Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Cỡ chữ:
A A
Loại bệnh tiểu đường thường sẽ không có kết quả chẩn đoán ngay vào ngày khám bệnh mà được xác định qua nhiều lần khám và kết quả xét nghiệm. Kết quả chẩn đoán bệnh tiểu đường và loại bệnh tiểu đường cần dựa trên nhiều yếu tố như tiền sử bệnh tật, tình hình bệnh hiện tại…kết hợp với các kết quả xét nghiệm tại thời điểm khám. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đối với những người đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh.

Đầu tiên, mọi người sẽ được chẩn đoán xem có bị bệnh tiểu đường không và sau đó mới chẩn đoán loại bệnh tiểu đường mắc phải.

1. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Nếu đang nghi ngờ bản thân mắc bệnh tiểu đường, mọi người cần kiểm tra và xem xét kỹ hơn về tiền sử bệnh tật của mình và gia đình (xem thêm bảng 1). Chẳng hạn như bệnh tiểu đường do ty thể và bệnh tiểu đường ở người trưởng thành khởi phát ở tuổi vị thành niên (MODY)…sẽ được chẩn đoán dựa trên các yếu tố di truyền.

Bảng 1: Những điểm cần chú ý về lịch sử bệnh tật của người nghi ngờ bị tiểu đường

(1) Tình trạng bệnh hiện tại

  • Triệu chứng: Khát nước, uống nhiều nước, đa niệu, cân nặng giảm, dễ mệt mỏi, suy giảm thị lực, cảm giác tê tay chân, chứng đau cách hồi, rối loạn chức năng cương dương, không có kinh nguyệt, đổ mồ hôi bất thường, táo bón, hoại thư- hoại tử bàn chân…
  • Xem xét động cơ đi khám bệnh
  • Kết quả những lần khám bệnh trước đây

>> Xem thêm bài viết hữu ích cho mọi người: “Triệu chứng bệnh tiểu đường” – Tổng hợp đầy đủ & chi tiết các triệu chứng người bệnh tiểu đường có thể gặp phải trong quá trình khởi phát và tiến triển bệnh. 

(2) Tiền sử bệnh tật

  • Có mắc các bệnh như bệnh tụy, bệnh nội tiết, bệnh gan, phẫu thuật cắt dạ dày…hay không?
  • Biến động cân nặng: sự thay đổi cân nặng dựa trên cân nặng năm 20 tuổi và cân nặng tối đa trước đây
  • Lịch sử mang thai – sinh con: Phụ nữ có từng mắc các tình trạng như tăng đường huyết, xuất hiện đường trong nước tiểu khi mang thai trước đây, tiểu đường thai kỳ, bị sảy thai, sinh con dị tật, cân nặng quá mức hoặc nhẹ cân không?

(3) Lịch sử gia đình: Gia đình có người từng bị tiểu đường và béo phì không?

(4) Lịch sử điều trị bệnh: Lịch sử điều trị bệnh trong quá khứ và có biến chứng hay không?

(5) Lối sống trước đây và hiểu biết về bệnh: chế độ ăn uống, sở thích, việc uống rượu…

Tiếp theo, để xác định chính xác có bị tiểu đường không, quy trình chẩn đoán sẽ được thực hiện dựa theo lưu đồ (flowchart) trong Hình 2. Nếu cả chỉ số đường huyếtHbA1c của bệnh nhân đều nằm ở mức loại tiểu đường, người đó được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác, nếu chỉ có 1 trong 2 chỉ số trên nằm ở mức loại tiểu đường, bệnh nhân sẽ được tiến hành các kiểm tra lại.

Hình 2: Quy trình chẩn đoán bệnh tiểu đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2
Quy trình chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

2. Video 3 phút về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường

>> Mọi người có thể xem thêm các chuyên đề khác tại Chuyên mục:Video 3 phút học về bệnh tiểu đường” trên trang Kiến thức tiểu đường. 

3. Chẩn đoán loại bệnh tiểu đường

Sau khi chẩn đoán bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ tiến hành chẩn đoán loại bệnh tiểu đường (Xem thêm chi tiết những điều cần lưu ý trong chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 tại bảng 3). Tuy nhiên, trên thực tế, khi bản thân nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường, mọi người thường xác định được luôn loại bệnh tiểu đường mình mắc phải (đôi khi, cũng có những trường hợp mọi người không thể tự chẩn đoán rõ ràng bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2).

Chẩn đoán loại bệnh tiểu đường không thể được thực hiện ngay trong lần khám bệnh đầu tiên. Ví dụ như cần phải mất 1 tuần để nhận kết quả đo tự kháng thể đặc trưng tuyến tụy và đôi khi bệnh nhân cần phải xác nhận lại đầy đủ tiền sử bệnh tật của bản thân.

Có một số trường hợp đặc biệt, ngay cả bị bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng có thể bị đồng khởi phát tình trạng ketosis. Và cũng có trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1 ở người bị béo phì, cao tuổi, gia đình có người bị tiểu đường. Tuy nhiên, khi nghi ngờ bị bệnh tiểu đường tuýp 1, cần phải kiểm tra tự kháng thể đảo tụy và đo khả năng bài tiết insulin, kết quả kiểm tra sẽ giúp chẩn đoán bệnh rõ ràng.

Bảng 3: Những điểm cần lưu ý trong chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2

Những điểm dễ nghi ngờ bệnh tiểu đường tuýp 1 Những điểm dễ nghi ngờ bệnh tiểu đường tuýp 2
(1) Dương tính với ketone trong nước tiểu, có tình trạng ketoacidosis (1) Rối loạn chuyển hóa glucose được chỉ ra khi khám bệnh
(2) Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi đường huyết tăng cao là rất ngắn (2) Có tiền sử béo phì
(3) Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ và người trẻ tuổi (3)Có người trong gia đình bị tiểu đường
(4) Không có tiền sử béo phì (4) Có bất thường được chỉ ra trong kiểm tra phân tích nước tiểu
(5) Trong gia đình không có người bị tiểu đường, chỉ có họ hàng xa bị tiểu đường
(6) Dương tính về tự kháng thể đặc trưng tuyến tụy

Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường trước khi mang thai và chẩn đoán các loại bệnh tiểu đường này được thực hiện giống tiêu chuẩn chẩn đoán trong “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường” của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản. Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 đóng vai trò rất quan trọng, giúp bệnh nhân có thể điều trị sớm và có phương hướng điều trị cụ thể, ngăn ngừa các biến chứng bệnh tiểu đường có thể xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Bạn đang xem bài viết:Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2” Tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có một chế độ ăn hợp lý là rất quan...
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để ngăn...
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ
Theo một nghiên cứu đoàn hệ quy mô lớn ở Hoa Kỳ, bà mẹ...
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nên...
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Đứa trẻ sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose có...
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Nguyên nhân viêm đường tiểu ở phụ nữ (viêm đường tiết niệu) là gì?...
Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Phương pháp theo dõi trẻ sau sinh từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer