Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Cỡ chữ:
A A
Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống có thể giúp ngăn chặn được bệnh tiến triển và những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh có thể mắc phải.

1. Định nghĩa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh mà các hormon như insulin sẽ không hoạt động hiệu quả để hạ lượng đường trong máu dẫn tới lượng đường trong máu tăng liên tục.

Mục tiêu của việc điều trị bệnh tiểu đường là bằng việc duy trì tình trạng kiểm soát tốt đường huyết, cân nặng, huyết áp, mỡ máu, có thể ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường (bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh) và xơ vữa động mạch (nhồi máu cơ tim, não nhồi máu, hoại tử chân), để đem lại sự khỏe mạnh cũng như cuộc sống năng động hàng ngày cho người bệnh. Nếu thực hiện hiệu quả điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống có thể ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của các biến chứng bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch.

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống 2
Mục tiêu của người tiểu đường là kiểm soát lượng đường huyết ở giới hạn cho phép (ảnh: Internet)

2. Chẩn đoán bệnh tiểu đường

Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường được thực hiện bởi bác sĩ dựa trên các tiêu chí đánh giá sau đây.

Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại chẩn đoán sự bất thường trong trao đổi chất đường

(1) Chỉ số đường huyết khi đói vào buổi sáng ≥126mg/dl Trường hợp kết quả xác nhận đúng với 1 trong số 4 mục từ (1) ~ (4), được chẩn đoán là bệnh tiểu đường.
(2) Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi làm xét nghiệm 75g OGTT ≥200mg/dl
(3) Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên ≥200mg/dl
(4) HbA1c ≥6.5%
(5) Chỉ số đường huyết khi đói vào buổi sáng <110mg/dl Trường hợp kết quả xác nhận chỉ số đường huyết đúng với mục từ (5) và (6), được chẩn đoán là bình thường.
(6) Chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi làm xét nghiệm 75g OGTT <140mg/dl

Những người có chỉ số xét nghiệm không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và bình thường nêu trên thì sẽ được chẩn đoán là bệnh tiền tiểu đường.

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết

3. Mục tiêu kiểm soát đường huyết

Giá trị mục tiêu kiểm soát  (Đối tượng tuổi dưới 65) (Chú thích 4)
Mục tiêu Mục tiêu nhằm bình thường hóa đường huyết (Chú thích 1) Mục tiêu phòng ngừa biến chứng  (Chú thích 2) Mục tiêu khi hiệu quả điều trị không tốt  (Chú thích 3)
HbA1c (%) <6.0 <7.0 <8.0

Mục tiêu điều trị được thiết lập riêng biệt dựa trên tuổi tác, thời gian mắc bệnh, rối loạn các cơ quan, nguy cơ hạ đường huyết, chế độ hỗ trợ,…

Chú thích 1) Mục tiêu trong trường hợp có thể đạt được bằng chế độ ăn uống và vận động thích hợp, hoặc trường hợp có thể đạt được khi điều trị bằng thuốc mà không có tác dụng phụ như hạ đường huyết.

Chú thích 2) Từ quan điểm phòng ngừa các biến chứng, đặt giá trị mục tiêu của HbA1c là <7%. Tiêu chuẩn chỉ số đường huyết tương ứng cụ thể: chỉ số đường huyết lúc đói <130 mg/dl và chỉ số đường huyết 2 giờ sau khi ăn <180 mg/dl.

Chú thích 3) Mục tiêu trong trường hợp khó tăng cường việc điều trị do tác dụng phụ của hạ đường huyết và lý do khác.

Chú thích 4) Giá trị mục tiêu ở người trưởng thành và ngoại trừ trường hợp phụ nữ mang thai.

Đối với người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên sẽ đặt ra các mục tiêu riêng dựa theo đặc điểm và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

4. Những điểm chú ý của liệu pháp ăn uống

Liệu pháp ăn uống là liệu pháp cơ bản cần thực hiện trong điều trị bệnh tiểu đường. Để thực hiện liệu pháp này, nên cố gắng thực hiện chế độ ăn uống tốt, cân bằng dinh dưỡng với lượng năng lượng thích hợp.

4.1 Thực hiện chế độ ăn uống với lượng năng lượng thích hợp

Lượng năng lượng thích hợp đối với mỗi người đều khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng, sinh hoạt hàng ngày. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của bác sỹ về lượng năng lượng thích hợp.

Tiêu chuẩn về lượng năng lượng trong 1 ngày

Lượng năng lượng hấp thụ (kcal)= lượng hoạt động thể chất (* 1) x cân nặng tiêu chuẩn (* 2)

* 1 lượng hoạt động thể chất (kcal)

* 2 cân nặng tiêu chuẩn (kg) = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22

Tiêu chuẩn lượng hoạt động thể chất

Lao động nhẹ (phần lớn là những người làm văn phòng) 25~30 kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.

Lao động phổ thông (phần lớn là những người làm các công việc phải đứng) 30~35 kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.

Lao động nặng (phần lớn là những người làm các công việc chân tay) 35~ kcal/kg cân nặng tiêu chuẩn.

4.2 Ăn đủ 3 bữa 1 ngày và ăn điều độ

“Ăn gộp bữa” như 1 ngày chỉ ăn một hoặc hai lần sẽ khiến bệnh tiểu đường trở nên xấu đi. Vì vậy hãy cố gắng ăn điều độ ba bữa một ngày.

4.3 Chú ý không làm mất cân bằng dinh dưỡng

Hãy chú ý thực hiện chế độ ăn uống tốt, cân bằng dinh dưỡng đảm bảo đủ bữa chính, món chính, món phụ.

4.4 Hãy vận dụng bảng trao đổi thực phẩm để thực hiện điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Để thực hiện chế độ ăn uống tốt, cân bằng dinh dưỡng, tốt nhất nên sử dụng “Bảng trao đổi thực phẩm để thực hiện điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống”.

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống 3
Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường

5. Chú ý khác về việc ăn uống

– Ăn chậm, nhai kỹ.

– Tập thói quen tính toán về lượng thức ăn.

– Lập một bản ghi chép bữa ăn và kiểm tra bữa ăn của bản thân.

– Vận dụng bảng thành phần dinh dưỡng để ăn và chuẩn bị thức ăn.

– Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo và nước giải khát.

– Chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

– Nêm nếm gia vị vừa phải, nhẹ nhàng.

6. Chú ý trong sinh hoạt hằng ngày

– Sinh hoạt điều độ.

– Kiểm tra cân nặng định kỳ.

– Tập thói quen vận động thân thể.

– Không hút thuốc.

– Về nguyên tắc, không uống những đồ uống có cồn.

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống 4
Kiểm tra cân nặng thường xuyên (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNgoài ra bệnh nhân tiểu đường nên chú ý về chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường để kiểm soát bệnh tốt hơn

7. Bảng trao đổi thực phẩm để thực hiện điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Để hấp thụ đủ năng lượng và chất dinh dưỡng theo chỉ định của bác sĩ, nếu bệnh nhân có thể thực hiện chế độ ăn uống kết hợp lượng thích hợp tùy từng loại thực phẩm sẽ rất tốt đối với bệnh tiểu đường. Ngoài ra, phần này sẽ đưa ra ví dụ về phân chia tỷ lệ trong bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.

– “Bảng trao đổi thực phẩm” dựa trên hàm lượng lớn chất dinh dưỡng chứa trong nhiều loại thực phẩm phổ biến thường ngày, chia các loại thực phẩm thành sáu nhóm thực phẩm (sáu bảng) và gia vị.

– Trong tiêu chuẩn đo lượng thực phẩm hấp thụ, 1 lượng tương đương 80 kcal là 1 đơn vị và có hiển thị trọng lượng (g) cho mỗi đơn vị.

– Trong “Bảng trao đổi thực phẩm”, bệnh nhân có thể trao đổi thực phẩm trong cùng một nhóm để duy trì cân bằng dinh dưỡng.

– Đơn vị được chỉ định trong một ngày (lượng năng lượng được chỉ định hấp thụ) sẽ có trong ví dụ về phân chia tỷ lệ bữa ăn cân bằng dinh dưỡng.

Trong chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường, nên phân chia đồng đều lượng thực phẩm trong bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.

7.1 Nguyên tắc phân chia tỉ lệ bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, bữa phụ

Điều trị tiểu đường bằng chế độ ăn uống 1
Nguyên tắc phân chia tỷ lệ bữa sáng, bữa trưa, bữa tối, bữa phụ (ảnh: Internet)

7.2 Phân loại thực phẩm của bảng trao đổi thực phẩm

Phân loại thực phẩm Loại thực phẩm
Thực phẩm giàu carbohydrate (Nhóm I) Bảng 1 Ngũ cốc, khoai tây, các loại rau giàu carbohydrate, các loại hạt, đậu (trừ đậu tương) – Là những thực phẩm chứa nhiều tinh bột trong số các carbohydrate.

– Chứa ít protein.

– Các loại thực phẩm trong bảng này: ngũ cốc, khoai tây và các thực phẩm chế biến từ ngũ cốc, khoai tây, các loại rau củ như bí ngô, các loại hạt như hạt dẻ và hạt bạch quả, các loại đậu khác ngoài đậu tương.

Bảng 2 Hoa quả – Là những thực phẩm có chứa nhiều fructose và glucose trong số các carbohydrate.

– Giàu chất xơ, vitamin C, khoáng chất

– Tất cả các loại hoa quả (trừ quả bơ) thuộc bảng này.

Thực phẩm giàu protein (Nhóm II) Bảng 3 Hải sản, đậu tương và các chế phẩm từ hải sản, đậu tương; trứng, pho mát, thịt – Là những thực phẩm chứa nhiều protein có lợi

– Chứa lượng chất béo tương đối lớn.

– Là nguồn cung cấp vitamin B và khoáng chất.

– Các loại hải sản, chế phẩm từ đậu tương, trứng, pho mát, thịt thuộc bảng này.

Bảng 4 Sữa, các chế phẩm từ sữa (trừ pho mát) – Là những thực phẩm chứa nhiều canxi.

– Chứa nhiều protein có lợi.

– Chứa lactose trong số các carbohydrate.

– Chứa lượng chất béo tương đối lớn.  -Sữa, các chế phẩm từ sữa (trừ pho mát) thuộc bảng này.

Thực phẩm giàu chất béo (Nhóm III) Bảng 5 Các loại hạt giàu chất béo, thực phẩm béo – Là những thực phẩm chứa nhiều chất béo.

– Các loại hạt giàu chất béo, mỡ thịt, bơ,…thuộc bảng này.

Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất (nhóm IV) Bảng 6 Rau củ (trừ một số loại rau giàu carbohydrate), rong biển, nấm, rau câu – Là những thực phẩm chứa chất dinh dưỡng chuyển hóa thành năng lượng.

– Là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.

– Rau, rong biển, nấm, rau câu thuộc bảng này.

Gia vị Miso, rượu gạo nấu ngọt, đường,… – Là các loại gia vị chứa đường, protein, chất béo,…

– Miso, rượu gạo nấu ngọt, đường, các loại nước sốt(cà ri, thịt băm)…thuộc bảng này.

Bạn đang xem bài viết:Điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Vitamin D có tác dụng thúc đẩy hấp thụ canxi trong cơ thể, giúp...
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu nên có những lưu ý đặc...
Thực đơn dành cho người tiểu đường
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là một yếu tố vô cùng quan trọng...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Thuốc lá và các chất kích thích gây nhiều bệnh, đặc biệt với bệnh...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn dành cho người tiểu đường
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Gợi ý 5 loại thực phẩm giúp cai thuốc lá và cân bằng đường huyết
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường