“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Một loạt các nghiên cứu đã được công bố về việc nếu ăn những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như rau củ, hoa quả, bột ngũ cốc nguyên hạt, có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nếu hạn chế ăn nhiều thịt sống, thịt chế biến mà thay vào đó ăn nhiều rau củ và hoa quả, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể giảm.

1. Chế độ ăn với nền tảng là những thực phẩm có nguồn gốc thực vật làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Trên nền tảng những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật, Trường đại học Y tế công cộng tại Đại học Harvard tại Hoa Kỳ đã công bố nghiên cứu với nội dung: có thể giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu thực hiện chế độ ăn uống đa dạng với các loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, hoa quả, rau củ, các loại hạt, các loại đậu,…

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành điều tra theo sát hơn 200.000 nam nữ là nhân viên y tế tại Hoa Kỳ. Trong nghiên cứu lớn kéo dài này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi chế độ ăn uống, lối sống, tiền sử bệnh tiểu đường,…của đối tượng tham gia nghiên cứu trong hơn 20 năm. Khảo sát chế độ ăn uống dựa trên chỉ số thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Chỉ số này được phân chia cụ thể là chỉ số dương cho thực phẩm có nguồn gốc thực vật và chỉ số âm cho thực phẩm có nguồn gốc động vật.

Kết quả là, những người hấp thụ ít thực phẩm có nguồn gốc động vật và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người không theo chế độ ăn như vậy. Ngoài ra, những người có chế độ ăn uống lành mạnh dựa trên những loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có thể giảm 34% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mặt khác, những người có “chế độ ăn uống không lành mạnh” (ngũ cốc tinh chế, khoai tây, đồ uống có đường,..) có thể tăng 16% nguy cơ mắc bệnh.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi giảm 25~33% lượng thực phẩm có nguồn gốc động vật mỗi ngày và tăng lượng thực phẩm có nguồn gốc thực vật, có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, chất chống oxy hóa, axit béo không bão hòa, magie và chứa ít axit béo bão hòa, đây được coi là một yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, những thực phẩm có nguồn gốc thực vật giúp cho hệ vi sinh đường ruột khỏe hơn”.

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 1
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

2. Nếu ăn gấp 2 lần lượng rau củ và hoa quả, có thể giảm mạnh nguy cơ tử vong

Một nghiên cứu tổng hợp chỉ ra rằng nếu ăn gấp 2 lần lượng rau củ, hoa quả khuyến khích trong 1 ngày, có thể giảm các nguy cơ tử vong như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, ung thư,…Đây là nghiên cứu của Imperial College London ở Anh.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Bằng việc ăn rau và hoa quả, hàng triệu người có thể phòng ngừa việc chết sớm”.

Ở Anh, mọi người được khuyến khích nên ăn 400g rau và hoa quả mỗi ngày. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã chứng minh rằng việc ăn gấp 2 lần lượng rau củ, hoa quả là 800g mỗi ngày có hiệu quả tối đa trong phòng ngừa các loại bệnh khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các tài liệu nghiên cứu với đối tượng là khoảng 2 triệu người trên thế giới. Kết quả thu được là, khi hấp thụ 800g rau và hoa quả mỗi ngày, có thể giảm 24% nguy cơ đối với bệnh tim, 33% nguy cơ đột quỵ ,28% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 13% nguy cơ ung thư, 31% nguy cơ tử vong sớm.

Nếu lượng rau và hoa quả hấp thụ chưa đạt được mục tiêu thì cũng không nên từ bỏ. Bởi dù chỉ hấp thụ 200g mỗi ngày cũng có thể giảm 16% nguy cơ mắc bệnh tim, 18% nguy cơ đột quỵ, 13% nguy cơ mắc bệnh tim mạch, 4% nguy cơ ung thư và 15% nguy cơ tử vong sớm.

 

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 2
Ăn rau củ quả còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

cta kiến thức tiểu đườngBài viết hữu ích: Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

3. Khuyến khích sử dụng “Whole foods”- thực phẩm tươi chưa qua chế biến

Sau khi tiến hành điều tra những loại hoa quả và rau củ nào có hiệu quả trong phòng ngừa bệnh, các loại rau như rau trong món salad, rau lá xanh, các loại rau họ cải như bông cải xanh, các loại hoa quả như táo, lê, cam quýt có hiệu quả cao trong việc phòng bệnh tim mạch.

Trong phòng ngừa ung thư, các rau có màu xanh, vàng như rau bina và cà rốt, các loại rau họ cải như bông cải xanh, đậu xanh có hiệu quả phòng bệnh tốt.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng “Việc ăn rau và hoa quả có thể làm giảm huyết áp, cholesterol và giữ cho tình trạng mạch máu khỏe mạnh. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa có trong rau sẽ ngăn ngừa tổn thương DNA và giảm nguy cơ ung thư. Hơn nữa, chất xơ chứa nhiều trong rau có tác động tích cực đến vi khuẩn đường ruột”.

Bên cạnh đó, khi ăn rau củ, hoa quả nên ăn cả lá, ngọn, vỏ, không nên chỉ ăn phần củ, quả. Những loại thực phẩm này được gọi là “Whole foods”- thực phẩm tươi chưa qua chế biến hoặc thực phẩm được chế biến ít có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt hơn cho cơ thể.

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 3
Bông cải xanh có tác dụng tốt phòng chống ung thư

4. Chất xơ trở thành yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

“Nghiên cứu EPIC-InterAct” trong dự án nghiên cứu quốc tế châu Âu đã chứng minh rằng nếu hấp thụ nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí y khoa “Diabetologia” phát hành bởi Hiệp hội Tiểu đường Châu Âu (EASD).

Nghiên cứu EPIC-InterAct (EPIC – InterAct Study) là nghiên cứu thuần tập lớn nhất về bệnh tiểu đường trên thế giới, được hợp tác bởi 10 quốc gia, chủ yếu là châu Âu và được bắt đầu vào năm 2006.

Nghiên cứu được thực hiện với mục đích điều tra các yếu tố di truyền và yếu tố lối sống như chế độ ăn uống, vận động, hoạt động…liên quan đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2 và tìm ra phương pháp ngăn chặn sự khởi phát và chuyển biến nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu đã công bố với đối tượng gồm 12,403 người mới khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2, 16,835 người đối chiếu và kết quả của nghiên cứu thuần tập quy mô lớn của 350,000 người được tổng hợp bởi Đại học Cambridge.

Nhóm nghiên cứu đã phân loại các đối tượng nghiên cứu thành 4 nhóm từ người hấp thụ lượng chất xơ nhiều nhất đến người hấp thụ lượng chất xơ ít nhất, theo dõi trong 11 năm để điều tra nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2.

Kết quả chỉ ra rằng nhóm hấp thụ nhiều chất xơ nhất (≥26g trong 1 ngày) so với nhóm hấp thụ ít chất xơ nhất (<19g trong 1 ngày), nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 18%.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập và phân tích tổng hợp dữ liệu của Nghiên cứu EPIC-InterAct và 18 nghiên cứu của Hoa Kỳ và Châu Âu,…Nghiên cứu này thực hiện với quy mô hơn 41.000 trường hợp bệnh nhân mới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giảm 9% bằng việc tăng lượng chất xơ hấp thụ 10g/ ngày.

Các nhà nghiên cứu cho biết “Nếu thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất xơ, việc hấp thụ chất dinh dưỡng trở nên chậm hơn và hạn chế sự tăng lượng đường trong máu sau khi ăn. Ngoài ra, giúp dễ tạo cảm giác no bụng và thúc đẩy hormone tăng tiết insulin làm giảm đường huyết. Sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột cũng được cải thiện. Chất xơ cũng giúp kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể.”

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 5
Gạo lứt là thực phẩm chứa nhiều chất xơ

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về insulin

5. Chất béo động vật làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bơ làm nguy cơ tăng gấp đôi

Một nghiên cứu về việc nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên khi ăn quá nhiều bơ chứa axit béo bão hòa đã được công bố. Nghiên cứu này từ Đại học Rovira i Virgili ở Tây Ban Nha.

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 4
Bơ chứa nhiều axit béo bão hòa

Ở bờ biển Địa Trung Hải, người dân thường không ăn quá nhiều các loại thịt sống như thịt bò, thịt lợn mà thường ăn nhiều cá, đây là khu vực được biết là có rất ít người bị bệnh như nhồi máu cơ tim.

“PREDIMED” là một nghiên cứu có quy mô lớn, điều tra xem chế độ ăn Địa Trung Hải có hiệu quả trong việc phòng ngừa các bệnh tim mạch chính như nhồi máu cơ tim và suy tim hay không.

PREDIMED có nghĩa là “Phòng ngừa bệnh bằng chế độ ăn Địa Trung Hải”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 3,349 người tham gia PREDIMED. Sau 4,5 năm theo dõi, có 266 người bị khởi phát bệnh tiểu đường.

Kết quả là, những người hấp thụ nhiều axit béo bão hòa và chất béo động vật thì dễ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gấp hai lần so với những người hấp thụ ít hơn. Nếu ăn 12g bơ mỗi ngày, nguy cơ bị tiểu đường tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 4,5 năm.

Mặt khác, những người ăn sữa chua có thể giảm nguy cơ bị tiểu đường. Ngay cả những người ăn sữa chua có chứa chất béo cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường 6
Ăn sữa chua làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “Để giảm nguy cơ bệnh tiểu đường, nên giảm ăn các loại thịt mỡ nhiều axit béo bão hòa, chất béo động vật và thịt đã chế biến, nên chuyển sang sử dụng các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và dầu từ các loại hạt”.

Bạn đang xem bài viết: “Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường tại Chuyên mục Ăn uống và vận động

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cải thiện liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường bằng cách “đi bộ với bước chân dài thêm 10 cm”
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chỉ đi bộ có thể chưa...
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Yoga xuất phát từ Ấn Độ cổ đại và hiện nay đã được kết...
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Lựa chọn thức ăn thích hợp để ăn khi bạn bị bệnh tiểu đường...
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” đang phổ biến rộng rãi...
Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?
Tập thể dục với các môn thể thao lành mạnh mang lại nhiều lợi...
Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?
Chế độ ăn uống là điều quan trọng mà bệnh nhân tiểu đường luôn...
Cải thiện liệu pháp vận động điều trị bệnh tiểu đường bằng cách “đi bộ với bước chân dài thêm 10 cm”
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Tại sao chế độ ăn uống lại cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường?
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
Duy trì thói quen tập thể dục ở người đái tháo đường như thế nào là tốt?
Người tiểu đường có nên ăn hải sản không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường