Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa

Cỡ chữ:
A A
Cà chua là một món rau quen thuộc của mùa hè và cũng được biết đến là thực phẩm lành mạnh. Ngoài việc ít calo, cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin, chất xơ, lycopen, β-caroten, và có thể được mong đợi giúp làm giảm chất béo trung tính và cholesterol. 

1. Cà chua giàu chất dinh dưỡng đem lại nhiều lợi ích sức khỏe

Cà chua rất giàu vitamin A và C. Ngoài ra, lycopen (caroten) mang sắc tố màu đỏ trong cà chua, có tác dụng chống oxy hóa và đang thu hút sự chú ý vì nó có vai trò loại bỏ chất oxy hóa gây ra lão hóa và các bệnh liên quan đến lối sống.

Có báo cáo cho rằng hoạt động chống oxy hóa của lycopen mạnh hơn β-carotene có trong cà rốt, bí ngô và bông cải xanh. Ngoài ra, các loại rau như cà chua rất giàu kali, giúp thúc đẩy sự bài tiết natri dư thừa trong cơ thể, làm giảm huyết áp và giúp ngăn ngừa huyết áp cao.

Ăn cà chua giúp làm giảm LDL bị oxy hóa 

Lycopene, β-carotene, vitamin E,… có trong cà chua có tác dụng chống oxy hóa. Khi LDL cholesterol xấu bị oxy hóa, nó sẽ biến thành một cholesterol xấu làm hỏng thành mạch máu và làm suy yếu hoạt động giãn mạch của các mạch máu khỏe mạnh. Ngoài ra, khi LDL bị oxy hóa lắng đọng trên thành mạch máu, sự tích tụ cholesterol càng được thúc đẩy, các mảng bám dễ dàng bị bắt vào mạch máu gây ra chứng xơ cứng động mạch.

Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa 1
Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa (Ảnh: Internet)

Theo nghiên cứu của Đại học Otago, New Zealand, khi một người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 uống 500ml nước ép cà chua mỗi ngày, mức độ lycopen trong máu tăng gấp ba lần và mức độ LDL bị oxy hóa giảm. Trong một nghiên cứu tại Đại học Ben Gurion Negev ở Israel, người bị huyết áp cao khi ăn cà chua sẽ giúp hạ huyết áp.

Giảm các bệnh viêm mãn tính

Viêm mãn tính có thể là một tình trạng bệnh lý phổ biến đối với các bệnh chuyển hóa như béo phì, tiểu đường tuýp 2, và các bệnh tim mạch như xơ cứng động mạch và bệnh tim. Viêm còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và rung tâm nhĩ. Dần dần viêm tiến triển theo tuổi tác, nhưng viêm mãn tính có xu hướng xảy ra đặc biệt là khi chất béo nội tạng tích tụ. 

Theo một nghiên cứu từ Đại học Tehran ở Iran, phụ nữ béo phì và thừa cân uống 330ml nước ép cà chua mỗi ngày có thể làm giảm nồng độ IL-8 và TNF-α trong máu. Đây là những dấu hiệu chính của viêm và giá trị của chúng tăng lên khi tình trạng viêm xảy ra trong cơ thể.

Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim

Lycopen có trong cà chua giúp cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân suy tim. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Kentucky ở Hoa Kỳ trên 212 bệnh nhân suy tim cho thấy lượng lycopene cà chua càng cao thì tỷ lệ sống sót càng cao. Bệnh nhân có lượng lycopen thấp làm tăng nguy cơ tử vong 3,3 lần so với bệnh nhân có lượng lycopen cao.

Giảm nguy cơ đột quỵ

Một nghiên cứu được thực hiện sau khi theo dõi 12.1 năm trên 1.031 người đàn ông từ 46 đến 65 tuổi ở Phần Lan. Kết quả đã chỉ ra rằng những người đàn ông có lượng lycopen cao từ cà chua đã giảm nguy cơ đột quỵ tới 55% so với những người đàn ông ít ăn.

2. Những cách chế biến cà chua giúp làm tăng lợi ích sức khỏe

Người Nhật thường ăn cà chua sống, nhưng cũng có nhiều nơi trên thế giới sử dụng cà chua như một thành phần tạo vị ngon cho nước dùng vì cà chua có chứa axit glutamic. Lycopen chịu nhiệt khá tốt nên nếu bạn chế biến cà chua thành sốt, nó sẽ được hấp thụ nhiều hơn vào cơ thể. Ở Ý và Hy Lạp, người ta thường chế biến cà chua thành sốt ăn kèm. Sốt cà chua là một loại sốt cực tiện lợi, giúp ích cho việc mở rộng thực đơn ăn uống bởi nó phù hợp với cả rau hoặc cá, mì ý hoặc thịt. Món kinh điển trong nấu ăn tại nhà của vùng Sicily, Ý là khai vị “Caponata”, món rau xào và ninh với cà chua. 

Chế độ ăn uống của người Địa Trung Hải được dựa trên nước sốt làm từ cà chua và dầu ô liu. Một nghiên cứu đã được công bố rằng nếu uống cà chua và dầu ô liu cùng một lúc, chúng ta có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim do xơ cứng động mạch.

Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa 2
Có rất nhiều món ăn từ cà chua bổ ích cho sức khỏe (Ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu của Đại học Y khoa Barocelona ở Tây Ban Nha đã chia 40 nam và nữ với độ tuổi trung bình 28 thành ba nhóm: ăn cà chua sống với lượng 7,0 g/1kg trọng lượng cơ thể, ăn sốt cà chua với lượng 3,5g/1kg trọng lượng cơ thể, ăn cà chua nấu chín với dầu oliu với lượng 3,5g/1kg trọng lượng cơ thể. Máu của 40 người được kiểm tra trước và 6 giờ sau bữa ăn để so sánh ảnh hưởng đối với bệnh tim mạch.

Kết quả cho thấy rõ ràng là mức cholesterol toàn phần giảm nhiều nhất khi ăn cà chua nấu với dầu ô liu. Khi dầu ô liu và cà chua được tiêu thụ cùng một lúc, cholesterol toàn phần giảm 9.03mg/dL, LDL cholesterol xấu giảm 2,00mg/dL và HDL cholesterol tốt tăng 2,36mg/dL.

Dầu ô liu rất giàu axit oleic, một loại axit béo không bão hòa đơn và có tác dụng làm giảm mức cholesterol. Hấp thụ dầu ô liu và lycopen trong cà chua cùng một lúc được cho là có tác dụng làm giảm mức cholesterol, tăng sự hấp thụ lycopen vào cơ thể.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Cà chua có thể được hấp thụ với số lượng lớn khi được chế biến thành sốt. Chúng tôi khuyên mọi người nên tạo thói quen ăn uống cà chua mỗi ngày. Để thấy được kết quả cải thiện sức khỏe, mỗi ngày chúng ta nên ăn 250-500g, tương đương 2-3 quả”.

Bạn đang xem bài viết: “Cà chua có tác dụng giảm nguy cơ tiểu đường và chống oxy hóa” tại Chuyên mục: “Ăn uống&Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim?
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã công bố về lợi ích tuyệt...
Tiểu đường có được ăn chuối không?
Chuối là một quả có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Chính vì vậy, thắc...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Theo một cuộc khảo sát, hàng năm trên thế giới có 11 triệu người...
Tại sao vận động thường xuyên mà không giảm được cân nặng? Tìm hiểu chế độ tập luyện hiệu quả
Vận động như một thói quen hằng ngày rất có lợi, nhưng phải tập...
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Nên sử dụng gạo lứt thay gạo thường do chỉ số đường huyết của...
Ăn cá có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim?
Tiểu đường có được ăn chuối không?
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Tại sao vận động thường xuyên mà không giảm được cân nặng? Tìm hiểu chế độ tập luyện hiệu quả
Chỉ số đường huyết của gạo lứt
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường