Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?

Cỡ chữ:
A A
Các kỳ nghỉ lễ cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà nhiều người lơ là trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Vì trong dịp nghỉ này, người ta thường tổ chức rất nhiều sự kiện cuối năm và năm mới như tiệc tất niên, giao thừa,… với rất các món ăn có chứa hàm lượng calo cao. 

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể tận hưởng các bữa tiệc năm mới mà vẫn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.

1. Ăn uống vừa phải

Ngay cả vào cuối năm và đầu năm, lượng calo tiêu chuẩn của các bữa ăn trong ngày không hề thay đổi. Do đó, hãy ghi nhớ các hướng dẫn của bác sĩ và tránh ăn quá nhiều. 

Bạn có thể áp dụng một số mẹo như:

– Không làm quá nhiều món ăn cùng một lúc

– Khi lấy đồ ăn ra đĩa/bát, chỉ lấy một lượng vừa phải.

2. Cẩn thận với các món ăn nhiều calo

Các món ăn hay được nấu vào những dịp này thường chứa rất nhiều calo, dầu mỡ và muối. Trong các bữa ăn, hãy tránh xa các món ăn chứa nhiều chất béo hoặc món ăn mặn. Ngoài ra, bánh kẹo hoặc một số món thường ăn vào dịp năm mới sử dụng rất nhiều đường, do đó nên chú ý hạn chế ăn các loại này.

3. Tránh ăn thịt mỡ

Các loại thịt như thịt bò và thịt lợn có hàm lượng calo cao, khoảng 80kcal mỗi 10g, do đó nên loại bỏ phần mỡ khi nấu ăn hoặc không ăn thịt mỡ trong các bữa ăn.

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết? 0
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì chế độ ăn uống trong ngày nghỉ tết (Ảnh: Internet)

4. Ăn nhiều rau

Rau chứa ít calo, giàu vitamin, khoáng chấtchất xơ. Do đó, hãy thêm vào thực đơn của bạn 1 ít salad làm từ cần tây, cà chua, dưa chuột, rau diếp, bắp cải, và các loại rau như rau bina, để bữa ăn được cân bằng dinh dưỡng.

5. Cẩn thận với trái cây

Tuy trái cây có nhiều chất xơ, giàu vitamin và khoáng chất, nhưng chúng lại chứa nhiều fructose, vì vậy ăn quá nhiều cũng không tốt. Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 80kcal. Không nên ăn các loại cam hoặc táo đã cắt sẵn để trong hộp, thay vào đó hãy mua nguyên quả và về tự chế biến.

6. Cẩn thận với đồ uống có cồn

Rượu có hàm lượng cao 7kcal/g và làm tăng sự thèm ăn. Uống rượu có thể khiến bạn dễ mất kiểm soát nên sẽ thường bị ăn quá nhiều hoặc uống quá nhiều trong các bữa tiệc. Ngoài ra, đối với những người đang uống thuốc điều trị, uống rượu có thể có ảnh hưởng xấu đến công dụng của thuốc. 

7. Hạn chế nhận các lời mời đi ăn uống

Khi nhận được những lời mời đi ăn hoặc uống rượu, hãy từ chối nếu không phải trường hợp quá cần thiết. 

8. Chú trọng giao lưu với mọi người trong các bữa tiệc

Mục đích của một bữa tiệc không phải là để ăn và uống, mà là cơ hội để giao lưu làm quen và tạo tương tác giữa mọi người. Do đó, thay vì ăn và uống quá nhiều, hãy làm quen và nói chuyện nhiều hơn với bạn bè, đồng nghiệp và người thân. 

9. Vận động sau bữa ăn

Sau những bữa tiệc ngập tràn đồ ăn, tại sao bạn không chăm chỉ vận động để tiêu hao bớt lượng calo đã nạp vào cơ thể. Đi bộ là cách vận động dễ dàng nhất, vì vậy hãy đi bộ từ 30 đến 40 phút sau khi ăn từ 1 – 2 giờ.

10. Thường xuyên kiểm tra cân nặng

Hãy kiểm tra cân nặng mỗi ngày. Và khi thấy bản thân tăng cân, hãy có ý thức vận động nhiều hơn.

11. Chú ý khi ăn lẩu

Lẩu là một món ăn có sử dụng rất nhiều rau, vậy tại sao bạn lại không đưa lẩu vào thực đơn của gia đình bạn? Đây là một món ăn rất dễ làm và có thể đồng thời sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau. Hãy cho thêm nhiều rau, nấm, rong biển,… vì chúng sẽ giúp bạn no mà không hề chứa nhiều calo.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì trong dịp nghỉ tết?” tại Chuyên mục:Ăn uống&Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅
Hầu hết những người bị bệnh đái tháo đường (tiểu đường) đều ít vận...
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường
Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công thức chế biến khác...
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
“Sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” đang phổ biến rộng rãi...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
7 bài tập thể dục cho người tiểu đường ✅
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường
Ứng dụng “sự tự nhận thức – nắm giữ cảm xúc” trong liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer