát của Bộ Y tế – Phúc lợi xã hội Nhật Bản, tuổi thọ trung bình của nam giới Nhật Bản năm 2014 là 80,5 tuổi và phụ nữ là 86,83 tuổi. Có nhiều yếu tố mang lại ảnh hưởng tốt tới tuổi thọ của người Nhật Bản, như hệ thống chăm sóc sức khỏe tiên tiến, hệ thống bảo hiểm, thói quen ăn uống lành mạnh.

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Hỏi: Khi bị tiểu đường tuổi thọ trung bình ở người bệnh là bao nhiêu năm?

Trả lời: Tuổi thọ trung bình của bệnh nhân tiểu đường ngắn hơn 4,6 năm so với người bình thường

Nhóm nghiên cứu của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã theo dõi và khảo sát hơn 20.000 người Mỹ trên 50 tuổi từ năm 1998 đến năm 2012. Mục đích của nghiên cứu là điều tra mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sự suy giảm chức năng thể chất và mức độ độc lập trong cuộc sống hàng ngày. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí y khoa ” Diabetes Care ” do Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) xuất bản.

Kết quả là, những người mắc bệnh tiểu đường tử vong sớm hơn 4,6 năm so với những người không mắc bệnh và trở ngại về “hoạt động sinh hoạt hàng ngày” (ADL) đã tiến triển sớm hơn 6 đến 7 năm. ADL đề cập đến các hoạt động cơ bản cần thiết cho cuộc sống như vận động, ăn uống, thay quần áo, bài tiết, tắm rửa. Những người mắc bệnh tiểu đường cũng được chỉ ra là có tình trạng suy giảm ADL kéo dài 1 đến 2 năm.

Ngoài ra, những người đàn ông cao tuổi mắc bệnh tiểu đường có tần suất bị trên 3 vấn đề suy giảm thể chất tăng lên 20 đến 24%, cao hơn 12 đến 16% những người đàn ông không mắc bệnh tiểu đường.

Tuổi thọ của người bị tiểu đường là bao nhiêu?
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu? (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTÌM HIỂU NGAY: Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!

Kéo dài tuổi thọ của người bị tiểu đường giống như một người khỏe mạnh

Nói chung, trong nhiều trường hợp, nguy cơ tử vong do bệnh tiểu đường không tăng do chính bệnh tiểu đường mà nhiều người chết vì biến chứng của bệnh tiểu đường và các bệnh do tiểu đường gây ra (các bệnh nghi ngờ có liên quan tới tiểu đường).

Mặc dù có một vài thay đổi trong nguyên nhân tử vong của người Nhật theo từng năm, nhưng sau đây là 3 nguyên nhân dẫn đến tử vong cao nhất: “ung thư” (u ác tính), “bệnh tim” (nhồi máu cơ tim, bệnh hẹp van tim ,…), “bệnh mạch máu não” (đột quỵ, bệnh tai biến mạch máu não). Trong đó, bệnh tiểu đường làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch máu não. Thêm nữa, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.

Ngoài 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đã nêu trên, “suy thận” cũng là nguyên nhân dẫn đến tử vong cao, mà bệnh này thường phát triển do bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nếu bệnh nhân cứ tiếp tục không kiểm soát tốt đường huyết, sức đề kháng của toàn cơ thể sẽ yếu đi, do đó, người bệnh có khả năng tử vong do “bệnh hô hấp” như viêm phổi.

Do đó, khi nói về việc: “Tuổi thọ của người bị bệnh tiểu đường là bao nhiêu?”, thuật ngữ “ngắn ngủi” nói về tình trạng này ở bệnh nhân tiểu đường không bao giờ phóng đại. Nhưng như bạn có thể thấy, bị tiểu đường không có nghĩa là bạn sẽ có cuộc sống ngắn hơn, đây không phải là nguyên nhân trực tiếp rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Nói cách khác, nếu bệnh nhân biết cách điều trị thích hợp, thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện để giảm bớt các triệu chứng bệnh tiểu đường, có thể tránh được “căn bệnh dẫn đến cái chết”, và cũng có thể kéo dài tuổi thọ như những người khỏe mạnh.

Tuổi thọ của người bị tiểu đường là bao nhiêu? 1
Bị bệnh tiểu đường sống được bao lâu? Muốn kéo dài tuổi thọ của người bị tiểu đường, bệnh nhân nên kiểm soát đường huyết tốt (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNghiên cứu khoa học chứng minh: Cải thiện liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường bằng cách “đi bộ với bước chân dài thêm 10 cm”

Tại sao tuổi thọ của người bị tiểu đường tuýp 1 lại ngắn hơn so với tuổi thọ người bệnh tiểu đường tuýp 2?

Trong đa số trường hợp, người bị tiểu đường tuýp 1 thường sẽ phát triển bệnh sớm hơn nhiều so với người bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thời gian sống cùng bệnh lâu hơn, nguy cơ xuất hiện các biến chứng tiểu đường sớm hơn.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 sống được bao lâu? Có nhiều người tiểu đường tuýp 1 sống được tới 85 tuổi.

Đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, tiểu đường tuýp 2 sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo một báo cáo của Hiệp hội tiểu đường Anh quốc (Diabetes UK) thì trung bình người bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ bị giảm khoảng 10 năm tuổi thọ so với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc tuổi thọ người tiểu đường phụ thuộc vào cách quản lý bệnh tiểu đường của bệnh nhân đó, vì thế bệnh nhân phải biết cách kiểm soát bệnh tiểu đường một cách tốt nhất qua chế độ ăn uống, vận động và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ điều trị.

Kéo dài tuổi thọ của người bị tiểu đường tuýp 1

Các cuộc điều tra khác cũng đã chỉ ra rằng tuổi thọ của những bệnh nhân bị tiểu đường ngắn hơn so với người khỏe mạnh. Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Dundee tại Scotland với 24.691 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, đã chỉ ra rằng tuổi thọ trung bình ​​được dự đoán của bệnh nhân tiểu đường trong giai đoạn nửa đầu độ tuổi 20 so với người khỏe mạnh là ngắn hơn 11,1 năm đối với nam và 12,9 năm đối với phụ nữ.

Tuy nhiên, nghiên cứu được thực hiện tại Hoa Kỳ năm 1975 đã chỉ ra rằng tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường đã được cải thiện đáng kể do tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ngày càng được kéo dài. Kiểm soát đường huyết của bệnh tiểu đường tuýp 1 đã được cải thiện đáng kể trong thế kỷ 21 với sự tiến bộ của các phương pháp điều trị y tế, chẳng hạn như sự phát triển của các chế phẩm insulin mới và sự phổ biến của bơm insulin. Có thể nói trong tương lai, sự khác biệt về tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 1 và người bình thường sẽ giảm dần.

Tuổi thọ của người bị tiểu đường là bao nhiêu? 3
Tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường đã được cải thiện đáng kể do tuổi thọ của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 ngày càng được kéo dài (ảnh: Internet)

Theo khảo sát của Đại học Dundee, tỷ lệ dự kiến dân số không mắc bệnh tiểu đường sống thọ đến 70 tuổi là 76% nam giới và 83% phụ nữ, trong khi đó với bệnh tiểu đường tuýp 1 là 47% nam giới và 55 % ở phụ nữ.

Nguyên nhân đầu tiên gây tử vong ở bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh tim do thiếu máu cục bộ (CVD) như nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng của bệnh tiểu đường tuýp 1 đối với bệnh tim là 36% ở nam và 31% ở nữ . Bệnh thận do tiểu đường cũng ảnh hưởng đến việc giảm tuổi thọ của người bệnh tiểu đường và rút ngắn tuổi thọ đối với nam là là 8,3 năm, đối với nữ là 7,9 năm.

Nếu bệnh nhân phát hiện ra bệnh CVD và bệnh thận do tiểu đường ở giai đoạn đầu và thực hiện việc điều trị kịp thời thì có thể giảm đáng kể nguy cơ tử vọng. Bằng cách ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường và thực hiện điều trị thích hợp và kịp thời, tuổi thọ của người bệnh tiểu đường có thể được kéo dài.

Tuổi thọ của người bị tiểu đường là bao nhiêu? 2
Có thể kiểm soát bệnh bằng chế độ tập luyện phù hợp để nâng cao tuổi thọ người bị tiểu đường (ảnh: Internet)

Khi bệnh tiểu đường chuyển biến xấu, sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sinh hoạt hàng ngày, làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống (QOL) và làm rút ngắn tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Vì thế, trên hết, nên phòng ngừa và điều trị từ giai đoạn đầu, cải thiện lối sống ngay từ bây giờ, và đây chính là bí quyết để kéo dài tuổi thọ.

Bạn đang xem bài viết:Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?” tại Chuyên mục:Tin tức

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Một phụ nữ 59 tuổi áp dụng chế độ ăn thực dưỡng để điều...
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu...
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
Tháng 7/2019, Trang tin điện tử Kiến Thức Tiểu Đường đã được đưa vào...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã công bố cơ chế đột biến Enpp1...
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Đến nay, có 13 loại vitamin đã được liệt kê là chất dinh dưỡng...
Một phụ nữ nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì áp dụng chế độ “ăn thực dưỡng” điều trị tiểu đường
Số người mắc bệnh tiểu đường trên toàn thế giới tăng lên 529 triệu người – Dự kiến vượt qua con số 1,3 tỷ người trong vòng 30 năm tới
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Thiếu hụt vitamin B12 do thuốc trị tiểu đường Metformin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường