Bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao đều tiến triển mà không có triệu chứng cụ thể và gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Những người mắc bệnh tiểu đường thường có xu hướng dễ bị huyết áp cao nên có thể nói huyết áp cao cũng là vấn đề đáng lo ngại trong bệnh tiểu đường.

1. Bệnh nhân tiểu đường cũng cần kiểm tra huyết áp

Người ta nói rằng số bệnh nhân bị huyết áp cao ở Nhật Bản là khoảng 43 triệu người và có thể nói rằng đây là một bệnh phổ biến trong cả nước. Cũng giống như vậy, bệnh tiểu đường cũng đang ngày càng xuất hiện nhiều, số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bao gồm cả nhóm tiền tiểu đường ở Nhật Bản là 20,5 triệu người. Và những người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng dễ bị huyết áp cao, người ta đã chỉ ra rằng khoảng 40~60% bệnh nhân tiểu đường bị huyết áp cao.

Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao đều tiến triển mà không có triệu chứng cụ thể và gây ra nhiều biến chứng khác nhau. Các bệnh này có khả năng trực tiếp dẫn đến tử vong và một số bệnh đáng sợ như đột quỵ, nhồi máu cơ tim- nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Nhật Bản cũng phát triển do sự tiến triển của xơ vữa động mạch với nguyên nhân là từ tác động của bệnh tiểu đường và huyết áp cao. Bệnh thận do tiểu đường cũng sẽ tiến triển nhanh chóng do huyết áp cao.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 1
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao có liên quan đến nhau (ảnh: Internet)

Những người mắc bệnh tiểu đường cần tích cực điều trị ngay cả khi tăng huyết áp nhẹ. Việc bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp cùng với lượng đường trong máu tốt hay không, có thể sống khỏe mạnh trong bao lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bệnh nhân.

2. Huyết áp là gì? Huyết áp cao là gì?

Huyết áp là áp lực tác động vào bên trong mạch máu khi máu lưu thông. Có hai lý do trực tiếp khiến huyết áp tăng cao. Một là các mạch máu trở nên cứng và khó mở rộng, thứ hai là quá nhiều lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 2
Tình trạng mạch máu khi huyết áp bình thường và huyết áp cao (Ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp: Huyết áp bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi các yếu tố nhất thời như hút thuốc, tắm và các yếu tố lâu dài trong đó các tác động sẽ xuất hiện dần dần như thiếu vận động, lão hóa

Những yếu tố gây huyết áp cao

Ăn nhiều muối, hút thuốc, ăn quá nhiều, căng thẳng, cố gắng đi tiểu, béo phì, thiếu vận động, mùa đông, thời tiết lạnh, uống rượu, thể trạng di truyền, lão hóa, các bệnh làm tăng huyết áp như tăng đường huyết và xơ vữa động mạch.                                                               

Những yếu tố làm giảm huyết áp

Ngủ, nghỉ ngơi, tắm rửa, thói quen tập luyện, mùa hè, thời tiết nóng, uống lượng rượu thích hợp (phạm vi được bác sĩ đánh giá là có thể uống).

Dấu hiệu chẩn đoán huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao thường được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu (huyết áp khi tim co bóp và đẩy máu ra, còn gọi là huyết áp cao nhất) là 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tại thời điểm tim giãn ra, còn gọi là huyết áp thấp nhất) là 90 mmHg trở lên.

Nguyên nhân huyết áp tăng cao: Hơn 90% bệnh nhân bị “huyết áp nguyên phát”- tình trạng huyết áp cao không rõ nguyên nhân. Có nhiều yếu tố khác nhau gây huyết áp cao như thói quen ăn uống nhiều muối, béo phì, bất thường về việc tiết hormone, yếu tố di truyền,…Ngoài ra, còn có tình trạng “huyết áp thứ phát”- là tình trạng huyết áp tăng cao do các bệnh khác.

Triệu chứng của huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao nhẹ sẽ không có triệu chứng gì cả. Nhưng khi tình trạng huyết áp cao tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đánh trống ngực, chóng mặt, cứng vai, tê ở tay và chân,…

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 3
Nếu tình trạng huyết áp cao tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, đánh trống ngực, chóng mặt,…(ảnh: Internet)

Biến chứng của huyết áp cao: Khi bệnh nhân để tình trạng huyết áp cao tiếp tục kéo dài, các biến chứng khác nhau như đột quỵ, bệnh tim, bệnh thận, bệnh võng mạc,…sẽ xảy ra. Các biến chứng này có liên quan chặt chẽ với việc tình trạng tăng huyết áp gây tổn thương thành mạch máu và làm tiến triển xơ vữa động mạch.

Những điểm cần lưu ý: Huyết áp cao cũng giống như bệnh tiểu đường, thường có ít các triệu chứng cơ năng (>>để hiểu chi tiết bệnh nhân hãy xem ngay bài viết: triệu chứng bệnh tiểu đường), vì vậy bệnh nhân thường có xu hướng không nhận ra tình trạng huyết áp cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không khám bệnh định kỳ và tiếp tục duy trì điều trị thích hợp, các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra.

3. Lý do tình trạng huyết áp cao lại trở thành vấn đề đáng lo ngại trong bệnh tiểu đường

Lý do 1: Có nhiều người có huyết áp cao bị bệnh tiểu đường.

Khoảng 40~60 % bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có huyết áp cao, tỷ lệ này cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, do có nhiều trường hợp bệnh nhân có huyết áp bắt đầu tăng cao thường xuyên từ khi còn trẻ và có nhiều bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài, do đó tần suất xuất hiện các biến chứng sẽ cao hơn. Những yếu tố sau đây khiến những bệnh nhân tiểu đường dễ bị tăng huyết áp.

(1) Lượng đường trong máu cao làm tăng lượng máu lưu thông

Khi lượng đường trong máu cao, áp suất thẩm thấu máu sẽ tăng cao. Do đó, lượng nước từ bên trong tế bào sẽ ra khỏi tế bào, sự hấp thụ nước từ thận sẽ tăng lên, chất dịch cơ thể và lượng máu sẽ tăng lên, dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao.

(2) Nhiều bệnh nhân tiểu đường béo phì

Khi bị béo phì, các dây thần kinh giao cảm (một trong những dây thần kinh tự trị hoạt động ở trên tim và mạch máu) bị căng thẳng, các hormone (adrenaline, noradrenaline,…) làm tăng huyết áp được tiết ra nhiều hơn và dẫn đến tình trạng huyết áp cao. Những người mắc bệnh tiểu đường (tiểu đường tuýp 2) thường bị béo phì và dễ bị huyết áp cao.

>> Xem ngay bài viết liên quan: Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

(3) Bệnh nhân tiểu đường có tính kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng độ nhạy cảm của các tế bào dưới tác dụng của insulin bị giảm. Bản thân tính kháng insulin là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, nhưng đồng thời, việc insulin được tiết ra với số lượng lớn để bù cho insulin trở nên kém hiệu quả hơn sẽ gây ra “tăng insulin máu”. Trong tăng insulin máu sẽ xuất hiện các hiện tượng như trương lực hệ giao cảm, natri (muối) khó bài tiết ở thận, sự phát triển của các tế bào cấu thành thành mạch máu được thúc đẩy, nên mạch máu khó mở rộng, lượng máu tăng lên dẫn đến huyết áp cao.

>> Đọc ngay bài viết Tìm hiểu về Insulin để hiểu rõ về cơ chế hoạt động của Insulin

(4) Huyết áp cao do bệnh thận tiểu đường

Nếu bệnh nhân có biến chứng bệnh thận tiểu đường, hormone (renin) làm tăng huyết áp sẽ được tiết ra từ thận, chức năng lọc máu giảm, lượng máu tăng dẫn đến huyết áp tăng cao.

Lý do 2: Khiến tình trạng xơ vữa động mạch dễ xảy ra hơn

Xơ vữa động mạch là hiện tượng động mạch cứng, không đàn hồi và đường kính trong của mạch máu bị thu hẹp. Đây là một căn bệnh đáng sợ gây ra cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,…

Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn lipid máu (tăng lipid máu), béo phì,…Bốn nguyên nhân này có ảnh hưởng xấu đến nhau, đồng thời đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch tiến triển, gây ra một vòng luẩn quẩn rất khủng khiếp gọi là “hội chứng chuyển hóa”.

Cụ thể, khi xem xét con số chỉ nguy cơ bệnh tiểu đường và huyết áp cao gây ra đối với các bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não, trường hợp lấy mức độ nguy cơ đối với người khỏe mạnh là 1 thì con số này cao gấp 2~3 lần đối với người bị bệnh tiểu đường, 2~3 lần đối người bị huyết áp cao và gấp 6~7 lần đối với người bị bệnh tiểu đường và huyết áp cao.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 4
Bệnh tiểu đường, huyết áp cao và nguy cơ khởi phát bệnh tim mạch và bệnh mạch máu não (Ảnh: Kienthuctieuduong.vn)

>> Tìm hiểu về mối liên quan giữa: Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch

Lý do 3: Đẩy nhanh sự tiến triển của các biến chứng bệnh tiểu đường

Huyết áp cao cũng làm tăng tốc độ khởi phát và tiến triển của biến chứng bệnh thận tiểu đường. Thận là một cơ quan lọc máu để tạo ra nước tiểu và lượng máu lớn liên tục chảy qua thận. Do đó, khi huyết áp cao, rất nhiều gánh nặng được đặt lên thận. Một khi bệnh thận khởi phát, huyết áp sẽ tăng lên cùng với sự tiến triển của bệnh thận, điều này càng làm bệnh thận chuyển biến xấu hơn.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 5
Huyết áp cao là bệnh thận tiến triển, bệnh thận làm huyết áp tăng cao (Kienthuctieuduong.vn)

Ngoài ra huyết áp cao cũng có tác động tiêu cực đến các mạch máu ở võng mạc và đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh võng mạc tiểu đường.

4. Cách hạ huyết áp

4.1 Nên hạ thấp đến mức nào?

Bệnh nhân thường được chẩn đoán là huyết áp cao khi huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương tương ứng là 140/90 mmHg trở lên. Đối với những người bị bệnh tiểu đường, huyết áp ở giới hạn trên của mức bình thường cũng là đối tượng cần điều trị để phòng ngừa các biến chứng và nên kiểm soát theo giá trị huyết áp khi đo tại phòng khám là dưới 130/80 mmHg. Nếu bệnh nhân đo huyết áp tại nhà, huyết áp thường sẽ thấp hơn một chút so với khi đo tại phòng khám. Do đó, giá trị mục tiêu của huyết áp đo tại nhà phải dưới 125/75 mmHg.

Tiêu chuẩn kiểm soát huyết áp (đơn vị: mmHg)

Huyết áp đo tại phòng khám Huyết áp đo tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường < 130/80 < 125/75
Thanh niên, trung niên, giai đoạn đầu cao tuổi (trong khoảng ≥ 65 tuổi và <75 tuổi) < 140/90 < 135/85
Giai đoạn sau cao tuổi (≥ 75 tuổi) < 150/90 < 145/85

4.2 Cách hạ huyết áp hiệu quả

Tình trạng huyết áp cao cũng giống như bệnh tiểu đường, được cho là một “bệnh lối sống”, vì vậy việc cải thiện lối sống hàng ngày rất quan trọng trong việc điều trị.

Giảm muối: Nếu hấp thụ quá nhiều muối, lượng máu lưu thông sẽ tăng. Ngoài ra, khả năng phản ứng với các chất làm co thắt mạch máu (như angiotensin II) tăng lên và huyết áp cũng tăng cao.

Lượng hấp thụ muối của người Nhật Bản trung bình khoảng 11g mỗi ngày và rõ ràng con số này cho thấy rằng xu hướng hấp thụ quá nhiều muối của người Nhật so với mức trung bình khoảng 6g của người Mỹ. Ví dụ, có khoảng 5g muối trong súp với ramen, khoảng gần 1,8g muối trong súp miso và 2g trong một quả mơ muối,…

Nên hạn chế lượng muối xuống dưới 10g/ ngày, tốt nhất là dưới 6g/ ngày bằng cách chọn thực phẩm và phương pháp nấu ăn phù hợp, tạo thói quen ăn các món ăn với hương vị nhạt.

Các bước cơ bản để bắt đầu giảm muối

+ Nêm nêm ít gia vị hơn một chút (Để tạo thêm gia vị, sử dụng hương liệu và độ chua của trái cây có múi,…)

+ Hạn chế ăn dưa muối và ô mai

+ Không uống nước súp của phở, bún,…

+ Nên ăn một bát súp mỗi ngày

+ Tạo thói quen ăn với gia vị nhẹ, thưởng thức hương vị ban đầu của các thành phần

+ Không ăn quá nhiều (Nếu càng ăn nhiều, lượng muối hấp thụ cũng nhiều hơn)

+ Hạn chế ăn đồ ăn nhanh

Loại bỏ béo phì: Béo phì là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao. Nếu người béo phì nỗ lực giảm cân ở mức độ phù hợp thì huyết áp có thể giảm xuống mức bình thường. Theo mức tiêu chuẩn, có thể mong đợi tác dụng hạ huyết áp khoảng 1 mmHg khi giảm 1kg cân nặng cơ thể.

Bỏ thuốc lá: Hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu làm hẹp mạch máu và tăng huyết áp. Chỉ hút một điếu thuốc sẽ làm huyết áp tăng khoảng 10mmHg (tùy theo người có thể tăng từ 20~30 mmHg), và tình trạng huyết áp cao này vẫn tiếp tục duy trì 30 phút sau khi hút thuốc. Và vì người hút thuốc thường không hút liên tục mà dừng một thời gian rồi tiếp tục lặp lại, nên có thể hình dung rằng huyết áp không giảm xuống và luôn duy trì ở trạng thái cao. Hơn nữa, hút thuốc cũng sẽ làm tăng tốc độ tiến triển của xơ vữa động mạch. Những người hút thuốc lá nên bắt đầu bỏ thuốc lá ngay.

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 6
Hút thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu làm hẹp mạch máu và tăng huyết áp, do đó nên bỏ thuốc lá (ảnh: Internet)

Vận động: Nếu duy trì vận động với mức độ vừa phải sẽ có hiệu quả giúp giãn mạch máu, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp hạ huyết áp. Nếu bệnh nhân duy trì chế độ tập luyện điều trị ba lần một tuần, mỗi lần trong 60 phút, huyết áp sẽ giảm trung bình khoảng 10 mmHg. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại hình vận động cũng có nguy cơ là huyết áp sẽ tăng quá cao trong quá trình tập luyện. Hãy tiến hành chế độ tập luyện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khác: Những căng thẳng mà mọi người cảm thấy trong cuộc sống hàng ngày cũng là yếu tố khiến huyết áp tăng cao, hãy tìm cách để loại bỏ căng thẳng trong cuộc sống.

Nếu uống rượu với lượng thích hợp thì sẽ có tác dụng hạ huyết áp tạm thời, nhưng nếu uống quá nhiều có thể gây tác dụng ngược lại. Lượng rượu thích hợp sẽ mang lại hiệu quả là 30ml mỗi ngày (rượu Sake là 1 cốc, bia là 1 chai, rượu vang là 200ml). Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân có bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem bản thân có thể uống không.

5. Thuốc điều trị huyết áp cao

Nếu huyết áp không giảm mặc dù đã cố gắng giảm muối, giảm cân, tập thể dục,…,hãy bắt đầu điều trị bằng thuốc. Vì thuốc dùng cho huyết áp cao (thuốc hạ huyết áp) thường được dùng trong một thời gian dài nên bệnh nhân cần tự hiểu rõ về thuốc. Phần này sẽ giới thiệu ngắn gọn về các loại thuốc hạ huyết áp tiêu biểu.

Rối loạn thần kinh tự trị và bất thường của biến động huyết áp

Huyết áp biến động liên tục nhờ chức năng điều chỉnh sao cho đó là một giá trị phù hợp theo thể trạng của cơ thể và tình huống hoạt động. Tuy nhiên, nếu có rối loạn thần kinh tự trị trong bệnh tiểu đường, chức năng điều chỉnh huyết áp sẽ giảm, huyết áp trong ngày thường tăng cao hơn vào ban đêm lại thấp hoặc huyết áp giảm tại thời điểm đứng.

Hiện tượng cần đặc biệt chú ý là hạ huyết áp tư thế đứng (chóng mặt) của người dùng thuốc hạ huyết áp. Khi đứng dậy, hãy cố gắng đứng từ từ sau khi ngồi một lúc lâu. Ngoài ra, nên kiểm tra xem huyết áp của mình có quá thấp không và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có gì bất thường.

Thuốc ức chế hệ RAA (Renin-Angiotensin-Aldosterone): Hệ Renin-Angiotensin-Aldosterone là một cơ chế để giữ natri (lượng muối) trong cơ thể. Nếu cơ chế này hoạt động nhiều hơn mức cần thiết, các mạch máu co thắt lại và gây tình trạng huyết áp cao. Các loại thuốc ức chế hoạt động này thường được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường vì thuốc giúp làm giảm huyết áp, đồng thời hạ đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng như bệnh thận.

Thuốc chẹn Ca (canxi): Khi nồng độ canxi trong tế bào mạch máu cao, các mạch máu co lại. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự vận chuyển canxi đi vào các tế bào mạch máu và là một loại thuốc có tác dụng hạ huyết áp tương đối mạnh. Thuốc này cũng được quy định cho tình trạng đau thắt ngực không ổn định (đau thắt ngực xảy ra cả khi nghỉ ngơi như ngủ). Thuốc chẹn Ca (canxi) loại tác dụng dài hạn (loại giúp mở rộng mạch máu từ từ) cũng có tác dụng giảm chỉ số đường huyết một chút.

Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu giúp làm giảm thể tích máu và hạ huyết áp bằng cách thúc đẩy bài tiết natri vào nước tiểu. Thuốc này có thể làm tăng lượng đường trong máu một chút.

Thuốc chẹn β: Ức chế hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và hạ huyết áp. Thuốc này cũng được quy định cho tình trạng đau thắt ngực ổn định (đau thắt ngực xảy ra chủ yếu do vận động). Những người đang dùng thuốc điều trị bệnh tiểu đường phải thận trọng vì loại thuốc này có thể làm cho các triệu chứng hạ đường huyết khó nhận biết hoặc kéo dài tình trạng hạ đường huyết.

Thuốc chẹn α1: Ức chế hoạt động của các dây thần kinh gây co thắt mạch máu. Loại thuốc này sẽ làm giảm chỉ số đường huyết và nồng độ lipid huyết thanh. Đôi khi thuốc có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, vì vậy những người bị bệnh thần kinh phải thận trọng khi dùng thuốc.

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu ngay: Bệnh thần kinh do tiểu đường để hiểu rõ về biến chứng này

6. Hỏi đáp

Câu hỏi: Việc tự kiểm soát trong bệnh tiểu đường là rất quan trọng, bệnh huyết cao có giống như vậy không?

Trả lời: Có giống như vậy. Huyết áp cao là bệnh không thể “chữa khỏi”. Nếu chỉ vì thấy rằng huyết áp đã giảm nhờ cải thiện thói quen sinh hoạt mà quay trở lại thói quen sống trước đây, huyết áp sẽ tăng cao trở lại. Thuốc điều trị huyết áp cao sẽ không chữa được hoàn toàn nguyên nhân gây ra tình trạng này. Trong điều trị huyết áp cao, việc bệnh nhân tự quản lý lối sống của mình có ý nghĩa lớn.

Câu hỏi: Cần lưu ý những điểm gì khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà?

Trả lời: Trước hết, đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng dụng cụ đo, nhớ phương pháp đo chính xác và thực hiện đo trong khi chú ý đến các điểm sau:

(1) Để tay lên bàn, ngửa lòng bàn tay sao cho vòng bít ở vị trí ngang tim, đo huyết áp trong trạng thái thư giãn, (2) Không quấn vòng bít trên lớp áo dày, không xắn tay áo quá chật, (3) Không cử động người trong khi đo, (4) Sử dụng các dụng cụ đo có độ tin cậy cao (Các dụng cụ đo huyết áp dễ dàng ở ngón tay hoặc cổ tay cũng có những ưu điểm, nhưng về độ chính xác thì tốt hơn là loại đo trên cánh tay).

Bệnh tiểu đường và huyết áp cao 7
Khi tự đo huyết áp tại nhà, nên đo đúng tư thế để có kết quả chính xác nhất (ảnh: Internet)

Ngoài ra, vì huyết áp sẽ biến đổi theo từng thời điểm, nên hãy đo huyết áp hai lần ở tư thế ngồi nghỉ như sau khi ngủ dậy (trước khi đi tiểu, trước khi uống thuốc, trước khi ăn sáng) và trước khi đi ngủ. Và hãy ghi lại giá trị trung bình huyết áp của 2 lần đo rồi đưa cho bác sĩ khi đến bệnh viện khám bệnh. Bằng cách tự đo huyết áp trong cuộc sống hàng ngày, mọi người có thể hiểu rõ hơn tình trạng huyết áp của bản thân và đó là thông tin rất hữu ích để quyết định và thay đổi biện pháp điều trị.

Câu hỏi: Tại sao huyết áp đo tại bệnh viện lại cao hơn đo tại nhà?

Trả lời: Có thể đó là hiện tượng “tăng huyết áp áo choàng trắng (white-coat hypertension)”. Đó là hiện tượng ngay cả khi huyết áp không quá cao ở nhà, khi đến bệnh viện và nhìn các bác sĩ, y tá, bệnh nhân căng thẳng dẫn đến huyết áp tăng cao. Trong trường hợp chênh lệch huyết áp đo được ở bệnh viện và tại nhà lớn, bệnh nhân sẽ được điều trị trong khi xem xét các điểm như sự nhạy cảm với căng thẳng, dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và có nhiều yếu tố dễ gây huyết áp cao trong cuộc sống hàng ngày.

Trong khi đó, trái ngược với hiện tượng huyết áp cao khi gặp bác sĩ, cũng có một loại gọi là “tăng huyết áp ẩn giấu (masked hypertension)” trong đó huyết áp đo tại nhà cao mặc dù đo tại phòng khám không quá cao. Loại huyết áp cao này rất dễ bị bỏ qua, và kết quả là các biến chứng có xu hướng dễ xảy ra hơn, vì vậy cần phải chú ý nhiều hơn.

Bạn đang xem bài viết: Bệnh tiểu đường và huyết áp cao tại Chuyên mục Kiểm soát tổng thể

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Một cuộc khảo sát quy mô lớn với khoảng 8.000 người đã tiết lộ...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư...
Cách thử tiểu đường tại nhà
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm...
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của chứng...
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Các bệnh về mắt do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc...
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều biến chứng nguy hiểm thường không có...
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Cách thử tiểu đường tại nhà
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường