Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư

Cỡ chữ:
A A
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, tiếng cười mang đến trạng thái tâm lý tích cực, đặc biệt là đối với cơ thể, nó còn đóng vai trò cải thiện rõ rệt bệnh tiểu đường cũng như bệnh ung thư. 

1. Cười càng nhiều càng khỏe mạnh

Một ngày, bạn cười thành tiếng bao nhiêu lần? Có những người mặc dù không phải là người lạc quan vẫn luôn cố gắng mỉm cười mỗi ngày, bởi họ nhận thức được rằng tiếng cười mang đến lợi ích về sức khỏe, tinh thần thoải mái hơn, cơ thể dồi dào sức lực hơn. 

Đã có báo cáo chỉ ra rằng càng về già chúng ta cười càng ít đi, cứ 5 người đàn ông trên 40 tuổi chỉ có 1 người trong vòng 1 tuần không cười dù chỉ 1 lần. Bạn nên biết rằng, tiếng cười có tác dụng đối với mọi lứa tuổi, đồng thời còn có thể là một biện pháp chống lại bệnh tiểu đường và ung thư. Đây được coi là một phương tiện hiệu quả để kiểm soát căng thẳng vào bất cứ lúc nào. Chuyên gia tư vấn cho biết: cười nhiều là một cách tốt để giảm căng thẳng, giúp giảm lượng đường trong máucholesterol.

Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư 1
Tiếng cười giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần thoải mái (ảnh: Internet)

Đặc biệt tiếng cười còn ảnh hưởng đến những thay đổi trong cơ thể như tuổi tác, tâm lý và có liên quan đến các yếu tố khác như kinh tế, mối quan hệ xã hội. Một số báo cáo cho rằng những người ít có sự giao lưu, kết nối với xã hội sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác. 

2. Tiếng cười giúp cải thiện và kiểm soát lượng đường huyết

Theo nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu lâm sàng của Trung tâm y tế Kyoto, các yếu tố tâm lý tích cực như tiếng cười có thể cải thiện chỉ số HbAc1 – chỉ số kiểm soát đường huyết của bệnh tiểu đường, giúp cải thiện tiểu đường tuýp 2 và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. 

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát theo dõi 222 bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2hội chứng chuyển hóa đang điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế Kyoto trong vòng 1 năm. 

Sau khi so sánh, sự thay đổi nồng độ glucose trong máu trước khi ăn và HbA1c dựa trên tần suất cười, những người có số lần cười từ 1 – 3 lần trong 1 tháng hoặc gần như không cười thì sự cải thiện đường huyết và HbAc1 trong máu sẽ thấp. Ngược lại những người cười từ  1 – 5 lần trong 1 tháng hoặc cười hằng ngày sẽ có sự cải thiện cao hơn. Cũng dựa trên khảo sát này có thể thấy, trong 1 năm, chỉ số HbA1c có xu hướng giảm nhiều hơn ở những người có nhiều yếu tố tâm lý tích cực.

Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư 2
Tiếng cười còn giúp kiểm soát đường huyết (ảnh: Internet)

Có rất nhiều yếu tố khi có một tâm lý tích cực trong đó có tiếng cười giúp ngăn chặn sự gia tăng hoạt động thần kinh giao cảm, làm tăng biểu hiện của adiponectin, một loại hormone có liên quan đến việc điều chỉnh nồng độ glucose cũng như phân hủy axit béo.

Adiponectin là một hoạt chất sinh lý (adipocytokine) được tiết ra bởi các tế bào mỡ. Nó được biết đến như là chất để ngăn chặn cholesterol LDL xấu, sửa chữa các mạch máu bị hư hỏng và tăng độ nhạy cảm với insulin.

Như vậy, tiếng cười giúp tâm lý trở nên tích cực và làm ảnh hưởng mạnh đến bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa. Chính vì vậy nhóm nghiên cứu này luôn ủng hộ việc kết hợp điều trị với “các yếu tố tâm lý tích cực và thói quen cười” để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh tiểu đường.

3. Tiếng cười ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch như thế nào?

Viện Ung thư Quốc tế Osaka thuộc Bệnh viện tỉnh Osaka, Nhật Bản đã hợp tác với Yoshimoto Kogyo và một số nhà khoa học khác để làm rõ những ảnh hưởng của tiếng cười đối với chất lượng cuộc sống (QOL) và chức năng miễn dịch ở bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu này có tên là “Nghiên cứu thực nghiệm về tiếng cười và điều trị ung thư”.

Các nhà khoa học đã tổ chức các buổi đọc truyện tranh, xem hài kịch… và mời các bệnh nhân ung thư tham gia xem. Đây đều là những người được chọn ngẫu nhiên, họ sẽ thưởng thức hài kịch lần lượt phân theo các buổi. 

Kết quả cho thấy, những bệnh nhận đọc truyện tranh hài hước trong vòng 2 tháng không những tăng khả năng tạo ra protein kích hoạt tế bào NK (tế bào tiêu diệt tự nhiên) gấp trung bình 1,3 lần. Ngoài ra các yếu tố tiêu cực như căng thẳng, trầm cảm, mệt mỏi và các cơn đau do bệnh ung thư gây ra cũng ngày một cải thiện. Chính vì vậy các nhà khoa học khuyến khích mỗi người luôn lạc quan, tin tưởng vào bản thân để tạo ra các cảm giác tích cực đặt ra các mục tiêu và thực hiện mục tiêu đó một cách thoải mái, tự tin nhất. Một yếu tố quan trọng để giúp việc này thành công đó chính là tiếng cười. 

Các tế bào ung thư được công nhận là các chất lạ tương tự như virus nên thường có các tế bào miễn dịch hoạt động để tấn công và loại bỏ chúng, tiêu biểu là tế bào NK. Tuy nhiên, các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể bằng cách kìm hãm sự kích hoạt của các tế bào ngăn sự phát triển của chúng hoặc bằng cách tăng số lượng tế bào ức chế miễn dịch. 

4. Phương pháp đo lường tiếng cười và những thay đổi về thể chất, tinh thần

Giáo sư Kyoko Koyama đến từ Đại học Kinki đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra tuyên bố đã phát triển thành công một phương pháp đo tiếng cười và phân tích các hoạt động về thể chất, tâm lý ảnh hưởng đến tiếng cười. 

Theo nhóm nghiên cứu này, tiếng cười được khảo sát dựa trên số lượng những người xem hài kịch và thể hiện sự vui vẻ với hoạt động. Họ định lượng nụ cười bằng cách sử dụng phương pháp chấm điểm biểu cảm khuôn mặt, đồng thời điều tra xem những nụ cười và chỉ số thể chất và tinh thần thay đổi như thế nào.

Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư 3
Tiếng cười góp phần vào việc cân bằng tâm lý và các căn bệnh như tiểu đường, ung thư… (ảnh: Internet)

Ngoài ra, Yoshimoto Kogyo cung cấp thêm những câu chuyện hài, truyện tranh và hài độc thoại như một cách để mang lại tiếng cười cho những người tham gia. Sau đó đo dữ liệu biểu hiện khuôn mặt của những người tham gia và NTT West chịu trách nhiệm đo dữ liệu quan trọng của nhịp tim và hô hấp.

Để khảo sát và đo lường tiếng cười, họ đã  sử dụng HVC (Human Vision Components) một loại công nghệ cảm biến hình ảnh để chụp lại khuôn mặt của từng người, từ đó nắm bắt năm thay đổi trong biểu hiện của họ. Ví dụ: “bình thường”, “vui”, “ngạc nhiên”, “giận dữ”, “buồn”. Để đo nụ cười, họ tập trung vào thu thập dữ liệu biểu cảm “vui”, “ngạc nhiên” và không bỏ qua những dữ liệu quan trọng khác. 

Sau hàng loạt nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh tiếng cười giúp cải thiện sự căng thẳng/lo lắng, cơn giận dữ/cảm giác thù địch, và sự mệt mỏi. Tuy nhiên đối với từng đối tượng có sự khác nhau:

– Ở nam giới, đa phần tiếng cười giúp cải thiện sự căng thẳng/lo lắng, và sự giận dữ/cảm giác thù địch.

– Ở nữ giới, tiếng cười đã cải thiện cảm giác hỗn loạn, lúng túng.

Điều này chứng tỏ nhóm người tham gia mà đã thực sự cười có xu hướng nhận được nhiều tác dụng của nụ cười hơn.

Nhóm nghiên cứu này đang có kế hoạch tiến hành khảo sát và điều tra tác động của tiếng cười bằng cách quan sát tình huống rất cần tiếng cười để cải thiện tâm lý như xin việc, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Bạn đang xem bài viết: “Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường
Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng với nhiều công thức chế biến khác...
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có...
Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường
Phần lớn những người đang bị bệnh tiểu đường cảm thấy những “chứng trầm...
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu tại đại học Melbourne, Úc, hấp thu đủ vitamin...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu tăng cao sau bữa...
Trứng không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và cholesterol của bệnh nhân tiểu đường
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Phương pháp đi bộ sau bữa ăn ngăn ngừa nguy cơ đường huyết cao
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường