Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường

Cỡ chữ:
A A
Hoa quả là một trong những loại thực phẩm khó lựa chọn phù hợp đối với những người ăn kiêng hạn chế đường. Tuy nhiên, thay vì không ăn hoa quả, có thể bổ sung thêm bữa ăn vặt bằng cách chọn những loại quả phù hợp, hoa quả giúp giảm căng thẳng từ chế độ ăn kiêng. Chuyên gia dinh dưỡng Asuken sẽ giải thích làm thế nào để chọn loại hoa quả để ăn một cách thông minh.

1. Mối quan hệ giữa hoa quả và đường huyết – chất béo trung tính

Vị ngọt của trái cây được tạo thành từ sucrose, được biết đến như đường fructose, glucose, đường,…Tỷ lệ và khối lượng khác nhau tùy thuộc vào từng loại hoa quả.

Lượng đường trong máu là nồng độ glucose trong máu, fructose không trực tiếp làm tăng đường huyết. Tuy nhiên, nếu hấp thụ quá mức, có thể trở thành chất béo trung tính trong cơ thể và gây béo phì.

Ngược lại, sucrose tạo thành từ glucose hoặc glucose và fructose sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Và nếu lượng insulin tiết ra nhiều hơn để giảm chỉ số đường huyết đã tăng cao, đường trở nên dễ tích thành chất béo.

Nên thông minh trong việc chọn hoa quả để không ăn quá nhiều đường hoặc trái cây chứa nhiều đường.

Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường 1
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh: “Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

2. Những người đang ăn kiêng cần biết: chỉ số đường trong các loại trái cây

2.1 Loại hoa quả có thể ăn thoải mái dù đã ăn đủ lượng tiêu chuẩn

Asuken khuyến cáo “chế độ ăn uống hạn chế đường loãng”, nếu mức tiêu chuẩn về lượng đường trong hoa quả ≤10g, có thể an tâm ăn như đồ ăn nhẹ. Vì có thể bổ sung thêm vitamin, khoáng chất và chất xơ, nên hãy bổ sung đủ lượng trái cây với mức đường thấp.

Hoa quả có lượng đường ≤ 10g  (phần trong ngoặc là lượng đường trong hoa quả)

– 20 quả việt quất (1.9 g)

– 5 quả dâu tây (2,8 g)

– 2 quả Biwa (5.4 g),…

Việt quất là loại hoa quả mà người bệnh có thể thoải mái ăn (ảnh: Internet)

2.2 Loại hoa quả nên chú ý tránh ăn quá nhiều

Cần chú ý đến các loại trái cây nhiều đường như glucose / sucrose làm tăng mức đường trong máu, và fructose dẫn đến tăng mỡ trung tính nếu dùng quá nhiều.

Hoa quả chứa nhiều đường (phần trong ngoặc là lượng đường trên 100g hoa quả)

– Nho (15,7 g)

– Hồng ngâm(13,3 g)

– Chuối (22,5 g)

– Táo (15,5 g)

– Xoài (16,9 g)

– Mận khô (khoảng 60g~80g),…

Chuối chín là loại hoa quả chứa rất nhiều đường (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTiểu đường có được ăn chuối không? Người bệnh nên ăn chuối như thế nào để không ảnh hưởng tới việc kiểm soát bệnh tiểu đường

2.3 Chỉ số đường trong các loại trái cây (lượng đường tương ứng trong 100g mỗi loại hoa quả)

Thấp Tên loại hoa quả Lượng đường trong 100g (g) Tiêu chuẩn tính lượng quả 100g
0.9 2/3 quả
Dâu 7.1 7 quả
Đu đủ 7.3 1/2 quả
Chanh 7.6 1 quả
Quýt 8.8 1/2 quả
Đào 8.9 2/3 quả
Biwa 9.0 2 quả
Bưởi chùm 9.0 1/3 quả
Dưa hấu 9.2 1/50 quả
Dưa vàng 9.9 1/6 quả
Cam Hassaku 10.0 1/3 quả
10.4 1/3 quả
Lyokan 10.6 1/2 quả
Cam Nhật 11.0 1 quả
Cam Naven 10.8 1/2 quả
Dứa 11.9 1/7 quả
Quả vả 12.4 1 quả
Lê ngoại 12.5 1/3 quả
Táo 13.1 1/2 quả
Kiwi 13.2 1 quả
Anh đào 14.0 10 quả
Hồng ngâm 14.3 1/2 quả
Nho 15.1 10 quả
Cao Chuối 21.4 1/2 quả

Theo tiêu chuẩn tính lượng quả 100g, ví dụ 100g là 1/2 quả chuối và 1/2 quả táo với kích thước trung bình. Do 10 quả mận khô vượt quá 100g, không nên ăn quá nhiều. Cần suy nghĩ về sự cân bằng khối lượng đường trong bữa ăn và chọn lựa một cách thông minh.

Cần có chế độ cân bằng lượng đường trong các bữa ăn (ảnh: Internet)

Các loại bánh kẹo như Dorayaki và Castella chứa khoảng 60g đường ứng với mỗi 100g, và thường dùng loại đường sucrose rất dễ làm tăng lượng đường trong máu. Phải chú ý cẩn thận ăn một lượng thích hợp khi ăn các loại bánh này, tốt hơn nên ăn trái cây.

Bạn đang xem bài viết:Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Uống nước cam quá nhiều có nguy hiểm không? Uống nước cam có dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường?
Nước cam là loại thực phẩm dinh dưỡng cho sức khỏe nhưng có ảnh...
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Guelph và Đại học Toronto...
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ...
Tiểu đường ăn xôi được không?
Liệu người tiểu đường ăn xôi được không vì gạo nếp là thực phẩm...
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Nên sử dụng gạo lứt thay gạo thường do chỉ số đường huyết của...
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Áp dụng ăn uống và luyện tập theo thực đơn giảm mỡ bụng trong...
Uống nước cam quá nhiều có nguy hiểm không? Uống nước cam có dẫn đến nguy cơ bệnh tiểu đường?
Khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách uống sữa
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường ăn xôi được không?
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Thực đơn giảm mỡ bụng trong 7 ngày
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer