Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé

Cỡ chữ:
A A
Chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid là hai quá trình có mối quan hệ mật thiết trong giai đoạn mang thai ở phụ nữ, hiểu rõ được mối quan hệ của hai quá trình này, thai phụ sẽ hình thành được những kiến thức cơ bản tốt nhất cho thai nhi.

Mối quan hệ giữa chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid

Hiểu một cách đơn thuần glucose là một loại dinh dưỡng chính đi nuôi cơ thể mỗi ngày, tuy nhiên nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ gây ra bệnh và làm chậm quá trình trao đổi các chất, ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Và tình trạng chuyển hóa glucose ở phụ nữ mang thai có mối liên quan mật thiết với chuyển hóa lipid.

Tính kháng insulin xuất hiện ở giai đoạn nửa sau thai kỳ làm suy giảm tác dụng của insulin và gây ảnh hưởng không chỉ đến tình trạng chuyển hóa glucose mà cả chuyển hóa lipid. Trong khi đó vai trò của việc chuyển hóa glucose là vô cùng lớn, giúp cung cấp dinh dưỡng cho trẻ qua nhau thai, nuôi dưỡng mọi phát triển của trẻ.

Mặt khác, trong quá trình chuyển hóa lipid, sự tổng hợp chất béo ở giai đoạn nửa đầu thai kỳ và tính kháng insulin ở giai đoạn nửa sau thai kỳ sẽ gây ra sự phân giải chất béo. Sự phân giải chất béo sẽ làm xuất hiện axit béo và chất béo trung tính – yếu tố đóng vai trò là chất làm nền cho glucose, đây là dạng năng lượng có thể cung cấp cho mẹ và bé.

Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé 1
                                                                Thai nhi nhận chất dinh dưỡng qua nhau thai

Thông qua nhau thai, thai phụ có được sự trao đổi chất, hấp thụ thức ăn, chất dinh dưỡng, ở mỗi thời kỳ thì sẽ có sự thay đổi sinh lý khác nhau. Khi mang thai, quá trình trao đổi chất của mẹ thay đổi, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng tăng bài tiết insulin do tính kháng insulin, đây là một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong tử cung để tạo sự cân bằng giữa mẹ và bé.

Như vậy trong quá trình trao đổi chất, thai nhi sẽ nhận được nguồn năng lượng cơ bản từ việc chuyển hóa glucose, liên quan mật thiết đến sự chuyển hóa lipid. Hai yếu tố bổ trợ và tạo nên nguồn dinh dưỡng tốt cho thai nhi.

>> Thông tin cần biết thêm: Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?

Sự chuyển hóa glucose chính là nguyên nhân thời kỳ đầu mẹ tăng cân nhiều hơn thai nhi

Mẹ bầu thường tăng cân ở giai đoạn đầu nhưng thai nhi lại hạn chế, thậm chí là có nhiều trường hợp còn quá nhỏ khiến các mẹ lo lắng. Tuy nhiên trên thực tế là đó đều do nhu cầu glucose của thai nhi còn khá thấp, trong khi mẹ thì lại tăng việc tích lũy chất béo. Như vậy, quá trình hấp thụ dinh dưỡng của người mẹ phụ thuộc vào quá trình đồng hóa.

Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé 2
                                         Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu thường tăng cân, nửa sau thai kỳ, con bắt đầu lớn trong cơ thể mẹ

Trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ và trong quá trình phát triển của thai nhi, việc cung cấp chất dinh dưỡng của mẹ cho thai nhi được bù đắp một phần bởi quá trình dị hóa xảy ra trong tế bào chất béo ngoài lượng ăn uống của người mẹ.

Trong quá trình mang thai, thai phụ cần lưu ý rằng sự đồng hóa ở giai đoạn nửa đầu thai kỳ và quá trình dị hóa ở giai đoạn nửa sau thai kỳ, đây là những biến đổi quan trọng trong cơ thể người mẹ.

>> Bài viết hữu ích cho phụ nữ mang thai : “Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose sinh ở tuần bao nhiêu thì tốt?

Vậy quá trình chuyển hóa glucose và lipid trong cơ thể mẹ diễn ra như thế nào?

Chuyển hóa glucose

– Giai đoạn đầu thai kỳ

So với người bình thường thì phụ nữ khi mang thai sẽ có lượng đường trong máu cao hơn, nồng độ insulin cũng cao hơn. Điều này có nhiều tương đồng với nghiên cứu của Freinkel về bệnh béo phì, được hiểu là khi đường huyết tăng cao thì nồng độ insulin trong máu tăng, từ đó giúp quá trình đồng hóa được thúc đẩy như một đặc trưng dễ nhận biết nhất của việc chuyển hóa glucose ở phụ nữ mang thai (quá trình này còn được gọi là facilitated anabolism). Nguyên nhân chính đều do tính kháng insulin cao.

Cho dù không có quá nhiều khác biệt ở nồng độ insulin dù đói hay đã ăn no nhưng về chỉ số đường huyết lại có sự khác biệt rõ rệt. Freinkel gọi quá trình này là accelerated starvation, đồng thời hiểu rằng sự giảm lượng đường huyết khi đói là do trong khoảng thời gian đó sự cung cấp glucose cho thai nhi đang diễn ra. Ngoài ra, người ta cũng cho rằng glucose huyết tương được pha loãng để tăng thể tích huyết tương tuần hoàn trong cơ thể mẹ do mang thai.

Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé 3
                                                 Lượng đường huyết tăng => insulin tăng => quá trình đồng hóa được thúc đẩy

Vai trò của insulin quan trọng giúp điều tiết glucose và lipid, protein (axit amin), hiểu một cách đơn giản, insulin sẽ ức chế quá trình phân giải chất béo, ngược lại thúc đẩy tổng hợp chất béo.

– Giai đoạn nửa sau thai kỳ

Trong giai đoạn nửa sau thai kỳ, cùng với insulin, các hormone chính như HPL, GH, Glucogan…cũng tham gia vào quá trình quá trình phân giải chất béo dẫn đến hàm lượng axit béo tự do (FFA) trong máu của thai phụ cao khi đói.

Hàm lượng axit béo tự do khó đi qua nhau thai vì vậy chất dinh dưỡng của thai nhi đa phần dựa vào glucose và axit amin. Đến nửa sau thai kỳ, nồng độ glucose trong máu khi đói giảm buộc thúc đẩy tập hợp axit béo và gây tình trạng FFA cao trong máu, quá trình oxy hóa FFA giúp tăng năng lượng, giảm sự sử dụng glucose nữa. Đây là sự biến đổi trong chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid phù hợp đối với thai phụ và thai nhi.

Chuyển hóa lipid

Mặc dù có mối liên hệ mật thiết với chuyển hóa glucose nhưng bản thân việc chuyển hóa lipid lại có 2 giai đoạn đồng hóa chất béo (lipogenesis) và dị hóa chất béo (lypolysis):

– Giai đoạn đầu thai kỳ

Trong giai đoạn nửa đầu thai kỳ, sự tổng hợp chất béo trung tính ở cơ thể thai phụ và sự tích lũy chất béo sẽ tăng lên, quá trình đồng hóa chất béo được thúc đẩy và quá trình dị hóa chất béo bị ức chế. Đây có thể gọi là quá trình đồng hóa được hỗ trợ bởi các hormone như insulin đang tăng dần dần, cortisol, progesterone. Ngoài ra, vì sự sản sinh thể ketone lúc đói cũng được đẩy mạnh trong giai đoạn này nên việc sử dụng chất béo cũng được thúc đẩy.

Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé 4
                                         Insulin, cortisol , progesterone tăng => đồng hóa tăng => dị hóa giảm

– Giai đoạn nửa sau thai kỳ

Trong giai đoạn này, quá trình dị hóa chất béo được thúc đẩy và nguyên nhân do hPL gây ra. Sự tăng cường tạo ketone trong gan là do tăng oxy hóa FFA để tiếp thu năng lượng.
Nói cách khác, chất béo lưu trữ dưới dạng chất béo trung tính được phân giải thành FFA và glycerol nhờ chất xúc tác là lipase nhạy cảm với hormon (HSL) rồi sau đó mới giải phóng vào máu. Sau đó, FFA này sẽ trải qua quá trình oxy hóa trong gan để tạo ra ketone. Nếu trong quá trình mang thai, thai phụ bị mất cân bằng chuyển hóa và có sự sản sinh thể ketone bất thường thì sẽ có nguy cơ cao bị ketosis.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, khi ketone tăng có thể gây ra tình trạng nhiễm toan ceton (một trong những biến chứng cấp tính của đái tháo đường). Mặc dù việc ảnh hưởng của ketone tăng là nguy hiểm nhưng cũng không thể phủ nhận đây là chất dinh dưỡng trong việc chuyển hóa glucose và sử dụng là nhiên liệu quan trọng của não. Sự trao đổi chất béo sẽ có lợi cho não của phụ nữ mang thai vì có thể bù đắp như một nguồn năng lượng cho tình trạng giảm đường huyết lúc đói bằng cách tăng sản sinh thể ketone nhờ sự tăng FFA.

Những thay đổi về chuyển hóa lipid trong quá trình mang thai sẽ phản ánh các giá trị của FFA, triglyceride, cholesterol, photpholipid trong máu của thai phụ. Giá trị FFA trong máu của thai phụ dường như không thay đổi cho đến khoảng tuần thứ 30 thai kỳ. Thay vào đó, thời gian này thai phụ sẽ bị suy giảm nhẹ về việc tích lũy và sử dụng chất béo. tuy nhiên, sau khi sinh quá trình này sẽ cân bằng trở lại. Hiện tượng này là do triglyceride lưu trữ trong tế bào chất béo được giải phóng vào máu bằng quá trình dị hóa.

Những thay đổi về chuyển hóa glucose và lipid trong thai kỳ có đặc trưng là tăng đường huyết sau ăn, tăng nồng độ insulin trong máu, rối loạn lipid đều do sự xuất hiện tính kháng insulin. Vì thế, thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose – có tính kháng insulin cao nên chú ý đến việc kiểm soát đường huyết, đặc biệt là tình trạng đường huyết sau ăn và nên đặc biệt chú ý tới các tình trạng như ketosis, nhiễm toan ceton, viêm nhiễm, sốt, mất nước…gây nguy hại tới sức khỏe mẹ và thai nhi.

Bạn đang xem bài viết:Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Theo một khảo sát, việc tập thể dục khi mang thai sẽ làm giảm...
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai, điều quan...
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Thời kỳ mang thai ở phụ nữ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể...
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Những người bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không là...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Nhiều năm trở lại đây, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ được tiến...
Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang?
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường