Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ

Cỡ chữ:
A A
Tiểu đường thai kỳ có một chế độ ăn hợp lý là rất quan trọng, nhưng không được kiêng khem quá mức. Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng mà không làm tăng lượng đường huyết, ngăn ngừa biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường? 

1. Yếu tố dinh dưỡng với tiểu đường thai kỳ

Bà bầu bị tiểu đường có thể do có chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý trong quá trình mang thai hoặc do mắc căn bệnh này từ trước. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì tiểu đường thai kỳ cũng cần lưu ý tới chế độ dinh dưỡng.

Một thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ hợp lý, khoa học nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi là đặc biệt cần thiết và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra với cả thai phụ và thai nhi.

Phân bổ lượng carbohydrate, protein, chất béo trong ngày hợp lý

– Carbohydrate

Thực phẩm chứa carbohydrate là loại có ảnh hưởng nhiều nhất đến lượng đường trong máu. Carbohydrate có trong các loại thực phẩm như: các loại đậu-hạt, rau củ, trái cây, sữa,…Phải cân bằng số lượng thực phẩm carbohydrate đưa vào cơ thể, duy trì khoảng 175g mỗi ngày, tiếp thu 33 – 40% năng lượng từ carbonhydrate, tương đương 700 kcal là hợp lý. Bữa ăn chính lượng carbohydrate nên trong khoảng từ 45 – 60g, các bữa ăn nhẹ từ 15 – 30g.

Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ 1
Cacbonhydrate có nhiều trong đậu, hạt

– Ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ là loại thực phẩm tiêu hóa chậm và chậm hấp thu dưỡng chất, do đó được khuyến khích sử dụng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: trái cây tươi, rau cải, các sản phẩm lúa mì nguyên cám, gạo lứt, các loại đậu,…

Một chế độ ăn giàu rau xanh, trái cây sẽ giúp mang lại nhiều lợi ích tới sức khỏe mẹ bầu và giúp kiểm soát lượng đường huyết.

Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ 2
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người tiểu đường thai kỳ

– Chất béo

Nên hạn chế sử dụng chất béo bão hòa có trong thịt và các sản phẩm từ động vật như trứng, bơ,…nó sẽ làm tăng nồng độ triglceride trong máu mẹ.

Nên ăn các loại thực phẩm chứa Omega – 3, có trong đậu phộng, hạt ô liu, quả bơ, cá ngừ, cá hồi,… nhưng với một lượng cho phép.

– Protein

Thực phẩm chứa protein không làm tăng lượng đường trong máu, nên được khuyến khích sử dụng trong 3 bữa ăn chính. Protein có nhiều trong: thịt nạc, các loại hạt, thịt cá nạc, trứng chín kỹ,…

cta kiến thức tiểu đườngĐối với những mẹ chưa rõ về tiểu đường thai kỳ là gì thì cần nghiên cứu ngay BÀI VIẾT

2. Liệu mẹ bầu có xây dựng thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ đúng cách?

Theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia, mẹ bầu cần lưu ý chế độ ăn của mình để xây dựng thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ đủ dinh dưỡng.

Chế độ ăn tốt nhất phải được thiết kế và quản lý bởi một chuyên gia dinh dưỡng

Chuyên gia dinh dưỡng là người có nhiều kinh nghiệm và trình độ chăm sóc bệnh nhân. Đối với bà bầu tiểu đường thai kỳ, chuyên gia dinh dưỡng sẽ cùng bà bầu hiểu rõ chế độ ăn uống hiện tại là đúng hay sai. Giúp xây dựng thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ, để kiểm soát tốt chỉ số tiểu đường thai kỳ và không ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé. Tìm cho mình một chuyên gia dinh dưỡng trong quá trình tiểu đường thai kỳ là tốt nhất cho người bệnh.

Thực đơn ân kiêng tiểu đường thai kỳ 10
Mẹ bầu cần được tư vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng

Tổng hợp các kiến thức về thực đơn của chế độ ăn tiết chế (ăn kiêng), sau đây là những điều cần lưu ý đối với bà bầu tiểu đường thai kỳ

Nguyên tắc trong thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ

– Mỗi ngày nên chia bữa ăn thành nhiều bữa chính và phụ: 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ trong ngày. Chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ sẽ giúp không làm tăng lượng đường trong máu quá nhiều sau khi ăn và hạ đường máu quá nhanh lúc xa bữa ăn.

Theo ACOG 2013, Group Health 2011, phân bổ năng lượng trong ngày cho mỗi bữa ăn được khuyến cáo

+ Bữa sáng: 10% tổng năng lượng

+ Bữa trưa: 30% tổng năng lượng

+ Bữa tối: 30% tổng năng lượng

+ Các bữa ăn nhẹ: 30% tổng năng lượng.

– Kiểm soát lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn, không ăn quá nhiều đồ ngọt, thức uống ngọt.

– Chọn thức ăn giàu chất xơ, hạn chế các loại thức ăn chứa chất béo bão hòa.

– Có thể dùng thêm hỗ trợ đa sinh tố có sắt, acid folic và canxi.

– Trong thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ nên áp dụng theo nguyên tắc “1 phần 4”.

+ Trong thực đơn có 4 phần, trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần protein và 2 phần rau củ.

+ Tinh bột: nên ăn ít, khoảng ½ chén hoặc ⅔ chén cơm. Nên ăn gạo lứt thay gạo trắng. Có thể dùng các loại khác như miến, cháo, phở, nhưng với tô nhỏ.

+ Protein: khuyến khích ăn thịt nạc. Có thể uống sữa bổ sung vào bữa phụ buổi tối, giúp bà bầu tiểu đường ngủ ngon hơn và cũng bổ sung protein cho cơ thể.

Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ 3
Nên ăn thịt nạc, tránh những loại thịt có nhiều mỡ

+ Rau củ và trái cây: nên chọn loại ít ngọt, và có chỉ số GI thấp (là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết).

Nên ăn ⅔ quả trong một lần tráng miệng, không nên sử dụng quá nhiều. Rau củ thì nên dùng nhiều để bổ sung chất xơ.

Bữa ăn phụ nên ưu tiên chọn các loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau củ. Vẫn phải lưu ý nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ để cân bằng lượng đường huyết và giúp bổ sung thêm năng lượng.

Một số phương pháp kết hợp tham khảo có hàm lượng carbohydrata hợp lý có thể cho vào thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ

10 – 20g carbohydrate 30g carbohydrate ( nên ăn trước khi tập thể dục)
– 15 quả hạnh nhân

– 3 nhánh cần tây + 1 muỗng canh bơ đậu phộng

– 5 quả cà rốt baby

– 1 trứng luộc

– 250 ml dưa leo trộn dầu giấm

– 2 muỗng canh hạt bí đỏ hay hạt mè

– ¼ trái bơ

– 50 ml hỗn hợp trái cây

– 250 ml nui gà, súp khoai tây hay súp rau

– 1 quả táo nhỏ

– 1 quả cam nhỏ

– 50 ml phô mai + 100ml nước trái cây

– 1 cái bánh gạo + 1 muỗng canh bơ đậu phộng.

– 1 lát bánh mì sanwich + 1 muỗng canh bơ đậu phộng

– 190 ml yaua không đường + 160 ml berries.

– 180 ml ngũ cốc nguyên cám + 100ml sữa tách béo

– 1 quả chuối + 1 thìa bơ đậu phộng.

Trong thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ nên tránh các loại đồ ăn sau

+ Đồ uống ngọt, chứa ga, các loại nước ngọt đóng chai, nước trái cây đóng hộp.

Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ 4
Không nên uống các đồ uống có ga, quá ngọt

+ Đồ ăn nhanh, thức ăn đóng gói sẵn. Chúng là loại thức ăn chứa hàm lượng calo lớn, chứa nhiều chất bảo quản, nhiều chất có hại không tốt cho em bé như chất tạo màu, hương liệu tổng hợp,…

+ Các loại trái cây sấy khô, loại phủ đường, trái cây chế biến dưới dạng siro,…Chúng được khuyến cáo là không nên sử dụng vì là loại sản phẩm đã qua chế biến có chứa hàm lượng đường cao, chứa cả chất bảo quản.

+ Không nên uống quá nhiều sữa một lúc, hàm lượng vừa đủ, 600ml một lần và ngày nên uống 3 lần.

+ Hạn chế ăn các loại trái cây chứa chỉ số đường cao như xoài, nhãn,…

Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ 5
Xoài là loại trái cây có hàm lượng đường cao

+ Hạn chế các loại tinh bột đã qua chế biến như gạo, bún, phở,…thay bằng các loại tinh bột tốt cho sức khỏe như khoai, ngũ cốc nguyên vỏ.

+ Bà bầu tiểu đường tuyệt đối không được ăn thức ăn dành cho người tiểu đường vì những loại thực phẩm này dẫn tới co tử cung.

Bà bầu tiểu đường cần chú ý ghi chép riêng về số lượng, thành phần thực phẩm trong mỗi bữa ăn, ăn đúng giờ, bữa chính, bữa phụ đầy đủ để không ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Thực hiện theo thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ đã thiết lập kết hợp với thể dục nhẹ nhàng hàng ngày sẽ giúp bà bầu tiểu đường thai kỳ tiết chế lại bệnh của mình và mang lại ảnh hưởng tốt cho thai nhi. Theo số liệu báo cáo, 10 – 20% bà bầu tiểu đường không đáp ứng chế độ ăn uống, dinh dưỡng, vận động phải nhập viện điều trị.

Bạn đang xem: Thực đơn ăn kiêng tiểu đường thai kỳ tại chuyên mục Thực đơn ăn uống cho người tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
Tình trạng tăng đường huyết, tăng insulin máu ở thai nhi của phụ nữ...
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai luôn tích cực kiểm soát...
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Theo thống kê trong 11 phụ nữ có 1 người mắc bệnh tiểu đường....
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc...
Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường