Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?

Cỡ chữ:
A A
Liệu tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không? Câu hỏi này được cực kỳ nhiều người quan tâm. Bạn cần nắm rõ ăn trứng khi bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ có bị tăng đường huyết không để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng.

1. Dinh dưỡng của quả trứng

Trong 1 quả trứng lớn chứa tầm 75 calo, 7 gram protein, tầm 0,5 gram carbohydrate chính vì thế trứng không tác động nhiều tới chỉ số đường huyết sau ăn của bệnh nhân tiểu đường.

Ngoài ra, trứng còn có các chất dinh dưỡng gồm có: lecithin và choline. Chất lecithin tham gia vào thành phần của tế bào cũng như dịch thể của các tổ chức, nhất là não. Còn choline lại là tiền chất của Acetylcholine – một chất trung gian dẫn truyền xung động thần kinh và tham gia vào quá trình lưu trữ trí nhớ. Loại thực phẩm như đậu và trứng có thành phần chứ biotin, vô cùng quan trọng đối với tóc khỏe và da, móng, hay sản xuất insulin. Bên cạnh đó, trứng còn chứa chất béo Omega-3, đây là loại chất béo tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

Những chất khoáng như sắt, kẽm, đồng, mangan, iốt… tập trung chủ yếu trong lòng đỏ. Lòng đỏ trứng có chứa cả vitamin tan trong nước như (B1,B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K). Bên trong lòng trắng chỉ có 1 ít vitamin tan trong nước (B2,B6)

Nhưng, hàm lượng cholesterol trong trứng cao. Trong 1 quả trứng lớn có chứa khoảng 200mg cholesterol. Vấn đề kiểm soát lượng cholesterol đưa vào cơ thể vô cùng quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang bị bệnh tiểu đường vì cholesterol cao trong máu rất dễ khiến nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà
Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà? (ảnh: Internet)

2. Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?

Như nêu ở phần trước của bài viết thì, trứng gà là một loại thực phẩm dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin A, D, E, B1, B6, B12,…Hơn nữa, trứng gà còn cung cấp canxi, magiê, sắt và kẽm… rất tốt đối với sức khoẻ của chúng ta. Khi bạn trứng gà đúng cách, bạn sẽ giúp chúng ta duy trì được sức khoẻ. Nhưng đối với bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ nói riêng và bệnh nhân bị tiểu đường nói chung thì ăn trứng có hại hay có lợi?

Vậy tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không? Câu trả lời là bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn trứng, chỉ nên ăn tầm 1 quả trứng trong 1 tuần. Theo kết quả của 1 nghiên cứu kéo dài 20 năm có 57 ngàn người tham gia cho thấy rằng nếu như bệnh nhân tiểu đường mà tiếp tục ăn trứng thường xuyên sẽ vô cùng nguy hiểm.

Kết quả khảo sát tiểu đường thai kỳ có nên ăn trứng gà cho thấy, số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (thường gặp ở đối tượng người trưởng thành) nếu như ăn hơn 2 quả trứng mỗi tuần thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn. Mức độ nguy hiểm đó có thể tăng lên 60% so với mức bình thường ở nam giới trong khi ở phụ nữ chỉ 77%. Nhưng nếu ăn 1 quả trong 1 tuần thì không có ảnh hưởng gì lớn. Do đó bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cần phải hạn chế ăn trứng.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà 2
Người tiểu đường có thể ăn trứng gà nhưng hạn chế 1 tuần 1 quả (ảnh: Internet)

3. Tiểu đường nên kiêng thực phẩm nào?

– Các chuyên gia khuyến cáo rằng: bệnh nhân tiểu đường tuyệt đối không nên bỏ bữa, phải ăn đều đặn và ăn vừa phải trong từng bữa. Bệnh nhân có thể chia nhỏ từng bữa ăn trong 1 ngày.

– Bên cạnh việc hạn chế ăn trứng thì người bệnh tuyệt đối không ăn các đồ ăn có đường hấp thu nhanh, như là: bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato, mứt… và giảm đồ ăn chứa tinh bột như cơm, mì, cháo…

– Bệnh nhân cũng nên hạn chế ăn tất cả các loại nội tạng và da động vật và nên ăn thực phẩm cá nhiều hơn ăn thịt, ăn cá nạc, ít mỡ.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà 4
Cá hồi là thực phẩm người tiểu đường có thể lựa chọn ăn hàng ngày (ảnh: Internet)

– Hơn nữa, bệnh nhân tiểu đường cũng phải giảm lượng muối, không ăn nhiều thức ăn nấu sẵn như: đồ hộp, khoai tây chiên, gà rán, pate, giò chả, lạp xưởng…

– Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây tươi ít ngọt như thanh long hoặc bưởi và cam, mận, lê…

– Uống đủ nước hàng ngày, không nên uống dưới 2 lít một ngày.

– Bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu chất xơ ví dụ: rau cải, bầu bí, mướp đắng, các loại đậu…

Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà 3
Nên hạn chế những đồ ăn chiên rán (ảnh: Internet)

Tiểu đường thai kỳ nếu được phát hiện và kiểm soát tốt bởi chế độ ăn uống trong suốt quá trình mang thai thì vẫn ổn định được chỉ số đường huyết trong ngưỡng an toàn. Trứng gà là 1 loại thức ăn bổ dưỡng, khá dễ chế biến và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, để giải đáp người tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà không thì cần phải tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường tuýp 1 được phân làm 3 loại và mỗi loại có...
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ trước khi mang thai và tiểu đường thai...
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Trên thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ...
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai, điều quan...
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1
Bệnh tiểu đường ở phụ nữ từ khi kết hôn đến mang thai, sinh con
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường