Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?

Cỡ chữ:
A A
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được chú trọng. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ lại càng phải kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống và dinh dưỡng để tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Sữa bầu là loại thực phẩm dinh dưỡng tốt cho thai phụ, nhưng tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

1. Hiểu về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Thai phụ trong quá trình mang thai thường không kiểm soát chế độ ăn uống của mình, tẩm bổ quá nhiều, dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, ở Việt Nam tình trạng thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ ngày càng nhiều.

+ Tiểu đường thai kỳ: là tình trạng thai phụ bị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Đây là căn bệnh chỉ xảy ra ở thời kỳ mang thai, có thể khỏi sau khi sinh xong, nhưng nếu không được kiểm soát và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng phức tạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả thai phụ và thai nhi.

+ Nguy cơ mắc bệnh: Khi một người phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu thì nhiều khả năng sẽ mắc tiểu đường thai kỳ một lần nữa vào kỳ mang thai tiếp theo. Đồng thời, người phụ nữ đó sẽ có nguy cơ bị tiểu đường cao hơn người bình thường.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu 5
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu và thai nhi (ảnh: Internet)

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và thai nhi

+ Đối với thai phụ: Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ thường có nguy cơ bị tiền sản giật (sản giật cao gấp 4 lần so với thai phụ bình thường), bị băng huyết sau sinh, nguy cơ sảy thai cao, thậm chí dẫn đến hiện tượng thai chết lưu muộn (thai chết lưu trên 32 tuần). Do thai nhi to nên tỉ lệ mổ thai sẽ cao hơn bình thường, dễ gây chấn thương cho thai phụ như gãy xương đòn, trật khớp…Những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới hệ tim mạch, hệ thần kinh.

+ Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi: Tỉ lệ tử vong chu sinh (hiện tượng tử vong thai nhi và trẻ em sinh ra tử vong trong những tuần đầu) sẽ cao, gấp 2-5 lần so với những ca sinh bình thường. Thai nhi có nguy cơ bị các bệnh liên quan đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ hô hấp. Thai nhi sinh ra có khả năng bị dị dạng, dị tật bẩm sinh…

2. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không?

Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu ở tình trạng cao. Vì thế thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều trái cây, rau xanh, chế độ ăn ít đường. Thai phụ ít nhiều cũng sẽ băn khoăn liệu bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu trong khi hàm lượng đường rất cao? Người bị tiểu đường thai kỳ có nên uống sữa bầu? Uống loại sữa bầu nào là phù hợp với tình trạng bệnh của mình?

Dưới đây là một số lưu ý cho thai phụ bị tiểu đường thai kỳ:

– Không uống tùy tiện: Thai phụ nếu uống sữa bầu một cách tùy tiện thì nguy cơ tăng đường huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

– Nhờ sự tư vấn của bác sĩ: Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ tiểu đường của thai phụ đó là cao hay thấp. Dựa vào đó để quyết định xem thai phụ đó bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu không hay phải uống loại sữa bầu chuyên biệt phù hợp với mức độ bệnh của thai phụ.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu 1
Tiểu đường thai kỳ nên đi khám bác sĩ định kỳ (ảnh: Internet)

– Chọn loại sữa phù hợp với sức khỏe của mình: Sữa dành riêng cho thai phụ bị tiểu đường là loại sữa không làm tăng lượng đường huyết quá mức. Cụ thể là loại sữa không đường và quan trọng hơn là sữa chứa hàm lượng carbohydrat thấp.

Khi chọn mua sữa bầu, các bà mẹ cũng nên lưu ý, tham khảo hàm lượng carbohydrat và lượng chất béo có ghi trong thành phần sữa được dán trên bề mặt hộp. Nếu thấy hàm lượng này thấp (chẳng hạn dung tích 100ml có 3,1 gram carbohydrat) thì có thể sử dụng được.

3. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ nên uống loại sữa nào?

Trên thị trường, xuất hiện rất nhiều loại sữa dành riêng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, với những thai phụ bị tiểu đường thai kỳ loại sữa nào là loại sữa nên sử dụng? Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu mỗi ngày hay sử dụng như thế nào là hợp lý?

3.1 Chọn sữa có nguồn gốc từ thực vật

Sữa động vật thường được thay thế bằng sữa thực vật, rất tốt cho các thai phụ bị tiểu đường. Một ly sữa thực vật thông thường sẽ cung cấp cho cơ thể 131 calo, 10g đường và 0,5 g chất béo bão hòa.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa từ đậu nành?

– Cùng tìm hiểu những lợi ích từ sữa đậu nành mang lại

+ Bổ sung vitamin, protein, chất béo, canxi, sắt… tăng sức đề kháng cho cơ thể.

+ Cải thiện bệnh tiểu đường: Trong sữa đậu nành có chứa Cellulose thực phẩm có tác dụng ngăn ngừa sự hấp thụ của đường, là thực phẩm nên sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.

+ Chống lại biến chứng huyết áp cao: Trong sữa đậu nành có nhiều khoáng chất như Natri, Magie và Kali, giúp ổn định huyết áp của thai phụ.

+ Phòng chống biến chứng tim mạch: Trong sữa đậu nành có chứa nhiều khoáng chất giúp bảo vệ mạch máu, giảm hàm lượng Cholesterol trong máu, bổ sung dinh dưỡng cho tim mạch. Uống sữa đậu nành mỗi ngày giúp giảm tỉ lệ tái phát bệnh tim lên tới 50%, hỗ trợ phòng chống bệnh động mạch vành ở người tiểu đường_là một trong những biến chứng gây nguy hiểm tới người bệnh tiểu đường thai kỳ.

+ Giảm mỡ máu: Uống sữa đậu nành sẽ giúp phân giải mỡ thừa trong máu, làm giảm biến chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu 2
Tiểu đường thai kỳ uống sữa đậu nành (ảnh: Internet)

– Lời khuyên với thai phụ uống sữa đậu nành

+ Đun sôi trước khi sử dụng: hạn chế nguyên nhân gây đau bụng, buồn nôn, đi ngoài.

+ Không sử dụng sữa đậu nành cùng trứng: gây khó tiêu, giảm dinh dưỡng trong cả trứng và sữa.

+ Không pha sữa đậu nành với đường đỏ: nên hạn chế uống ngọt. Mà trong đường đỏ còn chứa nhiều acid hữu cơ gây biến tính protein và những chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành. Khó khăn trong hấp thụ và tiêu hóa.

+ Không nên uống quá nhiều: nên sử dụng vừa đủ, không dùng quá 500ml mỗi ngày.

+ Không được giữ sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: nhiệt độ ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhanh và làm hỏng sữa nhanh hơn bình thường.

+ Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng: sữa đậu nành chưa hẳn đã tốt cho tất cả mọi người nên cần hỏi bác sĩ điều trị trước khi sử dụng nhiều và thường xuyên.

3.2 Chọn loại sữa được tách kem, ít chất béo, các loại sữa không đường

Theo chuyên gia dinh dưỡng, tiểu đường thai kỳ nên uống sữa bầu không chứa quá nhiều chất béo bão hòa. Nên chọn loại sữa tách kem có 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa thì sẽ an toàn hơn.

Mang lại nhiều lợi ích:

– Bổ sung lượng canxi dồi dào cho cơ thể

– Giúp cho thai phụ dễ đi sâu vào giấc ngủ

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu 3
Mang lại giấc ngủ sâu cho bà bầu, tốt cho thai nhi (ảnh: Internet)

– Tác động tốt tới hệ tim mạch hơn các sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa khác.

3.3 Dựa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chọn loại sữa bầu chuyên biệt dành cho người tiểu đường thai kỳ

– Cân đối về đạm, bột đường, béo, khoảng 28 loại vitamin và khoáng chất.

– Dùng để bổ sung và thay thế cho các bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai phụ mà không ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

– Có thể uống thường xuyên, thay thế bữa ăn nhẹ, trước khi tập thể dục, uống sữa trước hoặc sau khi tập thể dục.

Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu 4
Uống sữa trước hoặc sau khi tập thể dục mang lại năng lượng cho bà bầu (ảnh: Internet)

– Nên uống 1-3 ly mỗi ngày.

Với thai phụ bị tiểu đường, mức đường huyết sẽ lên xuống thất thường. Sữa bầu là loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ và ảnh hưởng tốt tới thai nhi sau này, tuy nhiên người bị tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu một cách tùy tiện? Câu trả lời là “Không”. Nếu sử dụng tùy tiện các loại sữa bầu sẽ khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên tồi tệ hơn, lượng đường trong máu có nguy cơ tăng cao, gây những biến chứng bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì thế cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa bầu phù hợp với tình trạng bệnh tiểu đường thai kỳ của mình.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động”.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Phòng khám Cleveland tại Hoa Kỳ khảo sát những phụ nữ đã sinh con...
Những điều đặc biệt lưu ý về tiểu đường thai kỳ tuần 36
Ở giai đoạn mang thai cuối trước khi sinh, thai phụ mắc tiểu đường...
Người mẹ nên kiểm soát đường huyết sau sinh như thế nào?
Việc kiểm soát đường huyết sau sinh là điểm mấu chốt quyết định người...
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Ngày càng nhiều sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, điều này không chỉ...
Phân loại bệnh tiểu đường
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh...
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Nguyên nhân viêm đường tiểu ở phụ nữ (viêm đường tiết niệu) là gì?...
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Những điều đặc biệt lưu ý về tiểu đường thai kỳ tuần 36
Người mẹ nên kiểm soát đường huyết sau sinh như thế nào?
Liệu pháp giúp người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường
Phân loại bệnh tiểu đường
Nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở phụ nữ – Viêm do vi khuẩn gây ra
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường