Những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Cỡ chữ:
A A
Trong những năm gần đây, việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trở nên kĩ càng hơn và có không ít phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Khi thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ, rất khó để ngăn ngừa những ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh không chỉ đối với mẹ mà còn đối với thai nhi. Bài viết này sẽ giới thiệu các loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

1. Thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ

1.1 Tinh bột

– Bánh mì

– Gạo

– Mỳ

– Pasta

Bằng việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột ở trên, đường chứa trong tinh bột là nguyên nhân khiến thai phụ tăng cân nhanh chóng và dẫn đến béo phì. Tinh bột được hấp thụ sẽ chuyển hóa thành glucose trong vòng 2 giờ và được hấp thụ trong máu. Do nồng độ glucose này tạm thời đang cao, nên dẫn đến lượng đường trong máu cũng tăng mạnh. Sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu này là nguyên nhân khiến thai phụ dễ bị tiểu đường thai kỳ.

Với cơ chế như vậy, cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ là chú ý về lượng tinh bột ăn mỗi ngày. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không nên vì sợ bị bệnh mà không hấp thụ tinh bột, nên hấp thụ một lượng thích hợp.

Sử dụng lượng tinh bột thích hợp trong thực đơn hàng ngày (ảnh: Internet)

1.2 Thực phẩm chứa đường hoặc fructose

– Trái cây

– Bánh kem

– Cookie

– Sôcôla

– Kem

– Bánh kẹo

– Đồ uống giải khát

Người ta thường cho rằng ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường, các loại bánh kem của phương Tây được làm từ các nguyên liệu như bột mì và kem tươi, về cơ bản hàm lượng calo và tinh bột khá cao. Bên cạnh đó, nhiều người có thể nghĩ rằng bánh kẹo Nhật Bản vẫn tốt hơn? Nhưng thực tế có nhiều đường được sử dụng trong bột đậu đỏ làm bánh ở Nhật, chẳng hạn như vỏ của bánh bao chứa lượng đường cao hơn so với bánh kem.

Trong hoa quả có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết, vì vậy thai phụ nên chon ăn lượng phù hợp, không nên ăn quá nhiều.

1.3  Thực phẩm chứa mỡ động vật

– Thịt bò

– Heo

– Thịt cừu

– Thịt xông khói

– Xúc xích

– Salami

– Bơ, kem tươi

Trong thịt và thịt đã chế biến có hàm lượng calo và mỡ động vật cao, chứa các axit béo bão hòa, làm tăng cholesterol có hại và dễ gây béo phì. Do axit béo bão hòa cũng có nhiều trong các loại thực phẩm như các chế phẩm từ sữa, mayonnaise, sôcôla và snack ăn vặt, nên tốt nhất không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm này.

Thai phụ nên hạn chế ăn các loại thịt chứa nhiều mỡ (ảnh: Internet)

1.4 Đồ ăn vặt

– Snack ăn vặt

– Mì hộp

– Đồ ăn nhanh

Về cơ bản đồ ăn vặt có lượng chất béo và hàm lượng calo cao nên phụ nữ mang thai nên hạn chế càng nhiều càng tốt. Vì các loại thực phẩm như đồ ăn nhanh có thể ăn nhanh, gọn nhẹ, nên sẽ làm tăng đột ngột lượng đường trong máu sau bữa ăn. Phụ nữ đang mang thai nên cố gắng không ăn đồ ăn vặt.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn đồ ăn vặt (ảnh: Internet)

2. Thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

– Trứng

– Cải bó xôi, rau chân vịt

– Đậu tương, đậu phụ

– Các loại hạt

Trong phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ, điều cần chú ý là việc lượng đường trong máu tăng. Hãy cẩn thận chú ý về các loại thực phẩm dễ gây bệnh tiểu đường thai kỳ đã được giới thiệu ở phần trên và cố gắng chuẩn bị các thực đơn tập trung vào các loại rau thông thường. Ngoài ra, hãy cố gắng nêm nếm gia vị không quá đậm và hạn chế muối càng nhiều càng tốt bằng cách dùng nước dùng rau củ thay thế.

Khi ăn nên ăn các loại rau có chứa chất xơ đầu tiên và ăn đồ ăn tinh bột sau cùng, nhai chậm khoảng 30 lần giúp kích thích cảm giác no bụng và hạn chế tối đa tình trạng ăn quá nhiều.Trường hợp thai phụ có các bữa ăn phụ như ăn đồ ăn nhẹ, nên chọn sữa chua, cá vụn, khoai lang,…

Nên tuân thủ một vài nguyên tắc trên trong cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ mang thai ăn đỗ tương có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ (ảnh: Internet)

3. Những việc nên kết hợp đồng thời với việc ăn uống

3.1 Vận động

Các công việc nhà bình thường hàng ngày cũng là bài vận động vừa phải, nhưng nếu thai phụ đi bộ khoảng 30 phút sau bữa ăn sẽ làm cho insulin hoạt động tích cực hơn, mang lại hiệu quả trong việc giữ ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn. Đi bộ trong khi đi dạo là rất tốt, nhưng nếu thai phụ muốn tránh đi ra ngoài do mưa, có thể cố gắng đi lại nhiều trong nhà càng tốt. Bên cạnh đó, thai phụ nên tập yoga và bơi dành cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai không chỉ chú ý cách ăn uống để không bị tiểu đường thai kỳ mà cần chú ý tập luyện thường xuyên (ảnh: Internet)

3.2 Kiểm tra cân nặng

Hãy tập thói quen kiểm tra cân nặng mỗi ngày để xem liệu cân nặng có tăng nhanh hay không. Ngoài ra, thai phụ không thể quá gầy. Thai phụ có thể hỏi bác sĩ trong những lần khám thai về tiêu chuẩn cân nặng hợp lý khi mang thai và tránh ăn quá nhiều để duy trì mức cân nặng hợp lý.

Bạn đang xem bài viết: Những loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ tại chuyên mục Ăn uống và vận động

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường...
‘Sinh khó do kẹt vai’: biến chứng đáng sợ ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose và thai nhi quá lớn là...
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ...
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh...
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra về khả năng dung...
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai luôn tích cực kiểm soát...
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
‘Sinh khó do kẹt vai’: biến chứng đáng sợ ở thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Phương pháp kiểm tra sàng lọc bất thường chuyển hóa glucose khi mang thai là gì?
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường