Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện thể thao, dễ mệt mỏi và là yếu tố nguy cơ khiến cơ thể gặp các tình trạng nguy hiểm như hạ đường huyết, mất nước. Dưới đây là bài tổng hợp những phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng và đặc biệt cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường.

Ông Sandeep Mannava, Khoa Phẫu Thuật Chỉnh Hình, Trung tâm Y tế đại học Rochester, Hoa Kỳ cho biết: “Tình trạng say nắng vào mùa hè nếu nặng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, khi nắng nóng, bên cạnh việc duy trì vận động, nếu mọi người duy trì thực hiện đầy đủ các biện pháp ứng phó với nắng nóng thì không cần quá lo lắng”.

Ông Mannava cũng đã chỉ ra: “Tích cực vận động trong 1 năm có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và tâm trí, đối với bệnh nhân tiểu đường, duy trì vận động là một yếu tố quan trọng giúp kiểm soát đường huyết, kiểm soát bệnh tốt hơn. Tháng 8, khi nhiệt độ giảm bớt là thời điểm tốt để tiếp tục tập thể dục. Tuy nhiên, mọi người đừng quên thực hiện một biện pháp phòng ngừa đơn giản vào những ngày nhiệt độ tối đa vượt quá 30°C”. Ông cũng đưa ra những lời khuyên như sau để có thể vận động an toàn trong những ngày nắng nóng.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng

10 phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng: 

● Bổ sung nước vào những ngày nắng nóng là điều cần thiết

Cơ thể thải độc bằng cách đổ mồ hôi, bên cạnh đó, mồ hôi hút nhiệt từ cơ thể và ngăn không cho nhiệt độ cơ thể tăng lên quá cao. Tuy nhiên nếu không bù đủ số lượng nước đã mất qua việc đổ mồ hôi, cơ thể có thể bị mất nước và suy giảm khả năng điều nhiệt cũng như khả năng vận động. Vì vậy khi trời nóng cần thiết phải cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể.

Bên cạnh việc mất nước, đổ mồ hôi cũng gây ra mất muối của cơ thể. Cơ thể thiếu muối sẽ khiến quá trình phục hồi thể trạng mệt mỏi vì nóng diễn ra chậm hơn, vì thế, cần thiết khi luyện tập phải bổ sung khoảng 0,1 đến 0,2% nước muối.

Về việc bổ sung nước cho cơ thể, cơ bản sẽ cần bù lượng nước đã mất, nhưng rất khó để có thể bù lại hoàn toàn lượng nước trong khi tập thể dục. Ngay cả khi cơ thể không đổ mồ hôi, vẫn cần chú ý bổ sung lượng nước đúng cách.

Đầu tiên, khoảng 20-30 phút trước khi tập thể dục, bạn hãy uống một ly nước. Sau đó, trong khi tập, hãy bù thêm khoảng nửa ly nữa.

Đối với những bệnh nhân bị huyết áp cao hoặc có vấn đề về tim mạch sẽ cần bù nước khoảng 15 phút một lần.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 1
Mọi người luôn phải bổ sung nước khi tập luyện

● Chú ý đến thời gian vận động

Khi vận động, nên tránh thời gian nắng nóng trong ngày. Vận động có hiệu quả vào thời gian sáng sớm và chiều tối khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn. Không tập thể dục trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều vào những ngày nắng khi nhiệt độ tăng cao.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng thì nhịp tim cũng tăng vì thế mọi người cần lưu ý khi nhịp tim tăng cao hơn bình thường trong khi tập luyện. Mọi người có thể thực hiện các bài tập như đi bộ trong khi nghỉ giải lao dưới bóng cây.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 2
Cần chú ý tới thời gian vận động để tránh không mệt mỏi quá sức

● Chú ý đến trang phục tập luyện

Khi vận động thể dục, điều quan trọng là phải nghỉ ngơi thường xuyên và cung cấp nhiều nước. Nhưng mọi người cũng cần chú ý tới trang phục.

Một số lưu ý về trang phục để ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt như: (1) loại vải có chức năng tỏa nhiệt dễ dàng cho cơ thể, (2) loại vải ngăn chặn sự hấp thụ nhiệt từ không khí bên ngoài.

Khi trời nóng, sử dụng quần áo sáng màu, thấm hút mồ hôi và thoáng khí. Nếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp bên ngoài, tránh mặc đồ tối màu và cần đội mũ.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 3
Cần chú ý tới trang phục tập luyện

● Tránh uống đồ uống có cồn

Cần chú ý vấn đề này vì các đồ uống có cồn không thể thay thế cho việc bổ sung nước cho cơ thể. Uống đồ uống cồn trong khi vận động thể dục hoặc trước khi tập làm thúc đẩy quá trình mất nước. Ngay cả khi bạn nghĩ đã cung cấp đầy đủ nước, nếu bổ sung thêm đồ uống có cồn, cơ thể vẫn bị mất nước khiến dễ bị say nắng và chấn thương.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 4
Tránh uống đồ uống có cồn khi tập luyện

● Chú ý đến các loại đồ uống thể thao

Có nhiều người sử dụng đồ uống thể thao để cung cấp nước. Nhưng khi dùng với mục đích cung cấp năng lượng, hiệu quả của các hoạt động vận động như đi bộ để giảm cân và kiểm soát lượng đường trong máu sẽ bị giảm đi.

Một tính năng của đồ uống thể thao là có chứa một số khoáng chất có mang điện tích như natri và kali…giúp cải thiện quá trình trao đổi chất, hoạt động cơ.

Do đó nếu cần thiết, mọi người có thể sử dụng loại không đường ít calo.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 5
Chú ý đến các loại đồ uống thể thao

● Không tập thể dục quá sức khi trời nóng

Nhiệt độ càng cao, độ ẩm ở cùng nhiệt độ càng cao dẫn đến tăng cao nguy cơ say nắng. Ngoài ra, cường độ vận động càng cao, sự sản xuất nhiệt trong cơ thể càng cao và nguy cơ say nắng cũng tăng lên.

Không giống như các vận động viên được đào tạo để có thể chơi thể thao trong môi trường nóng, người bình thường nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng khi tập thể dục trong thời tiết nóng sẽ rất nguy hiểm. Khi đó, vận động cũng không đạt hiệu quả cao. Điều quan trọng là cần điều chỉnh cường độ vận động theo sự thay đổi thời tiết, có khoảng thời gian nghỉ giải lao thích hợp và bổ sung nước đầy đủ.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 6
Không tập thể dục quá sức khi trời nóng

● Chú ý đối với bệnh nhân đang dùng thuốc

Những người dùng các loại thuốc làm tăng lượng nước tiểu như thuốc lợi tiểu hay nhóm thuốc ức chế SGLT2 dễ có xu hướng bị say nắng. Nếu đang dùng các loại thuốc này, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi vận động khi trời nóng.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 7
Chú ý đối với bệnh nhân đang dùng thuốc

● Cơ thể cần có sự thích nghi với nhiệt độ

Khi thời tiết nắng nóng gay gắt, mọi người nên tạo sự thích nghi với nhiệt độ bằng cách giảm vận động và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ trong vài ngày trước khi nắng nóng. Điều này có liên quan đến việc điều hòa thân nhiệt trong môi trường nóng và ẩm, giúp thích nghi tốt hơn.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 8
Cơ thể cần có sự thích nghi với nhiệt độ

● Cẩn thận tập luyện khi suy giảm thể chất

Khi cảm thấy không khỏe, chức năng điều nhiệt của cơ thể suy giảm. Điều này có thể dẫn đến say nắng. Do đó nếu đang cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, sốt, cảm lạnh, tiêu chảy… mọi người không nên tập thể dục mạnh.

Những người có thể lực thấp, mắc bệnh tiểu đường, những người không quen với nhiệt, những người bị say nắng… cần phải cẩn thận và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 9
Cẩn thận tập luyện khi suy giảm thể chất

>> Xem thêm chi tiết: “Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”

● Cân trọng lượng trước và sau khi vận động thể dục

Bằng cách cân trước và sau khi vận động thể dục, mọi người có thể biết lượng nước bị mất. Cần chú ý sau khi tập luyện không bị giảm quá 2% trọng lượng cơ thể.

Hãy tập thói quen cân trước, sau khi tập thể dục, hay cân vào mỗi sáng khi thức dậy để có thể kiểm soát được tình trạng thể chất.

Những người béo phì tạo ra nhiều nhiệt lượng hơn với cùng cường độ vận động như những người có cân nặng bình thường. Nếu mỡ cơ thể tăng quá nhiều, nó sẽ ngăn nhiệt thoát ra ngoài, khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng 10
Cân trọng lượng trước và sau khi vận động thể dục

Tập luyện có thể giúp bệnh nhân tiểu đường có thể cải thiện được tình trạng béo phì và kiểm soát lượng đường trong máu. Trong thời tiết mùa hè, nhiệt độ tăng cao, mọi người nên cố gắng tuân thủ tốt các biện pháp giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng, khỏe mạnh.

Bạn đang xem bài viết:Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
Cần xây dựng khoa học thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp...
“Tiểu đường uống rượu được không?”
Tiểu đường uống rượu được không? Không phải bị tiểu đường là không thể...
Miếng dán da có thể đo đường huyết
Một loại hệ thống đo đường huyết mới đã được phát triển bởi nhóm...
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Hoa quả là một trong những loại thực phẩm khó lựa chọn phù hợp...
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Hiểu được chỉ số Glycemic index và chỉ số glycemic load là gì sẽ...
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Columbia đã công bố một nghiên cứu...
Thực đơn cho người tiểu đường cao huyết áp
“Tiểu đường uống rượu được không?”
Miếng dán da có thể đo đường huyết
Cách chọn hoa quả phù hợp trong chế độ ăn uống hạn chế đường
Chỉ số đường huyết và chỉ số glycemic load là gì?
Ngồi quá lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nguy cơ tử vong cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường