Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh

Cỡ chữ:
A A
Khoảng 40% phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ khởi phát bệnh tiểu đường 20 năm sau đó, vì vậy việc theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh rất cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ sau này.

Đánh giá khả năng dung nạp glucose sau sinh của phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ dựa trên thử nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT) vào lúc 6~12 tuần ở cữ và đánh giá lại bằng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản trong thời gian sau đó. Nếu xem xét rằng tỷ lệ sau 2 lần kiểm tra đánh giá là kém, việc theo dõi cứ sau 3~6 tháng là cần thiết. Ngoài ra, điều quan trọng là thai phụ cần được hướng dẫn theo dõi sau sinh từ trong thai kỳ để cải thiện tỷ lệ đánh giá.

1. Tiên lượng dài hạn của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

O’Sullivan và cộng sự đưa ra báo cáo rằng khoảng 40% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) đã bị khởi phát bệnh tiểu đường 20 năm sau đó. Ngoài ra, Bellamy và cộng sự cũng đã đưa ra bản phân tích tổng hợp với đối tượng là 675,445 phụ nữ từ năm 1960~2009 chỉ ra rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ mang thai bị GDM sau 6 tuần~28 năm theo dõi cao gấp 7.43 lần so với phụ nữ mang thai không bị GDM. Từ những báo cáo, phân tích này, phụ nữ mang thai bị GDM là nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai và từ quan điểm ngăn chặn sự khởi phát bệnh tiểu đường hay tiến triển biến chứng tiểu đường, việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

>> Video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường”.

2. Phương pháp đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh

Trong nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị GDM, mặc dù đã kiểm soát được tính kháng insulin tăng lên trong thai kỳ nhưng tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose vẫn kéo dài. Do đó, việc kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường sau sinh là rất quan trọng.

Ngoài ra, ngay cả trong các trường hợp thai phụ được chẩn đoán bị bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ và đang kiểm soát bệnh, khả năng dung nạp glucose có thể được bình thường hóa bằng cách giảm tính kháng insulin trong thai kỳ và việc đánh giá lại sau khi sinh là rất cần thiết.

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG), Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích phụ nữ nên kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường trong thời gian ở cữ:

– Thời gian thực hiện việc đánh giá khả năng dung nạp glucose sau sinh được Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản khuyến khích là 1~3 tháng sau khi sinh và Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản khuyến khích là 6-12 tuần sau sinh.

– Phương pháp đánh giá lại là thử nghiệm 75g OGTT.

– Các tiêu chuẩn chẩn đoán tại thời điểm này là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản, khác với tiêu chuẩn chẩn đoán của GDM.

Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh
Phụ nữ nên kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu đường trong thời gian ở cữ

Sau khi sinh con, tỷ lệ phụ nữ tái khám đánh giá khả năng dung nạp glucose không cao do chăm sóc trẻ bận rộn và ý thức về bệnh tật thấp…vì vậy, sẽ rất khó khăn tới việc đánh giá tại thời điểm khuyến nghị. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, dù kết quả đánh giá giai đoạn sau sinh có thể không chính xác do ảnh hưởng của sự gia tăng tính kháng insulin trong thai kỳ và ảnh hưởng của việc cho con bú thì việc kiểm tra định kỳ hàng tháng cũng rất quan trọng.

Bảng 1: Phân loại chẩn đoán và tiêu chuẩn chẩn đoán bằng kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói và 75g OGTT

Thời gian đo đường huyết Phân loại chẩn đoán
Khi đói 2 giờ sau dung nạp
Chỉ số đường huyết (huyết tương tĩnh mạch) ≥ 126mg/dL Hoặc ≥ 200mg/dL Loại tiểu đường
Không thuộc loại tiểu đường và loại bình thường Loại tiền tiểu đường
< 110mg/dL < 140mg/dL Loại bình thường

3. Phương pháp theo dõi thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh

Phương pháp theo dõi khi đánh giá lại sau sinh và theo khoảng thời gian vẫn chưa được quyết định cụ thể. Theo ACOG và ADA, sau khi thai phụ được đánh giá khả năng dung nạp glucose, trường hợp khả năng dung nạp glucose bình thường thai phụ nên theo dõi cứ mỗi 3 năm, trường hợp thuộc nhóm tiền tiểu đường, khuyến khích thực hiện theo dõi cứ mỗi 1 năm.

Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh 2
Phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose trong giai đoạn sau mang thai nên theo dõi đường huyết thường xuyên

(※ Hiệp hội Tiểu đường Canada 2013: khuyến khích thực hiện 75g OGTT cứ sau 6 tuần~6 tháng sau khi sinh, sau đó cứ sau 3 năm, kiểm tra FPG và HbA1c. Nếu FPG> 100, HbA1c> 5,5%, khuyến khích thực hiện 75g OGTT. Hướng dẫn của Anh (NICE): 6 tuần sau sinh, đo lường FPG. Khuyến khích nên đo hàng năm kể từ đó trở đi.)

Tuy nhiên, nguy cơ lùi thời gian dự kiến ​​sẽ tăng lên khi khoảng thời gian theo dõi tăng lên. Tại thời điểm theo dõi, thực hiện 75g OGTT và đo HbA1c để đánh giá dung nạp glucose. Ngoài ra, trong thời điểm kiểm tra, người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau sinh cũng sẽ được kiểm tra cân nặng và nhận lời khuyên hưỡng dẫn dinh dưỡng thích hợp.

Về thời gian theo dõi, phụ nữ mang thai bị GDM được đánh giá lại bằng 75g OGTT, đo HbA1c khi kiểm tra sức khỏe trong 1 tháng và kết quả là các trường hợp cho thấy bệnh tiểu đường sẽ được giới thiệu các khoa chuyên khoa như nội khoa về bệnh tiểu đường.

– Các trường hợp thuộc nhóm tiền tiểu đường được kiểm tra lại 75g OGTT, đo HbA1c sau 3~6 tháng và nếu kết quả cho thấy loại tiểu đường hoặc loại tiền tiểu đường tại thời điểm đó, sẽ được đánh giá là trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và giới thiệu đến khoa chuyên khoa.

– Các trường hợp cho thấy loại bình thường được theo dõi bằng cách kiểm tra 75g OGTT và đo HbA1c mỗi 1 năm.

Tuy nhiên, ngay cả có những khuyến khích theo dõi như vậy, có khá nhiều trường hợp phụ nữ không thực hiện tốt do nhận thức về bệnh thấp và chăm sóc trẻ bận rộn. Để cải thiện tỷ lệ phụ nữ thực hiện theo dõi sau sinh, việc giáo dục đầy đủ rằng thai phụ bị GDM là một nhóm có nguy cơ cao khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai là rất quan trọng.

Các yếu tố nguy cơ gây tiến triển bệnh tiểu đường trong tương lai ở phụ nữ mang thai bị GDM là tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, tăng đường huyết tại thời điểm chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, suy giảm bài tiết insulin giai đoạn đầu, rối loạn chuyển hóa glucose ở giai đoạn đầu sau sinh…Ngoài ra, nếu các yếu tố nguy cơ này đồng thời xảy ra thì nguy cơ tiến triển thành bệnh tiểu đường cao hơn. Dó đó, người ta khuyến khích thai phụ bị GDM cần theo dõi chặt chẽ hơn sau sinh để phòng ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai.

Hình 2: Theo dõi sau sinh

Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh 3
Theo dõi sau sinh

Phụ nữ mang thai bị GDM là những trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Việc đảm bảo theo dõi lâu dài sau khi sinh giúp phát hiện sớm và thực hiện kịp thời, hiệu quả các can thiệp y tế như chế độ ăn uống và tập thể dục. Theo dõi phụ nữ bị GDM sau sinh là vô cùng quan trọng bởi vì người ta hy vọng rằng có thể phòng ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch.

Bạn đang xem bài viết:Phương pháp theo dõi và đánh giá khả năng dung nạp glucose của thai phụ sau sinh” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Theo một khảo sát, việc tập thể dục khi mang thai sẽ làm giảm...
Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo...
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến béo phì...
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid là hai quá trình có mối quan...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường là căn bệnh làm tăng lượng đường trong máu lên do có...
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer