Tiểu đường có chữa được không?
Danh mục nội dung
1. Bệnh tiểu đường không phải là bệnh có thể chữa khỏi
Dưới đây là điểm lưu ý
- Tiểu đường là căn bệnh mãn tính về tình trạng tăng đường huyết do không đủ insulin để làm giảm lượng đường trong máu, là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Tình trạng tăng đường huyết liên tục sẽ gây ra các biến chứng khác nhau, và tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và nhồi máu não do sự tiến triển xơ cứng động mạch.
- Điều quan trọng là tiếp tục điều trị để giảm lượng đường trong máu, để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
- Ngay cả khi bị bệnh tiểu đường, nếu chỉ số đường huyết tương đối thấp trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng liệu pháp ăn kiêng và liệu pháp tập thể dục.
Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi
Tiểu đường có chữa được không? Bệnh tiểu đường không phải là bệnh sẽ chữa khỏi nếu bệnh nhân chỉ uống thuốc. Theo hướng dẫn của The Japan Diabetes Society, bệnh tiểu đường được mô tả là “Một nhóm các bệnh chuyển hóa có đặc trưng là tình trạng chỉ số đường huyết cao mãn tính do thiếu hụt insulin”. Khi tình trạng tăng lượng đường trong máu kéo dài, nó gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, do đó bệnh nhân phải duy trì việc “điều trị thích hợp” và “tự quản lý”. Vì vậy, mặc dù tình trạng bệnh tiểu đường có thể được cải thiện tốt hơn nhưng về cơ bản không thể chữa khỏi (hoàn toàn lành bệnh). Đặc biệt, trong bệnh tiểu đường loại 1, các tế bào của tuyến tụy tiết ra insulin vì một số lý do bị phá hủy và insulin gần như không được tiết ra nên bệnh nhân cần duy trì tiêm insulin để điều trị.
Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh
- Với bệnh tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2, một khi phát bệnh, bệnh sẽ chuyển biến liên tục, cần phải duy trì kiểm soát đường huyết.
- Điều quan trọng là tiếp tục điều trị để giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa sự phát triển và phòng ngừa xuất hiện các biến chứng như bệnh thần kinh tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận do tiểu đường.
Duy trì điều trị để ngăn ngừa biến chứng
Tiểu đường là một căn bệnh mà một khi phát bệnh, tình trạng tăng đường huyết kéo dài kinh niên. Nếu tình trạng của lượng đường trong máu cao liên tục mà bệnh nhân không tiếp nhận điều trị, các mạch máu của toàn bộ cơ thể bị hư hại, gây ra các biến chứng khác nhau liên quan đến tính mạng bệnh nhân.
Các biến chứng đặc biệt của bệnh tiểu đường bao gồm “bệnh thần kinh tiểu đường” trong đó các mạch máu ngoại biên như ở bàn tay và bàn chân bị tổn hại, gây ra rối loạn dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, thần kinh tự trị, “bệnh võng mạc tiểu đường” trong đó các mạch mao mạch ở võng mạc bị tổn thương, gây nguy cơ đục thủy tinh thể và mù lòa, “bệnh thận do tiểu đường” trong đó chức năng thận giảm khi một mạch máu nhỏ gọi là cầu thận có vai trò là chức năng lọc của thận bị hư hỏng.
Khi bệnh tiểu đường tiến triển, thúc đẩy sự xơ cứng động mạch, không chỉ làm lưu thông máu kém đi, mà còn làm giảm miễn dịch và trong một số trường hợp, nó có thể phát bệnh “hoại tử”- tình trạng mà các mô bị thối và chết ở ngón chân. Ngoài ra do sự tiến triển của xơ cứng động mạch, nguy cơ khởi phát “bệnh tim thiếu máu cục bộ”, “bệnh mạch máu não”, “xơ cứng động mạch tắc nghẽn” sẽ tăng lên.
Mặc dù rất khó để chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, nhưng điều quan trọng là bệnh nhân phải tiếp tục duy trì việc điều trị như một mục tiêu điều trị để ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của những biến chứng này.
==>> Xem ngay bài viết chi tiết Cách điều trị bệnh tiểu đường chi tiết
2. Bệnh tiểu đường có phải liên tục điều trị bằng thuốc không?
Dưới đây là điểm lưu ý
- Trong tiểu đường tuýp 1, việc điều trị bằng insulin là liệu pháp không thể thiếu và không thể ngưng được vì tế bào tụy bị phá hủy và insulin không được tiết ra.
- Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, có thể ngừng dùng thuốc nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng cách thực hiện toàn diện việc “Cải thiện lối sống”
Điều trị bằng insulin là điều cần thiết cho bệnh tiểu đường loại 1
Bệnh tiểu đường loại 1 khác với bệnh tiểu đường loại 2 trong nguyên nhân và cách điều trị. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 1, các tế bào beta trong tuyến tụy bị phá hủy vì một số lý do, và “insulin” không được tiết ra. “Insulin” có chức năng làm giảm lượng đường trong máu và cần thiết cho sự sống của cơ thể.
Khi insulin không được tiết ra, không thể giảm lượng đường trong máu và bệnh nhân sẽ ở trong tình trạng “tăng đường huyết”. Các triệu chứng như khát và suy nhược cơ thể xuất hiện và bệnh nhân có thể bị mất ý thức. Vì không thể chữa lành tế bào tụy bị phá hủy nên việc điều trị bằng insulin là cần thiết.
Đối với bệnh tiểu đường loại 2, có thể ngừng dùng thuốc nếu kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống
Bệnh tiểu đường loại 2 là một trong những “Bệnh lối sống”, trong đó nguyên nhân chính phát bệnh là do rối loạn lối sống. Khi lượng insulin tiết ra giảm hoặc hiệu quả của insulin yếu đi, bệnh nhân sẽ trong trạng thái tăng đường huyết. Có ba liệu pháp điều trị tiểu đường loại 2: “Liệu pháp ăn uống”, “Liệu pháp tập thể dục” và ‘Điều trị bằng thuốc”, nhưng tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường, có thể không cần điều trị bằng thuốc, mà có thể kiểm soát lượng đường trong máu bằng việc nỗ lực cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục.
Ngoài ra, ngay cả khi đang điều trị bằng “thuốc uống” hoặc “tiêm insulin”, nếu bệnh nhân có thể cải thiện tốt lối sống và có thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt, họ có thể giảm dần lượng thuốc điều trị. Trong hướng dẫn của The Japan Diabetes Society cũng ghi rằng “Bệnh nhân tiểu đường có thể ngừng điều trị thuốc bằng cách “giảm cân” hoặc “cải thiện lối sống.”
Tuy nhiên, vì mức đường huyết liên tục biến đổi, nếu chủ quan rằng có thể ngừng điều trị bằng thuốc, bệnh có thể nghiêm trọng trở lại. Nên duy trì cải thiện lối sống, định kỳ khám và tiếp nhận xét nghiệm tại các cơ sở y tế.
Điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường
– Điều quan trọng là việc duy trì
Bệnh tiểu đường đòi hỏi phải điều trị lâu dài hoặc suốt đời.
Chính vì điều đó, việc duy trì “liệu pháp ăn uống” và “liệu pháp tập thể dục” trở thành điểm lưu ý phù hợp với bệnh tiểu đường. Nếu làm quá khả năng, bệnh nhân có thể từ bỏ giữa chừng. Điều quan trọng là tiếp tục duy trì, vì vậy hãy nỗ lực và chọn phương pháp, phương tiện dễ dàng cho bản thân thực hiện.
– Nỗ lực điều trị với mục tiêu
Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng. Để có thể tiếp tục điều trị hiệu quả, việc biết giá trị mục tiêu cũng là một điểm cần lưu ý. Theo hướng dẫn của The Japan Diabetes Society, giá trị mục tiêu cụ thể để phòng ngừa biến chứng là “HbA1c <7.0”, giá trị mục tiêu chỉ mức bình thường của lượng đường trong máu bằng việc cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục là “HbA1c<6.0” (HbA1c là mức đường huyết trung bình trong khoảng 2 tháng).
Ngoài ra, điều cần lưu ý trong bệnh tiểu đường không phải chỉ là lượng đường trong máu. Giá trị mục tiêu cũng được đặt ra cho cân nặng và lượng cholesterol.
* Giá trị mục tiêu
- HbA1c “nhỏ hơn 6.0”
- Duy trì cân nặng tiêu chuẩn trên dưới “BMI22”
(BMI là giá trị số biểu thị mức độ béo phì tính theo công thức [cân nặng (kg)] ÷ [bình phương chiều cao (m)]) - Huyết áp dưới 130/80 mmHg (huyết áp khi ở nhà dưới 125/75 mmHg)
- LDL cholesterol dưới 120 mg/dL (dưới 100 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
- HDL cholesterol 40 mg/dL hoặc cao hơn
- Chất béo trung tính (khi bụng đói vào buổi sáng sớm) dưới 150 mg/dL
- Non-HDL cholesterol dưới 150 mg/dL (dưới 130 mg/dL khi có bệnh động mạch vành)
Các giá trị mục tiêu này chỉ là giá trị mục tiêu chung được mô tả trong hướng dẫn điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh tiểu đường và việc có các bệnh khác không, giá trị mục tiêu có thể khác nhau. Kết hợp nhận tư vấn từ bác sĩ phụ trách, điều quan trọng là duy trì cải thiện lối sống và điều trị bằng thuốc với các mục tiêu phù hợp với bản thân.
3. Bệnh tiền tiểu đường có thể chữa khỏi
Dưới đây là điểm lưu ý
- Bệnh tiền tiểu đường không phải là chẩn đoán về bệnh tiểu đường, nhưng là trình trạng mức đường huyết cao hơn mức bình thường.
- Đối với bệnh tiền tiểu đường, mức đường huyết có thể được phục hồi trở lại trạng thái bình thường bằng cách nỗ lực “cải thiện lối sống” như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục, kiểm soát cân nặng từ giai đoạn đầu của bệnh.
Trước hết bệnh tiền tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường khó chữa khỏi khi phát bệnh, nhưng nếu bạn phát hiện sớm bệnh trước khi trở thành bệnh tiểu đường và thực hiện các biện pháp điều trị, bệnh nhân có thể kiểm soát lượng đường trong máu về mức bình thường. Mặc dù không được chẩn đoán bệnh tiểu đường, trạng thái lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường được gọi là “bệnh tiền tiểu đường”.
Tiêu chuẩn về lượng đường trong máu được chẩn đoán là “bệnh tiền tiểu đường” là mức đường huyết lúc đói là từ 110~126 mg/dL. Khi mức đường huyết lúc đói là 100~109 mg/dL, nó nằm trong phạm vi của các giá trị bình thường, nhưng vì bất thường thường được phát hiện khi “xét nghiệm OGTT” được giải thích sau, phạm vi này được phân biệt phân loại với “giá trị cao bình thường”.
Tiêu chuẩn mức đường huyết lúc đói của bệnh tiền tiểu đường:
Phân loại | Mức đường huyết lúc đói |
Bệnh tiểu đường | ≥ 126mg/dL |
Bệnh tiền tiểu đường | 110~126mg/dL |
Giá trị cao bình thường | 100~109mg/dL |
Giá trị bình thường | ≤ 100mg/dL |
Xét nghiệm bệnh tiểu đường bao gồm việc tiến hành lấy mẫu máu bệnh nhân “khi đói” rồi kiểm tra chỉ số của lượng đường trong máu, và lấy mẫu máu bệnh nhân “sau khi hấp thụ glucose” rồi kiểm tra sự thay đổi lượng đường trong máu.
Trong trường hợp bệnh tiền tiểu đường, tình trạng thiếu insulin sẽ xảy ra sau bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, vì vậy việc chẩn đoán không chỉ lấy mẫu máu bệnh nhân khi đói, mà còn tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose (OGTT).
“OGTT” là một xét nghiệm máu được tiến hành để kiểm tra những thay đổi về lượng đường trong máu sau bữa ăn. Khi lấy mẫu máu, bệnh nhân sẽ được hấp thụ glucose và sau đó tiến hành lấy mẫu máu nhiều lần sau mỗi 30 phút để theo dõi sự lên xuống của lượng đường trong máu.
Trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 110~125 mg/dL” và “giá trị HbA1c là 6.0~6.4”, nên tiến hành xét nghiệm OGTT và ngay cả trường hợp “chỉ số đường huyết lúc đói từ 100~109 mg/dL”, “giá trị HbA1c là 5.6~5.9”, trường hợp gia đình có người mắc bệnh tiểu đường hoặc bản thân là người béo phì, The Japan Diabetes Society cũng khuyến cáo nên tiến hành xét nghiệm OGTT.
<Trường hợp nên xét nghiệm OGTT>
Khuyến cáo mạnh mẽ | Nên tiến hành | |
Chỉ số đường huyết khi đói | 110~125mg/dL | 110~125mg/dL |
HbA1c | 6.0~6.4 | 5.6~5.9 |
Các yếu tố khác | Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên 110~125mg/dL | Gia đình có người bị tiểu đường, bản thân bị béo phì |
Với bệnh tiền tiểu đường, bệnh nhân có thể làm giảm lượng đường trong máu nếu bệnh nhân nỗ lực trong các hoạt động “cải thiện lối sống” như chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục và quản lý cân nặng từ giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không quan tâm đến trạng thái bệnh tiền tiểu đường, nguy cơ bị tiểu đường tăng lên, “xơ cứng động mạch” cũng tiến triển.
Vì OGTT không được đo trong những lần khám sức khỏe, nếu bệnh nhân lo ngại về bệnh, hãy thử một lần đến khám và nhận tư vấn tại “khoa nội” và “khoa nội bệnh tiểu đường”.
Tiêu chuẩn đánh giá và phân loại đánh giá chỉ số đường huyết lúc đói và xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống (OGTT)
4. Việc có thể làm để ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Để bệnh tiểu đường không thể khởi phát, điều quan trọng là phải lưu ý trong việc “quản lý cân nặng” “cải thiện thói quen ăn uống” “thói quen tập thể dục” “uống rượu có chừng mực” “không hút thuốc lá” “không để bị stress nhiều”.
Ví dụ: Trong “Cải thiện thói quen ăn uống”, không ăn quá nhiều hoặc ăn không điều độ. Việc ăn uống điều độ quá mức cũng dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng “carbohydrate”, “protein” và “chất béo” là một điểm cần chú ý. Những người thường ăn ở quán ăn và cửa hàng tiện lợi có xu hướng có lượng calo, chất béo và mỡ cao. Để có thể cân bằng tốt chế độ ăn uống, không chỉ kết thúc bữa ăn với 1 món mà nên bổ sung các món rau ăn kèm.
Tập thể dục vừa phải cũng có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, nó cũng giúp loại bỏ chứng béo phì. Ngay cả trong các hướng dẫn y tế cho bệnh tiểu đường, “tập aerobic” và “tập tăng cường” đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện bệnh tiểu đường. “Tập aerobic” là loại vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, đi xe đạp,… “Tập sức bền” là một bài tập lặp lại động tác tăng cường cơ bắp như cơ bụng, squat, chống đẩy, bài tập tạ. Điểm lưu ý là nên tập thể dục ít nhất 3 đến 5 lần một tuần, khoảng 20 đến 60 phút mỗi ngày với mức độ hợp lý.
==>> Hướng dẫn chi tiết Bài tập yoga cho người tiểu đường nên tham khảo tập luyện
5. Kết luận
Bài viết này đã giải thích về vấn đề tiểu đường có chữa được không cụ thể là bệnh tiểu đường là một căn bệnh khó chữa khỏi. Là căn bệnh gắn bó lâu dài với người bệnh, vì vậy bệnh nhân cần phải duy trì điều trị với nhận thức chính xác. Ngay cả khi bệnh nhân quản lý chế độ ăn và tập luyện quá mức, nếu không duy trì thì việc quản lý này không có hiệu quả. Tham khảo ý kiến với nhân viên y tế như bác sĩ phụ trách, y tá, chuyên viên dinh dưỡng và lên kế hoạch điều trị, hãy duy trì việc kiểm soát đường huyết theo phương pháp phù hợp với bản thân.
Bạn đang xem bài viết: tiểu đường có chữa được không tại chuyên mục kiểm soát tổng thể
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)