Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”

Cỡ chữ:
A A

Hội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản lần thứ 61

“ Điều trị insulin cơ bản” là phương pháp điều trị hiệu quả nhưng phần lớn bệnh nhân tiểu đường loại 2 không muốn thực hiện phương pháp này. 

Nghiên cứu quốc tế “ EMOTION” được thực hiện bởi Eli Lilly và Boehringer Ingelheim, Nhật Bản đã chỉ ra rằng, để bệnh nhân bắt đầu thực hiện phương pháp điều trị hiệu quả này bác sĩ cần giải thích tỉ mỉ nhằm “ xóa đi sự lo sợ về tiêm”.

Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”

Điều gì là cần thiết để bắt đầu trị liệu insulin cơ bản?

Eli Lilly và Boehringer Ingelheim, Nhật Bản đã công bố “ Điều tra liên quan đến việc vượt qua cảm giác chống đối với phương pháp trị liệu insulin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 (EMOTION): phân tích nhóm bộ phận người Nhật” ở Hội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản lần thứ 61 được tổ chức ở Tokyo vào tháng 5.

“ EMOTION” là nghiên cứu quốc tế được thực hiện ở 7 quốc gia trong đó có Nhật. Nghiên cứu này lấy đối tượng là bệnh nhân độ tuổi trưởng thành mắc tiểu đường loại 2 với nội dung: bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2 đã vượt qua cảm giác chống đối, không muốn thực hiện “trị liệu insulin cơ bản” như thế nào?.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng để bệnh nhân tiểu đường loại 2 đang mang cảm giác sợ hãi, chống đối với việc trị liệu insulin cơ bản bắt đầu điều trị, bác sĩ cần tiến hành hiệu quả việc giải thích về phương pháp điều trị để xóa đi “ nỗi lo sợ khi tiêm” của bệnh nhân bên cạnh những giải thích về hiệu quả điều trị .

==>> Có thể bạn quan tâm: Nhận tư vấn hữu ích về Điều trị bệnh tiểu đường bằng Insulin

Điều trị insulin cơ bản là phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả

Bài tiết insulin có 2 dạng . Một là “ insulin cơ bản” bài tiết liên tục trong 24 giờ. Hai là “ insulin bổ sung” bài tiết sau mỗi bữa ăn.

Ở bệnh tiểu đường loại 2, nếu bài tiết insulin giúp hạ đường huyết bị giảm sẽ dẫn đến kiểm soát đường huyết trở nên thiếu, do đó khiến trình trạng đường huyết tăng cao xảy ra nhiều hơn, xảy ra không chỉ sau bữa ăn mà kể cả khi đói. Vì vậy, đường huyết cao khi đói bụng thúc đẩy sự biến đổi đường huyết của 1 ngày, đó là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao sau khi ăn.

Để cải thiện tình trạng đó, phương pháp tiêm “ insulin tác dụng dài”, insulin có hiệu quả lâu dài và liên tục chỉ tiêm 1 lần 1 ngày ( phương pháp điều trị insulin cơ bản) đã ra đời. Chỉ cần tiêm 1 ngày 1 lần vào một thời gian cố định sẽ giúp cải thiện đường huyết. Phương pháp insulin này dễ dàng thực hiện kể cả với người mới bắt đầu

Sự biến đổi của đường huyết trong toàn cơ thể sẽ giảm nhanh chóng giống như trò chơi đổ Daruma bằng cách bổ sung insulin cơ bản và cải thiện đường huyết cao khi đói. Phần lớn các phương pháp điều trị hiện nay đang thực hiện kết hợp việc hạ đường huyết cao khi đói bằng insulin cơ bản với thuốc hạ đường huyết qua đường uống, tình trạng đường huyết cao sau khi ăn cũng sẽ được cải thiện.

Phương pháp điều trị insulin nhắm tới việc tái hiện bài tiết insulin trong cơ thể của người bình thường được cho là phương pháp lý tưởng. Mục tiêu của phương pháp điều trị này là tái hiện bài tiết insulin mang tính sinh lý bằng cách bổ sung thêm phương pháp điều trị insulin cơ bản.

Nhiều bệnh nhân kháng cự, không muốn thực hiện phương pháp trị liệu insulin cơ bản

Có thể thấy nhiều bệnh nhân tiểu đường loại 2 không muốn bắt đầu điều trị insulin cơ bản vì nỗi sợ hãi khi phải duy trì tiêm insulin hàng ngày. Thực tế, đã có báo cáo chỉ ra rằng khoảng 30% bệnh nhân từ chối điều trị insulin cơ bản mặc dù được bác sĩ khuyến khích thực hiện.

Bắt đầu điều trị muộn bất kể điều trị bằng insulin có cần thiết hay không có thể dẫn đến nguy cơ kiểm soát insulin tệ đi làm đẩy nhanh tiến triển của biến chứng. Từ trước, không có nhiều nghiên cứu giải quyết vấn đề bác sĩ phải làm thế nào để bệnh nhân có thể vượt qua được những trở lại về tâm lý như sợ hãi tiêm để tiến hành điều trị.

Vì vậy, Eli Lilly Company và Boehringer Ingelheim đã thực hiện nghiên cứu quốc tế “ EMOTION” lấy đối tượng là 594 bệnh nhân tiểu đường loại 2 của 7 quốc gia bao gồm Nhật Bản. Mục đích của nghiên cứu là xác định lời nói, hành động, công việc của bác sĩ với bệnh nhân trước khi bệnh nhân bắt đầu thực hiện điều trị, cũng như giúp bệnh nhân vượt qua cảm giác chống đối với phương pháp điều trị insulin cơ bản.

Ban đầu khi thực hiện phương pháp điều trị insulin cơ bản, bệnh nhân thường rất thụ động nhưng để biết bác sĩ điều trị đã thực hiện giúp đỡ bệnh nhân hiệu quả như thế nào, nghiên cứu đã lấy đối tượng là bệnh nhân độ tuổi trưởng thành mắc tiểu đường loại 2 vẫn đang duy trì điều trị insulin với các phiếu hỏi gồm 45 câu được thực hiện điều tra online.

Ngoài ra, về những hạng mục có thể đánh giá nếu có kinh nghiệm, những nhà nghiên cứu đã đánh giá bằng thang đánh giá 4 bậc về mức độ phù hợp để giúp bệnh nhân quyết định điều trị dựa theo từng câu trả lời.

Phương pháp hiệu quả nhất là “ giải thích cẩn thận, chu đáo về quy trình, thao tác tiêm”

Kết quả của nghiên cứu là, trong số 45 câu, tỷ lệ bệnh nhân trả lời “ rất hữu ích”, “ hữu ích vừa phải” khi quyết định bắt đầu điều trị insulin là “ giải thích cẩn thận về quy trình, thao tác tiêm” (82.8%).

Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản” 2
Tư vấn những lời khuyên tới bệnh nhân trước khi điều trị Insulin cơ bản

Những lời khuyên, hành động và sự kiện, tín hiệu điều trị hữu ích khi bắt đầu điều trị insulin (12 mục được bệnh nhân Nhật trả lời nhiều nhất).

1 “ Giải thích tận tình về quy trình, thao tác khi tiêm” (82.8%)
2 Trình bày về bút tiêm insulin (79.7%)
3 Giải thích dễ hiểu về tiêm insulin (79.1%)
4 Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân tự tiêm insulin ở phòng khám (75.0%)
5 Bác sĩ tiêm insulin cho bệnh nhân ở phòng khám (72.0%)
6 Trình bài về sự chi tiết của mũi kim (72.7%)
7 Giải thích rằng tiêm insulin sẽ không quá đau (68.7%)
8 Quan tâm, hỏi han nhiệt tình sau khi bắt đầu điều trị insulin cơ bản (69.1%)
9 Giải thích rằng có thể không cần phải tiêm insulin cả đời (61.4%)
10 Giải thích về khả năng cải thiện đường huyết khi thực hiện điều trị insulin cơ bản (66.3%)
11 Có những tín hiệu tích cực, và cảm thấy nên cải thiện việc quản lý bệnh tiểu đường (65.4%)
12 Cung cấp tài liệu,… liên quan đến insulin (60.0%)

Bác sĩ cần “ xóa bỏ những lo lắng về việc tiêm” ở bệnh nhân.

Kết quả này đã cho thấy rằng xu hướng những câu trả lời về những lời khuyên, hàng động của bác sĩ được cho là hữu ích cho việc quyết định thực hiện điều trị insulin cơ bản có liên quan tới “ xóa bỏ nỗi lo tiêm của bệnh nhân”.

Mặt khác, trong những câu trả lời về những trợ giúp của bác sĩ khi quyết định điều trị insulin cơ bản có thể thấy những motip chung trong câu có tỷ lệ trả lời cao trong những bệnh nhân Nhật là “ giải thích rằng có thể không cần tiêm cả đời”, “ có sự kiện, tín hiệu điều trị tốt nên cảm thấy bản thân nên cải thiện việc quản lý bệnh tiểu đường của mình”, “ cung cấp tài liệu,… liên quan đến insulin”.

Kết quả điều tra lần này đã cho thấy sự cần thiết của việc bác sĩ nên giải thích trình bày về tiêm insulin và quy trình tiêm dựa theo cảm xúc của bệnh nhân và tùy từng hoàn cảnh. Điều đó có nghĩa nghiên cứu đã cung cấp những thông tin quan trọng, hữu ích về cách bác sĩ giúp bệnh nhân tiểu đường loại 2 có thể vượt qua những rào cản do ảnh hưởng tâm lý sợ hãi việc phải tiêm insulin hàng ngày.

Điều gì là cần thiết để hỗ trợ bệnh nhân sau khi tiến hành tiêm điều trị insulin cơ bản? Cũng dự định thực hiện điều tra phỏng vấn

“ Điều tra liên quan đến việc vượt qua cảm giác chống đối với phương pháp trị liệu insulin ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 (EMOTION) là nghiên cứu quốc tế được thực hiện bắt đầu từ năm 2016, lấy đối tượng là bệnh nhân tiểu đường loại 2 ở 7 quốc gia: Mỹ, Brazil, Đức, Tây Ban Nha, Canada, Anh, Nhật Bản, với mục đích chỉ ra rõ yếu tố giúp bệnh nhân quyết định thực hiện điều trị insulin cơ bản.

Ở bước thứ nhất, nghiên cứu thực hiện điều tra phỏng vấn về chất để chuẩn bị đưa ra được những yếu tố giúp bệnh nhân quyết định trị liệu insulin cơ bản.

Ở bước thứ 2, điều tra lần này sử dụng phiếu điều tra đã tạo từ kết quả đã lấy được ở bước 1, sau đó thực hiện điều tra mang tính định lượng để đánh giá được nhân tố chính thúc đẩy bệnh nhân thực hiện điều trị insulin cơ bản. Kết quả nghiên cứu đến bệnh nhân tiểu đường loại 2 ở 7 nước được công bố ở hội nghị Thế giới của Hiệp hội bệnh tiểu đường quốc tế (IDF) vào năm 2017, ngoài ra, những phân tích về nhóm bộ phận người Nhật liên quan đến bệnh nhân tiểu đường loại 2 người Nhật đã được công bố ở Hội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường Nhật Bản lần thứ 61 .

Sắp tới, như là lần điều tra cho bước thứ 3 của nghiên cứu, các nhà nghiên cứu dự định sẽ thực hiện phỏng vấn sâu để thu thập thông tin chi tiết về những yếu tố thúc đẩy bệnh nhân quyết định điều trị insulin cơ bản

==>>Bạn đang xem Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản” tại chuyên mục nghiên cứu khoa học về bệnh tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Báo cáo trong các nghiên cứu trước đây có chỉ ra rằng tính kháng...
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kobe đã lần đầu tiên công bố trên...
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Phát hiện của nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản về loại protein Osteocalcin sinh...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Hầu hết mọi người khi nhận được thông tin mình bị tiểu đường tuýp...
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo, Viện...
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường