Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?

Cỡ chữ:
A A
Thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose nên được cân nhắc phù hợp để tránh những biến chứng nguy hiểm tới thai nhi như thai chết non không rõ nguyên nhân, di chứng thần kinh ở trẻ sơ sinh…

1. Tình trạng phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai

1.1. Biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi

Tình trạng thai nhi chết non không rõ nguyên nhân trong giai đoạn sinh phù hợp ở phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai là một vấn đề quan trọng mà thai phụ nên chú ý. Vì vậy, nhiều thai phụ quyết định sinh con trước khi bước vào giai đoạn sinh phù hợp. Tuy nhiên, việc sinh con sớm để phòng ngừa thai nhi chết non không rõ nguyên nhân sẽ dẫn đến làm tăng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (RDS), một biến chứng thai kỳ nguy hiểm tới trẻ nhỏ ở phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai. Sự khởi phát của hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh (RDS) nặng là nguyên nhân gây thai nhi chết non và những di chứng thần kinh ở trẻ sơ sinh. Từ đó, thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose hay phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai trở thành một vấn đề nan giải, quan trọng để tránh tình trạng thai nhi chết non và sự khởi phát của RDS.

Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt? 1
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose có nhiều biến chứng nghiêm trọng tới thai nhi

1.2. Phương pháp giảm thiểu nguy cơ biến chứng thai kỳ

Để giảm thiểu 2 nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới trẻ nhỏ nêu trên, người ta đã đề ra một phương thức kiểm soát là “nên kích thích chuyển dạ hoặc sinh mổ 3 tuần trước giai đoạn sinh phù hợp để tránh tử vong thai nhi”. Tuy nhiên, hiện nay việc đẩy mạnh kiểm soát đường huyết nhờ sự phát triển quản lý sản khoa cùng với sự phổ biến của thiết bị theo dõi nhịp tim thai nhi những năm 1970 và sự xuất hiện của phương pháp tự đo đường huyết (self-monitoring of blood glucose; SMBG) đã giúp cải thiện vấn đề nan giải này.

Sự xuất hiện của SMBG góp phần giúp thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai có thể kiểm soát chặt chẽ đường huyết gần giống với mức đường huyết của phụ nữ mang thai bình thường, phòng ngừa xuất hiện những biến chứng ở thai nhi do thai phụ kiểm soát đường huyết không tốt như tử vong thai nhi, dị tật phổi và giảm thiểu tỷ lệ tử vong chu sinh.

Mặt khác, sự phổ biến của thiết bị theo dõi nhịp tim thai nhi đã giúp thai phụ có thể được chẩn đoán sớm tình trạng thiếu oxy và nhiễm toan ở thai nhi để tránh tình trạng thai nhi chết non không rõ nguyên nhân. Sự phổ biến của phương pháp siêu âm thai nhi vào những năm 1980 đã góp phần giúp dự đoán tình trạng thai nhi phát triển quá mức và phòng ngừa nguy cơ sinh khó do kẹt vai. Hơn nữa, những thành tựu trên cùng với sự tiến bộ của điều trị y tế về trẻ sơ sinh đã góp phần giải quyết được vấn đề về thời điểm sinh để tránh tình trạng thai nhi chết non và RDS.

Tuy nhiên, trong phân tích sử dụng cơ sở dữ liệu của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, nguy cơ tử vong thai nhi ở phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường cao gấp 2.2 lần so với phụ nữ mang thai không bị tiểu đường và đặc biệt nguy cơ thai nhi phát triển quá mức là cao gấp 3 lần. Hơn nữa, ở phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) có kiểm soát đường huyết tốt và tiến hành theo dõi kỹ thai nhi trước khi sinh, nguy cơ tử vong thai nhi trước khi sinh vẫn cao gấp 1.6 lần so với phụ nữ mang thai nói chung. Vì vậy, cho đến nay, tình trạng thai nhi chết non không rõ nguyên nhân vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn và việc xác định thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose vẫn là một vấn đề thai phụ cần cân nhắc thận trọng.

1.3. Áp dụng phương pháp quản lý kế hoạch sinh

Tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ mang thai khi đã bị tiểu đường theo báo cáo tại Hoa Kỳ là 50~80% và tỷ lệ này không có dấu hiệu suy giảm trong suốt 30 năm. Nguyên nhân của sự gia tăng tỷ lệ sinh mổ là do các tình trạng như béo phì ở thai phụ, thai nhi phát triển quá mức, suy giảm chức năng thai nhi, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ…Ngoài ra, tỷ lệ sinh mổ trong lần sinh đầu tiên cao sẽ dẫn đến sự lặp lại tình trạng sinh mổ trong lần sinh tiếp theo.

Vì thế, thai phụ nên có kế hoạch sinh rõ ràng (quản lý tích cực; active management) để tránh tình trạng sinh mổ trong lần mang thai đầu tiên. Phương pháp quản lý tích cực là cố gắng sinh theo kế hoạch vào đúng giai đoạn sinh phù hợp. Nếu thai phụ chờ đợi sự chuyển dạ tự nhiên rồi mới sinh thì có thể dẫn đến thai nhi quá to và làm tăng nguy cơ sinh khó do kẹt vai, sinh mổ. Hơn nữa trong thời gian thai phụ bị tiểu đường chờ chuyển dạ tự nhiên, tình trạng kiểm soát đường huyết không tốt có thể gây những ảnh hưởng xấu đến thai nhi (gồm cả nguy cơ tử vong thai nhi) nên cần chú ý. Có nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng thời điểm sinh phù hợp có kế hoạch là giai đoạn thai nhi được 37~39 tuần. Trái ngược với quản lý tích cực, quản lý theo mong muốn (expectant management) sẽ làm tăng tỷ lệ sinh mổ do sinh khi cổ tử cung chưa giãn nở và tăng nguy cơ RDS.

Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt? 2
Áp dụng phương pháp quản lý kế hoạch sinh phù hợp

1.4. Thời điểm sinh đối với thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai

Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến khích thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai nên quản lý theo mong muốn cho đến ngày sinh dự kiến nếu kiểm soát đường huyết tốt, không có bất thường trong đánh giá thai nhi và không có biến chứng khi xem xét việc sinh. Mặt khác, quản lý theo mong muốn quá ngày sinh dự kiến không được khuyến khích mà nên áp dụng kích thích chuyển dạ. Hay nói cách khác, thai nhi 39 tuần là thời điểm sinh phù hợp cho các trường hợp kiểm soát đường huyết tốt. Bên cạnh đó, khi xem xét việc sinh con dưới 39 tuần trong trường hợp thai phụ kiểm soát đường huyết không tốt, việc chọc ối để xác nhận sự hình thành phổi của thai nhi được khuyến khích thực hiện. Trong những trường hợp xem xét nên sinh sớm, ngoài những trường hợp thai phụ kiểm soát đường huyết không tốt còn gồm các trường hợp như thai phụ có tổn thương mạch máu do tiểu đường, bệnh thận tiểu đường và có tiền sử từng bị sảy thai.

Tuy nhiên việc kích thích chuyển dạ không được khuyến khích áp dụng trong trường hợp thai nhi quá to hoặc LAG.

>> Xem thêm chi tiết bài viết: Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con

2. Tình trạng thai phụ bị tiểu đường thai kỳ (GDM)

Về thời điểm sinh đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, ACOG khuyến khích thai phụ quản lý theo mong muốn cho đến thời điểm dự định sinh nếu kiểm soát đường huyết tốt, không có bất thường trong đánh giá thai nhi và không có biến chứng khi xem xét việc sinh. Nếu việc kiểm soát đường huyết được thực hiện tốt, ngay cả khi thai phụ cần điều trị bằng insulin thì cũng không có nhiều trường hợp cần sinh con dưới 39 tuần và giống như thai phụ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường, 39 tuần là thời điểm sinh phù hợp của phụ nữ bị GDM. Tuy nhiên điều này vẫn chưa có bằng chứng cụ thể làm sáng tỏ.

Gần đây, có nhiều báo cáo chỉ ra rằng tần suất trẻ sinh ở tuần 37~38 thai kỳ (early term birth- ETB) bị biến chứng sơ sinh cao hơn so với trẻ sinh sau 39 tuần thai. Viện Sức Khỏe Trẻ Em và Phát Triển Con Người Quốc Gia Hoa Kỳ (NICHHD) và Hiệp hội Y học bà mẹ thai nhi Hoa Kỳ đã tổ chức một Hội thảo chung về thời điểm sinh của ETB và late preterm birth (LPTB) vào tháng 2 năm 2011 và kiểm tra thời điểm sinh của ETB hoặc LPTB trong các tình huống lâm sàng sản khoa khác nhau.

Bảng: Hướng dẫn về thời điểm sinh đối với thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Tình trạng kiểm soát đường huyết Thời điểm sinh thích hợp (mức độ khuyến khích)
Bệnh tiểu đường trước khi mang thai

(Pregestational diabetes)

Kiểm soát tốt Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Bệnh về mạch máu 37~39 tuần (B)
Kiểm soát không tốt 34~39 tuần

Tùy theo tình trạng từng thai phụ (B)

Bệnh tiểu đường thai kỳ

(Gestational diabetes)

Kiểm soát tốt chỉ bằng chế độ ăn uống Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Kiểm soát tốt bằng thuốc Không khuyến khích cả LPTB và ETB (B)
Kiểm soát không tốt 34~39 tuần

Tùy theo tình trạng từng thai phụ (B)

Cơ sở cho những thời điểm này vẫn chưa rõ ràng và tất cả các mức độ khuyến khích là B (bằng chứng hạn chế hoặc chưa nhất quán). Sự phổ biến của quan niệm 39~40 tuần là thời điểm sinh với những biến chứng chu sinh ít nhất ở trẻ sơ sinh cũng ảnh hưởng đến quan điểm về thời điểm sinh của thai phụ bị rối loạn dung nạp glucose và phương pháp quản lý theo mong muốn cho đến ngày dự định sinh có xu hướng được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên vẫn còn rất ít bằng chứng để xác định liệu 39~40 tuần thai kỳ có phải là thời điểm sinh tối ưu ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose có kiểm soát đường huyết tốt hay không.

Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?

Tóm lại, việc mang thai sau 40 tuần đối với thai phụ có rối loạn chuyển hóa glucose sẽ có những ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Ở thai phụ bị tiểu đường từ trước khi mang thai, nếu xuất hiện sự giãn nở cổ tử cung thì có thể sinh con ở tuần 39 của thai kỳ. Trường hợp thai phụ không có sự giãn nở cổ tử cung, nếu không có nguy cơ như xuất hiện các biến chứng tiểu đường ở mẹ, bé và những bất thường giai đoạn chu sinh bằng việc kiểm soát đường huyết tốt thì có thể kích thích chuyển dạ ở tuần 40 thai kỳ. Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cũng tương tự như thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai, tuy nhiên trong trường hợp thai phụ kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kỳ bằng chế độ ăn uống, có thể lựa chọn duy trì kiểm soát đến lúc xuất hiện cơn đau chuyển dạ tự nhiên.

Bạn đang xem bài viết:Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được chú...
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Những phụ nữ đang mong muốn có con nhưng mắc bệnh tiểu đường chắc...
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường...
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai, điều quan...
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến béo phì...
Phương pháp kiểm soát đường huyết trước và sau khi sinh mổ
Khi thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose phải đối mặt với tình...
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2
Phương pháp kiểm soát đường huyết trước và sau khi sinh mổ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường