Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?

Cỡ chữ:
A A
Điều kiện cho phép phụ nữ bị tiểu đường bị bệnh thận có thể mang thai là bệnh thận tiểu đường tiến triển ở giai đoạn 1 (giai đoạn trước khi bị bệnh thận) hoặc giai đoạn 2 (giai đoạn đầu bệnh thận). Tuy nhiên, trong thực tế, cũng có trường hợp phụ nữ mang thai khi đã ở giai đoạn 3 (bệnh thận quá mức). Nếu một phụ nữ mắc bệnh thận tiểu đường có thai, họ cần được tư vấn về các rủi ro liên quan đến việc tiếp tục mang thai, theo dõi thai kỳ chặt chẽ và điều trị thích hợp bởi các chuyên gia Nội khoa và Sản khoa.

1. Tần suất phụ nữ mang thai khi bị bệnh thận tiểu đường 

Không có số liệu thống kê rõ ràng ở Nhật Bản về tần suất phụ nữ mang thai mắc bệnh thận tiểu đường. Theo báo cáo của Trung tâm Tiểu đường Đại học Y khoa Tokyo, số bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn 3 trong số những thai phụ mắc bệnh tiểu đường đã trải qua điều trị và quản lý y tế trong suốt 14 năm từ 1997~2011 là 7 trường hợp trong số 397 trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1, 3 trường hợp trong số 374 trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, tần suất tương ứng là 1,8% và 0,8%. 

Theo một báo cáo từ Phần Lan, tần suất các bệnh nhân mắc bệnh thận giai đoạn 3 ở phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 là 14,7% từ năm 1988~1999, nhưng tần suất này giảm đáng kể so với khảo sát cũ là 6,5% từ năm 2000~2011. Có thể nói rằng số lượng phụ nữ mang thai mắc bệnh thận đang giảm dần theo tiến bộ trong điều trị bệnh tiểu đường

Theo báo cáo từ Đan Mạch, trong số 665 phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường trong giai đoạn 2007~2012, tỷ lệ phụ nữ có bệnh thận tiểu đường chiếm 2,3% thai phụ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và 2,5% thai phụ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1; tỷ lệ phụ nữ bị microalbumin niệu là 4,5% ở bệnh tiểu đường tuýp 2 và 3,4% ở bệnh tiểu đường tuýp 1, không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại bệnh tiểu đường.

Với tình trạng già hóa của tuổi sinh sản và sự gia tăng của bệnh nhân tiểu đường, tần suất phụ nữ mang thai khi bị bệnh thận sẽ càng gia tăng trong tương lai.

2. Biến chứng chu sinh do mang thai khi bị bệnh thận tiểu đường

– Biến chứng ở người mẹ 

Các biến chứng thường gặp nhất ở người mẹ là tăng huyết áp, tiền sản giật (pre-eclampsia) và tăng nguy cơ sinh mổ. Ngoài ra, khi tình trạng tăng huyết áp và protein niệu xuất hiện từ trước khi mang thai hoặc cho đến khi thai nhi chuyển biến xấu sau 20 tuần, thai phụ sẽ được coi là mắc bệnh thận tăng huyết áp thai kỳ. Trong trường hợp thai phụ bị bệnh thận giai đoạn 3 từ trước khi mang thai, cần phải chú ý vì tình trạng bệnh có thể chuyển biến xấu. 

Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không? 2
Biến chứng ở người mẹ khi bị bệnh thận tiểu đường

+ Tăng huyết áp

Theo nghiên cứu, tỷ lệ uống thuốc hạ huyết áp ở phụ nữ mang thai bị tiểu đường tuýp 1 kèm theo bệnh thận tiểu đường từ năm 1988~1999 là 34% trước khi mang thai, 25% ở giữa thai kỳ, 36% ở giai đoạn cuối thai kỳ; từ năm 2000~2011, tỷ lệ này tăng lên là 65% trước khi mang thai, 47% ở giữa thai kỳ, 60% ở giai đoạn cuối thai kỳ. Tuy nhiên, tần suất giá trị huyết áp tăng vượt quá 130/80 mmHg là 61% ở giai đoạn đầu thai kỳ và 93% ở giai đoạn sau, điều này dẫn đến việc khó kiểm soát huyết áp ở giai đoạn sau thai kỳ. Thông thường, ở thai phụ mắc hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, huyết áp thường tăng sau 20 tuần mang thai. Ngoài ra, có báo cáo chỉ ra rằng ở thai phụ mắc bệnh thận mãn tính (CKD) bao gồm cả bệnh thận tiểu đường, nếu chỉ số creatinine huyết thanh là 1,3 mg/ dL trở lên thì tần suất tăng huyết áp sẽ cao hơn.

Theo kết quả nghiên cứu, phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 kèm bệnh thận tiểu đường có tần suất bị bệnh thận tăng huyết áp thai kỳ (tiền sản giật) cao là 42%. Ở Nhật Bản, bệnh thận tăng huyết áp khi mang thai được coi là nghiêm trọng khi protein niệu vượt quá 2g/ ngày. 

+ Mổ lấy thai

Ở thai phụ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 với bệnh thận tiểu đường, tỷ lệ mổ lấy thai có kế hoạch là 45%, mổ lấy thai khẩn cấp là 48% và tỷ lệ sinh tự nhiên là cực kỳ nhỏ. Tỷ lệ mổ lấy thai ở phụ nữ mang thai có microalbumin niệu sẽ thay đổi tùy theo cơ sở y tế trong phạm vi là từ 0~20%. 

– Biến chứng ở trẻ

Về các biến chứng ở trẻ, từ ảnh hưởng của thai phụ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 với bệnh thận tiểu đường, tần suất trẻ sinh non trước 32 tuần thai là 21% và trước 37 tuần thai là 77%. Trái ngược với những đứa trẻ khổng lồ từ thai phụ bị tiểu đường từ trước khi mang thai và thai phụ bị tiểu đường thai kỳ, trẻ từ thai phụ bị bệnh thận tiểu đường thường gặp tình trạng thai nhỏ hơn so với tuổi thai (SGA). Cũng có báo cáo rằng nhiều phụ nữ mang thai bị CKD có chức năng thận bị tổn thương sớm và dẫn đến sinh non và trẻ nhẹ cân. Tử vong thai nhi và thai chết lưu cũng có tần suất xảy ra ở mức cao khoảng 5~10%. 

Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không? 1
Biến chứng ở trẻ khi mẹ bị bệnh thân tiểu đường

3. Quản lý phụ nữ mang thai khi bị bệnh thận tiểu đường 

Để ngăn chặn sự khởi phát và tiến triển của bệnh thận tiểu đường, phụ nữ cần tập trung điều trị kiểm soát đường huyết tốt từ khi chưa mang thai. Ngoài ra, trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 khi còn trẻ, thời gian mắc bệnh tiểu đường kéo dài hơn, do đó cần đánh giá bệnh thận thường xuyên với các kiểm tra albumin niệu và eGFR. Trường hợp phụ nữ muốn có con sau khi bị bệnh thận giai đoạn 3, nguy cơ biến chứng chu sinh liên quan đến mang thai cần được giải thích rõ và cần mang thai có kế hoạch. Ngoài ra, thai phụ nên nhận sự chăm sóc, hướng dẫn của các bác sĩ sản khoa ở giai đoạn đầu thai kỳ và quản lý chặt chẽ để tránh các biến chứng chu sinh khác nhau.

– Chuyển sang điều trị bằng insulin sớm hơn

Trong việc kiểm soát đường huyết, phụ nữ sẽ được chỉ định phương pháp điều trị bằng insulin nếu muốn con, nhưng trong trường hợp mắc bệnh thận, có những chống chỉ định ban đầu được đưa ra tùy thuộc vào chức năng thận và chú ý về thuốc uống hạ đường huyết, vì vậy thai phụ có thể chuyển sang sử dụng insulin sớm. 

Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu phụ nữ có thể tự đo đường huyết cùng với điều trị bằng insulin trước khi mang thai và biết làm thế nào để đối phó với hạ đường huyết.

– Cẩn trọng trong việc dùng thuốc hạ huyết áp khi mang thai

Liên quan đến kiểm soát huyết áp, lựa chọn đầu tiên để điều trị tăng huyết áp kết hợp với bệnh tiểu đường là thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (ARB), những loại thuốc này được sử dụng cho mục đích ức chế hoặc làm giảm sự tiến triển của bệnh thận, tuy nhiên, hiện nay, cả hai loại thuốc này đều bị chống chỉ định với phụ nữ mang thai. 

Do đó trong trường hợp phụ nữ muốn mang thai hoặc đã được chẩn đoán mang thai, nên ngừng sử dụng ngay hai loại thuốc này và chuyển sang loại thuốc hạ huyết áp có thể sử dụng trong thai kỳ như methyldopa, hydralazine, labetalol…Ảnh hưởng của việc dùng thuốc ACE và ARB đến thai phụ, thai nhi như dị tật, tăng giảm nước ối, sinh non, suy thận ở trẻ sơ sinh…đã được báo cáo xuất hiện 28 trường hợp trong giai đoạn từ năm 2011~2013 và đến năm 2014, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản đã một lần nữ công bố cầm sử dụng hai loại thuốc này với phụ nữ mang thai. Thường rất khó để kiểm soát huyết áp ở giai đoạn sau thai kỳ, nhiều trường hợp thai phụ sử dụng kết hợp nifedipine sau 20 tuần mang thai. Thuốc đối kháng canxi khác với nifedipine không được khuyến cáo sử dụng vì chưa có đủ bằng chứng về hiệu quả. Gần đây, đã có báo cáo rằng các biến chứng chu sinh sẽ được ngăn chặn bằng cách sử dụng thuốc hạ huyết áp thích hợp từ giai đoạn đầu mang thai.  

Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không? 3
Phụ nữ tiểu đường khi mang thai nên cẩn trọng trong việc dùng thuốc hạ huyết áp

– Chú ý trong ăn uống

Có rất ít bằng chứng về việc hạn chế protein đối với phụ nữ mang thai khi bị bệnh thận tiểu đường. Theo kết quả của thử nghiệm chế độ ăn ít protein cho phụ nữ mang thai có CKD giai đoạn 3~5 CKD hoặc có protein niệu 1g/ ngày hoặc nhiều hơn, chức năng tần suất trẻ em SGA có thể giảm. Là một chế độ ăn kiêng cho hội chứng tăng huyết áp thai kỳ, thai phụ nên hạn chế muối 7~8 g/ngày và lượng protein là cân nặng cơ thể lý tưởng × 1,0 g/ngày.

4. Tiên lượng của bệnh thận tiểu đường khi mang thai và sau khi mang thai 

Liên quan đến chức năng thận của phụ nữ trong thai kỳ, sự suy giảm chức năng, tăng thể tích huyết tương liên quan đến thai kỳ làm tăng độ lọc cầu thận (GFR) hoặc không thay đổi…tất cả phụ thuộc rất nhiều vào của bệnh nhân. Có báo cáo rằng ở thai phụ bị CKD, chức năng thận khi mang thai có nguy cơ suy giảm hơn khi không mang thai. 

Theo Đại học Y khoa Tokyo, về tiên lượng dài hạn sau khi sinh, ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có eGFR dưới 60, suy thận ở giai đoạn cuối sẽ xảy ra từ 1~10 năm sau khi sinh, nhưng trong trường hợp có eGFR 60 trở lên, không thấy suy giảm chức năng thận và giảm albumin niệu. Giáo sư Rossing và cộng sự so sánh sự chuyển đổi chức năng thận trong khoảng 20 năm với 67 phụ nữ không mang thai và 26 phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Độ dốc 1/creatinine gần như giống nhau ở nhóm mang thai và nhóm không mang thai, nguy cơ suy thận giai đoạn cuối, tử vong cũng không trầm trọng hơn khi mang thai. Tuy nhiên đây là nghiên cứu từ năm 2002 và có 45% cả hai nhóm sử dụng thuốc ACE. 

Khi phụ nữ mắc bệnh tiểu đường kèm theo biến chứng thận tiểu đường có mong muốn mang thai, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên mang thai khi ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 của bệnh thận tiểu đường. Những người phụ nữ tiểu đường mang thai khi bị bệnh thận nguy cấp sẽ xảy ra nhiều biến chứng chu sinh như tăng huyết áp của mẹ, sinh non, mổ lấy thai, small-for gestational age (trẻ SGA)…cực kỳ nguy hiểm tới mẹ và bé. Vì thế, đối với phụ nữ mắc bệnh tiểu đường, mang thai có kế hoạch là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng chu sinh. 

Những phụ nữ trẻ nên điều trị tiểu đường liên tục từ giai đoạn đầu của bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh thận và lên kế hoạch mang thai với sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.  

Bạn đang xem bài viết: “Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có thể mang thai không?” tại chuyên mục Tiểu đường thai kỳ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để ngăn...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà...
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Bệnh tiểu đường thai kỳ là “Bất thường của sự trao đổi chất đường”...
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh...
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các nước trên thế giới,...
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường