Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2

Cỡ chữ:
A A

Những loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho người bị tiểu đường tuýp 2? Bạn hãy cẩn trọng lên thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 để giúp ổn định đường huyết để phòng ngừa mọi biến chứng.

1. Tầm quan trọng của việc kiểm soát chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2?

Việc thường xuyên ăn các đồ ăn giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, thịt và những sản phẩm từ sữa, thịt động vật đã chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, đồ uống có chứa nhiều đường…là nguyên nhân gây ra sự đề kháng Insulin – nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 1
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên áp dụng thực đơn riêng

Chính vì thế, theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ cho biết, sự thay đổi thói quen lựa chọn món ăn sẽ giúp ngăn ngừa và điều trị thậm chí là đảo ngược tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 2.

Thực đơn ăn uống tốt không những giúp ổn định mức đường huyết mục tiêu mà còn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, chứng rối loạn lipid máu và huyết áp cao…- biến chứng phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường.

2. Tổng hợp 6 lưu ý quan trọng trong thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2

Không có 1 công thức chung cho thực đơn của bệnh nhân tiểu đường. Do điều này còn tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, tình trạng bệnh, các bệnh bị kèm theo và sở thích của từng cá nhân. Nhưng có 6 lưu ý mà bệnh nhân tiểu đường đặc biệt là những người bị tiểu đường tuýp 2 cần phải nhớ để không bị tăng đường huyết gồm có:

– Bạn nên đa dạng các loại thực phẩm đưa vào trong thực đơn

– Bạn nên ăn vừa đủ với nhu cầu cơ thể

– Chia nhỏ nhiều bữa ăn/ngày, ăn chậm nhai kỹ

– Đảm bảo đường huyết không hạ, hay tăng quá mức

– Bạn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của thực đơn ăn uống.

– Tránh hầm, nhừ, chiên nướng, … tốt nhất là luộc

Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường cần lưu ý rằng không được bỏ bất cứ một bữa ăn nào trong ngày. Bạn nên ăn bữa ăn chính vào buổi sáng và trưa, nên ăn ít đi vào bữa tối, nên có ít nhất 3 bữa phụ giữa các bữa chính. Sau khi bạn ăn tối khoảng tầm 45 – 60 phút, bạn nên đi lại nhẹ nhàng để giúp cho cơ thể tiêu hao bớt đường, nhằm mục đích tránh tăng đường huyết vào buổi sáng.

thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2

3. Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 ăn hàng ngày

Bữa ăn sáng

Thực đơn ở bữa sáng gồm có:

– Tinh bột có trong các món nước như phở, mỳ, hoặc các loại ngũ cốc.

– Trái cây chín

– Protein: thịt nạc hoặc các loại hải sản có trong các món nước.

Bữa ăn trưa

– Tăng cường các chất xơ: các loại đậu, ngũ cốc, rau xà lách, bí ngô, rau dền, dưa chuột…

– Bổ sung protein từ các loại thịt nạc như thịt heo, thịt bò, thịt gà (đã được bỏ sạch da).

– Thực phẩm giàu vitamin như trái cây và các loại chất béo tốt chứa omega – 3 như là cá hồi, cá ngừ, bơ, dầu oliu hoặc các loại đậu,…

thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 - 3
Bổ sung thịt nạc vào thực đơn ăn uống

Bữa ăn tối

Đối với buổi tối, bạn nên ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa vào buổi tối, lượng năng lượng cần nạp vào ít hơn so với bữa sáng hoặc buổi trưa.

-Bổ sung thêm protein: như là cá hồi hoặc đậu phụ

-Chất xơ, vitamin, khoáng chất, magie, chất chống oxy hóa như các loại rau củ quả: bông cải xanh, đậu hà lan, cà chua.

4. Tham khảo thêm thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2

Bữa ăn sáng

– 1 bát phở + rau xà lách

– 1 trái chuối sau bữa sáng khoảng 30 phút.

Bữa ăn trưa

– 1/2 chén cơm.

– 1 tô canh rau dền.

thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 - 4
1 tô canh rau dền thanh mát bổ dưỡng

– Cá ngừ kho dứa (khoảng 1/4 trái dứa).

– 1/2 trái cam.

Bữa ăn tối

– 1/2 bát bún nhỏ. Bún: 2/3 chén con.

– Canh chua cá rô đồng.

– Bông cải xanh xào với 1/2 củ cà rốt.

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính với nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết và sống chung hòa bình với căn bệnh nếu như đảm bảo bằng thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 hợp lý. Hi vọng với thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2 trên đây sẽ giúp bạn chọn ra loại thực phẩm tốt nhất, chế biến đúng cách và sắp xếp nhu cầu năng lượng trong từng bữa ăn thật hợp lý.

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Trong một cuộc khảo sát quốc tế của nhóm nghiên cứu Nhật Bản tại...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Từ xưa, dân gian đã truyền tai nhau về cách chữa tiểu đường bằng...
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Cà chua là một món rau quen thuộc của mùa hè và cũng được...
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?
Có nhiều loại hoa quả có chứa đường nên bệnh nhân tiểu đường thường...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Chữa tiểu đường bằng tỏi – rượu tỏi chữa bệnh tiểu đường?
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường