Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Điều trị bệnh tiểu đường đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nhiều nước trên thế giới. Trong hoàn cảnh thiếu các chuyên gia y tế chuyên môn về chăm sóc tiêu đường, bệnh nhân có thể chia sẻ với người cùng mắc bệnh để hỗ trợ nhau kiểm soát bệnh, một trong những tác dụng lớn nhất là có thể giảm bớt căng thẳng và giúp tinh thần thoải mái hơn. 

Các bệnh nhân cũng hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

Trong tiếng Anh, từ “peer” dùng để chỉ những người ngang hàng, từ “Support” có nghĩa là hỗ trợ. “Peer Support” là cụm từ để chỉ việc những người cùng mắc bệnh giống nhau giao lưu, kết nối để chia sẻ và giúp đỡ  lẫn nhau. 

Ở Mỹ có một tổ chức hỗ trợ bệnh tiểu đường có tên là “Beyond Type 2″, các bệnh nhân tại các địa phương có thể tham gia trên cơ sở tình nguyện. Tổ chức này cũng hợp tác với Hiệp hội các nhà giáo dục tiểu đường Hoa Kỳ (AADE), thông qua sự giao lưu giữa các bệnh nhân để tổ chức những buổi trao đổi, chia sẻ tích cực thông tin về việc tự quản lý bệnh tiểu đường, như liệu pháp ăn kiêng, liệu pháp tập thể dục và liệu pháp thuốc.

Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường 1

Các nhà lãnh đạo chỉ là một bệnh nhân tiểu đường bình thường được đào tạo về một số loại bệnh tiểu đường bởi các chuyên gia. Nếu bệnh nhân không thể tự giải quyết được vấn đề, họ có thể tham khảo ý kiến của người hướng dẫn y tế là thành viên của AADE. 

Theo nghiên cứu của Đại học Alabama của Mỹ,  những bệnh nhân tham gia chương trình “Peer Support” kiểm soát đường huyết tốt hơn và kết quả phòng ngừa trầm cảm cũng tốt hơn. 

Theo AADE, sống chung với bệnh tiểu đường giống như chúng ta phải làm việc quanh năm. Bệnh nhân phải tự đưa ra quyết định quan trọng trong các khía cạnh khác nhau của cuộc sống như chế độ ăn uống, tập thể dục, tiêm insulin, đo đường huyết… Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế, nhưng trong nhiều trường hợp sẽ không có đủ thời gian với chuyên gia sức khỏe bệnh tiểu đường.

Giáo sư Andrea Sherrington thuộc Đại học Alabama về Y học Dự phòng cho biết: “Peer Support cho phép bệnh nhân tham gia vào cộng đồng trực tuyến hoặc gặp mặt trực tiếp. Đây cầu nối cho những khoảng trống còn tồn tại trong chế độ chăm sóc bệnh tiểu đường nên nếu như biết cách tận dụng thì quản lý bệnh tiểu đường có thể tiếp tục được cải thiện”. 

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh đòi hỏi phải tự kiểm soát tình trạng và quá trình điêu trị của bản thân một cách thường xuyên. Đa phần các bệnh nhân tiểu đường phải đối mặt với rất nhiều căng thẳng cho nên dễ rơi vào khủng hoảng tinh thần.

 Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có 30,3 triệu người, tương đương 9,4% người Mỹ mắc bệnh tiểu đường trong đó có 10-30% có nguy cơ trầm cảm cao.

Bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm sẽ làm cho việc quản lý chế độ ăn uống trở nên khó khăn và việc tuân thủ thuốc kém hơn, dẫn đến chi phí điều trị cũng sẽ tăng.

Các bệnh nhân cùng hỗ trợ nhau sẽ giảm được chi phí y tế

Giáo sư Sherington và một số thành viên đã thực hiện  một nghiên cứu với 355 bệnh nhân đang tìm kiếm sự hỗ trợ cho việc tự quản lý bệnh tiểu đường. 168 người tham gia được đào tạo một chương trình giáo dục bệnh tiểu đường và 1 năm về chương trình Peer Support, 187 người chỉ tham gia chương trình giáo dục bệnh tiểu đường. 

Khi bắt đầu nghiên cứu, một nửa số người tham gia đã tiết lộ về việc bị trầm cảm nhẹ, ¼ trong số đó bị trầm cảm mức độ nhẹ. Theo bảng câu hỏi, các triệu chứng trầm cảm bao gồm rối loạn giấc ngủ, mất hứng thú với các hoạt động thú vị trước đây và cảm giác tuyệt vọng.

Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường 0

Các triệu chứng trầm cảm giảm ở những người tham gia có nhận được hỗ trợ từ những người cùng mắc bệnh. Ngoài ra, tỷ lệ nhập viện đã giảm 70% và các chuyến thăm chăm sóc khẩn cấp cũng giảm 50%, chi phí y tế cũng có thể được giảm. Trong khi đó, nhóm nghiên cứu không thấy có thay đổi ở những người tham gia không nhận được hỗ trợ từ những người cùng bị bệnh.

Theo giáo sư Sherington, bệnh nhân tiểu đường thường phải rất cố gắng để kiểm soát bệnh tiểu đường nhưng lại thường thất bại, nên có rất nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Những lúc như vậy, nếu họ có thể nói chuyện với một người có cùng kinh nghiệm và kiến thức về bệnh tiểu đường, họ sẽ có được sự hỗ trợ tốt.

Hãy giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ

Giáo sư Sherington nói: “Những người mắc bệnh tiểu đường và trầm cảm cần gặp bác sĩ chuyên khoa, nhưng ở Alabama đang thiếu chuyên gia y tế nên tình trạng hiện nay là có nhiều bệnh nhân chưa được thăm khám đầy đủ. Peer Support không phải là điều gì đặc biệt mà chỉ là điều bình thường. Nhiều người chắc sẽ cảm thấy thoải mái khi tiếp cận giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ”. 

Sự lan truyền của Internet và phương tiện truyền thông xã hội đã giúp mọi người trên khắp thế giới có thể kết nối trực tuyến thường xuyên. Một số cộng đồng đã được tạo ra và nhiều người dùng có thể chia sẻ thông tin về các chủ đề cụ thể như bệnh tiểu đường mỗi ngày. 

Tuy nhiên, để các cộng đồng trực tuyến như vậy có thể cung cấp lợi ích sức khỏe thực sự, Giáo sư Sherington chỉ ra rằng cần phải có một số hỗ trợ từ các chuyên gia y tế.

Ngoài ra, người tư vấn hỗ trợ bệnh tiểu đường không phải là chuyên gia y tế nên có nhiều người mong muốn được đào tạo để giúp nhau quản lý và đối phó với bệnh tật đúng cách.

Bạn đang xem bài viết: “Các bệnh nhân cùng hỗ trợ sẽ giúp cải thiện kiểm soát bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Phát hiện của nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản về loại protein Osteocalcin sinh...
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Hầu hết mọi người khi nhận được thông tin mình bị tiểu đường tuýp...
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
Tháng 7/2019, Trang tin điện tử Kiến Thức Tiểu Đường đã được đưa vào...
Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm
Trong nhiều ngày vừa qua, Hà Nội tiếp tục đứng đầu danh sách các...
Chồng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu vợ béo phì?
Một nghiên cứu mới đã được công bố trong Hội nghị Học thuật của...
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có đến...
Phát hiện Osteocalcin – loại protein sinh ra từ xương giúp giảm lượng đường trong máu
Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?
Kienthuctieuduong.vn chính thức trở thành trang tin nằm trong chương trình Sức Khỏe Việt Nam của Bộ Y Tế
Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm
Chồng dễ mắc bệnh tiểu đường nếu vợ béo phì?
Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường