Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ đối với bệnh tiểu đường ở nữ giới, những câu hỏi mà hầu hết họ đều nhận được là “Phụ nữ bị tiểu đường có thể mang thai không?” hay “Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai?”. Thường thì những câu hỏi này xuất phát từ phía các bậc phụ huynh có con gái mắc bệnh tiểu đường ở tuổi vị thành niên, điều dĩ nhiên họ đều muốn biết con gái mình có thể kết hôn không. Còn đối với những người phụ nữ bị tiểu đường đang có mong muốn có con thì việc họ quan tâm nhất là cần chuẩn bị gì cho việc mang thai. Tại bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này một cách chi tiết nhất với người đọc.
Danh mục nội dung
1. Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai?
Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh dễ khởi phát ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên và số lượng bệnh nhân nữ giới thường nhiều hơn nam giới (tỷ lệ nam giới bị tiểu đường tuýp 2 từ khi còn trẻ thường nhiều hơn). Phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 dù khởi phát ở độ tuổi nào, phụ nữ cũng có thể kết hôn và sinh con bình thường khi đủ tuổi.
Trước đây, khi phụ nữ bị bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ thường nói rằng không nên mang thai trong tương lai, vì vậy không ít trường hợp phụ nữ mang thai bị tiểu đường đều quyết định phá thai. Hiện nay, đối với những câu hỏi như trước về việc phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai không, họ có thể yên tâm rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể mang thai.
Việc khẳng định phụ nữ bị tiểu đường có thể mang thai sẽ giúp tạo động lực cho những phụ nữ chưa kiểm soát tốt đường huyết nỗ lực cải thiện kiểm soát tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những điều kiện cho phép mang thai nhất định đối với phụ nữ bị tiểu đường mà người bệnh nên chú ý.
2. Phụ nữ bị tiểu đường cần chuẩn bị những gì cho việc mang thai?
Phụ nữ bị tiểu đường nên có kế hoạch mang thai rõ ràng, chọn thời điểm thích hợp nhất để mang thai. Nếu phụ nữ bị tiểu đường chỉ tiến hành kiểm soát đường huyết sau khi biết mình mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Vì vậy điều quan trọng là phụ nữ bị tiểu đường nên mang thai có kế hoạch (Preconception care).
Mang thai có kế hoạch nghĩa ngoài việc người phụ nữ đó cần hiểu các kiến thức cơ bản về bệnh tiểu đường, cần quan tâm thêm đến những điều kiện cho phép mang thai (bảng 1) và điều kiện liên quan đến việc dùng thuốc điều trị tiểu đường (bảng 2).
2.1 Điều kiện cho phép phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Điều kiện cho phép mang thai được ghi trong bảng 1 là những điều kiện sẽ thành mục tiêu cho phụ nữ bị tiểu đường từ khi biết mình mang thai. Điều kiện này cũng sẽ trở thành mục tiêu cho phụ nữ từ thời điểm khởi phát bệnh tiểu đường và có ý định mang thai. Nói cách khác, nếu phụ nữ bị tiểu đường có thể kiểm soát bệnh tốt trong những điều kiện cho phép từ khi bệnh khởi phát thì hoàn toàn có thể mang thai, sinh con bình thường.
Bảng 1: Điều kiện cho phép mang thai ở phụ nữ bị tiểu đường
Kiểm soát đường huyết |
|
Bệnh võng mạc tiểu đường |
|
Bệnh thận tiểu đường |
|
– Kiểm soát đường huyết
Tiêu chuẩn đầu tiên cần thực hiện là kiểm soát đường huyết. Điều kiện cho phép là HbA1c <7% nhưng mức đường huyết lý tưởng là HbA1c <6.2%. Nếu có thể, phụ nữ bị tiểu đường nên kiểm soát với HbA1c < 6.2% khi mang thai.
Tình trạng kiểm soát đường huyết khi chưa mang thai và ở giai đoạn đầu thai kỳ là rất quan trọng. Do vào khoảng tuần thứ 4~9 của thai kỳ, thai nhi sẽ bắt đầu hình thành các cơ quan, bộ phận của cơ thể.
Trường hợp thai phụ có đường huyết tăng cao ở đầu thai kỳ, chỉ số đường huyết của thai nhi cũng sẽ tăng cao, sự hình thành các cơ quan của thai nhi sẽ không hoàn thiện và dễ xuất hiện những bất thường về hình dạng thai nhi. Nếu HbA1c ở giai đoạn này cao hơn 8.0%, 10~30% thai nhi sẽ xuất hiện những bất thường về hình dạng.
>> Xem thêm video 3 phút học về bệnh tiểu đường: “Chỉ số HbA1c”
– Bệnh võng mạc tiểu đường
Tiêu chuẩn tiếp theo là về bệnh võng mạc tiểu đường. Phụ nữ bị tiểu đường nên đi khám nhãn khoa từ trước khi mang thai để xác nhận xem có bị bệnh võng mạc tiểu đường không. Trường hợp phụ nữ đã bị bệnh võng mạc tiểu đường, nếu có thể kiểm soát bệnh ở mức ổn định thì có thể mang thai bình thường.
Nhưng nếu bệnh võng mạc tiến triển đến giai đoạn tăng sinh, phụ nữ nên tránh mang thai và tiến hành điều trị nhãn khoa như laser quang đông. Sau đó, phụ nữ bị tiểu đường chỉ nên mang thai khi tình trạng bệnh võng mạc ổn định và nhận được sự cho phép của bác sĩ nhãn khoa.
– Bệnh thận tiểu đường
Tiêu chuẩn cuối cùng là bệnh thận do tiểu đường. Trường hợp thai phụ có protein niệu dương tính do bệnh thận tiểu đường, nguy cơ xuất hiện các tình trạng như sinh non, thai nhi phát triển không toàn diện, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ…sẽ tăng cao. Phụ nữ bị tiểu đường muốn mang thai nên kiểm tra tình trạng bệnh thận tiểu đường từ giai đoạn 1 (giai đoạn trước khi bị bệnh thận) đến giai đoạn 2 (giai đoạn đầu bệnh thận).
Ngoài ra, tình trạng béo phì không được đưa vào những điều kiện cho phép mang thai, nhưng nếu người mẹ bị béo phì, đứa trẻ sinh ra sẽ tăng nguy cơ gặp các biến chứng chu sinh như trẻ bị thương khi sinh, tử vong chu sinh ở trẻ… vì vậy việc xem xét lại chế độ ăn uống và cải thiện tình trạng béo phì trước khi mang thai là rất quan trọng.
2.2 Những loại thuốc điều trị tiểu đường cần thay đổi hoặc ngừng sử dụng trước khi mang thai
Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, bệnh nhân thường được chỉ định dùng nhiều loại thuốc khác nhau, tuy nhiên khi mang thai, việc uống thuốc cần cẩn trọng hơn. Dưới đây là những chú ý về việc dùng thuốc đối với phụ nữ bị tiểu đường đang có ý định mang thai:
– Thay đổi thuốc uống điều trị tiểu đường
Dù thuốc uống điều trị tiểu đường có hiệu quả giúp kiểm soát đường huyết tốt nhưng nếu phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn mang thai thì nên chuyển sang điều trị bằng insulin. Do dùng insulin an toàn hơn, giảm nguy cơ em bé sinh ra bị dị tật. Bên cạnh đó, tác động của các loại thuốc uống điều trị tiểu đường đối với thai nhi vẫn chưa được xác nhận.
Gần đây, đã có báo cáo xác nhận tính an toàn của thuốc Biguanide (một loại thuốc uống điều trị tiểu đường), tuy nhiên tính an toàn của loại thuốc này vẫn chưa được xác nhận ở Nhật Bản. Vì vậy, phụ nữ bị tiểu đường nên chuyển sang điều trị insulin nếu có mong muốn mang thai.
– Chú ý đối với các loại thuốc khác đang sử dụng
Thông thường, các loại thuốc như thuốc ức chế ACE, thuốc ức chế ARB là những loại thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên vì những loại thuốc này bị nghi ngờ có khả năng gây dị tật, ảnh hưởng xấu đến thai nhi nên đã bị cấm sử dụng đối với phụ nữ tiểu đường muốn mang thai. Những loại thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân có tình trạng albumin niệu vi lượng không tốt nên cần đặc biệt chú ý.
Có rất nhiều phụ nữ bị đồng khởi phát rối loạn lipid máu khi mang thai. Vì vậy, trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn mang thai, trước tiên cần kiểm tra về các loại thuốc uống đang sử dụng. Ngừng sử dụng các loại thuốc uống thuộc nhóm thuốc Statin và nhóm thuốc Fibrat.
Bảng 2: Những loại thuốc điều trị tiểu đường cần thay đổi hoặc ngừng sử dụng trước khi mang thai
1 | Thay đổi thuốc uống điều trị tiểu đường bằng phương pháp insulin |
2 | Tham khảo phân loại mức độ nguy cơ đối với thai nhi của các loại thuốc được tạo bởi FDA và xem xét lại về các chế phẩm insulin |
3 | Thuốc giảm huyết áp: thay đổi, ngừng sử dụng thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI) và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB) |
4 | Thuốc cải thiện chuyển hóa lipid: ngừng sử dụng nhóm thuốc Statin và nhóm thuốc Fibrat |
Bài viết đã giải đáp câu hỏi phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai, từ đó bệnh nhân có thể biết rằng phụ nữ bị tiểu đường không phải là không thể mang thai. Nếu phụ nữ có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt, không có biến chứng tiểu đường, sẵn sàng chấp nhận bệnh tiểu đường, xem xét lại những loại thuốc đang sử dụng, cải thiện tốt tình trạng béo phì…thì hoàn toàn có thể mang thai. Những việc làm này cũng có hiệu quả giúp phòng ngừa dị tật, biến chứng ở thai nhi và giúp thai nhi có thể phát triển tốt và khỏe mạnh.
Bạn đang xem bài viết: “Phụ nữ bị tiểu đường có nên mang thai? Tiêu chuẩn mang thai là gì?” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/