Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần thiết phải nắm rõ thông tin về các quy định trong quá trình điều trị. Đặc biệt, trong những tình huống bệnh nhân điều trị bằng thuốc hay insulin di chuyển bằng đường hàng không. Liệu rằng có được mang insulin lên máy bay không? Hay việc kiểm tra ở cửa an ninh diễn ra như thế nào? Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì để có thể thông qua việc kiểm soát an ninh hàng không?…

1. Bệnh nhân tiểu đường có được mang insulin lên máy bay không?

Sau nhiều cuộc khủng bố hàng không diễn ra trên toàn Thế giới, nhiều biện pháp thắt chặt an ninh tại các sân bay đã được thiết lập. Theo Quy định của Cục An ninh vận tải Hoa Kỳ (TSA – Transportation Security Administration), hành khách được yêu cầu tháo giày và kiểm tra bằng máy quét tia X trước khi lên máy bay. Đồng thời hành khách cũng bị hạn chế mang theo chất lỏng hoặc gel trong hành lý xách tay bao gồm đồ uống, dầu gội đầu, các loại kem, kem đánh răng, chất tạo kiểu tóc…trong các chuyến bay quốc tế và dung lượng mang theo được quy định 100ml (100g).

Tuy nhiên, TSA đã có thêm một số phương pháp kiểm tra an toàn mới thích hợp với hành khách bị bệnh tiểu đường, cho phép bệnh nhân mang theo insulin và các loại thuốc theo đơn của bác sĩ dùng điều trị bệnh. Cụ thể, bệnh nhân có thể mang 225 gram insulin (8 ounces).

Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì? 1
Bệnh nhân tiểu đường có thể mang 225g insulin lên máy bay

2. Những chú ý đối với bệnh nhân tiểu đường khi di chuyển bằng đường hàng không

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đưa ra bản tóm tắt các chú ý đối với bệnh nhân tiểu đường khi di chuyển bằng đường hàng không:

– Người bệnh cần chuẩn bị những gì?

+ Bệnh nhân cần chú trọng trong việc chuẩn bị insulin. Hộp insulin và bộ dụng cụ tiêm mang theo phải có dán nhãn hiển thị đầy đủ xác nhận đó là thuốc chuyên dùng và thương hiệu nhãn hiệu in sẵn của hãng dược phẩm để được thông qua trong quá trình kiểm tra tại cổng an ninh. Nếu bệnh nhân có dự định di chuyển bằng đường hàng không khi đi du lịch hoặc công tác thì không nên vứt đi bao bì sẵn có khi mua các sản phẩm này.

+ Các dụng cụ dùng để tiêm insulin được chuẩn bị mang theo đầy đủ, bao gồm những dụng cụ dự phòng.

+ Chuẩn bị đầy đủ giấy kiểm tra cho các thiết bị y tế như: kim tiêm, que thử đường huyết, bông cồn khử trùng, kim lấy máu, máy đo đường huyết.

+ Khi sắp xếp thuốc và vật tư vào hành lý, bệnh nhân nên tách riêng để có thể phân biệt.

+ Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng bơm tiêm insulin tự động, hãy kiểm tra kỹ các bộ phận của máy.

+ Chuẩn bị các loại kẹo, đường dùng khi hạ đường huyết. Khi mang theo bệnh nhân cần ghi chú để dễ nhận biết phòng trường hợp ý thức không tỉnh táo.

Ngoài ra, theo quy định của ADA, khi đi xa bệnh nhân tiểu đường nên chuẩn bị các giấy tờ như: Thẻ tiểu đường, biên bản xác nhận đang dùng dung dịch tiêm insulin, giấy giải thích tình hình sức khỏe từ bác sĩ (tiếng Anh), thẻ bảo hiểm đi nước ngoài…

– Kiểm tra tại sân bay cần chú ý gì?

Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì? 2
Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý quá trình kiểm soát an ninh tại sân bay

+ Khi nhân viên sân bay yêu cầu kiểm tra hành lý, bệnh nhân hãy tự mình lấy đồ để tránh làm hư hỏng thuốc và các vật dụng y tế đã sắp xếp.

+ Trước khi chuẩn bị kiểm tra bằng máy quét tia X, bệnh nhân cần yêu cầu nhân viên sân bay kiểm qua trực quan trước để kiểm soát các thiết bị dùng điều trị. Trường hợp thuốc và các vật dụng y tế có dán nhãn đã được kiểm tra trực quan ở sân bay nhưng chưa thể làm rõ thì bắt buộc phải kiểm tra bằng máy quét tia X.

+ Bệnh nhân cần chú ý rằng không thể đưa các vật dụng này lên máy bay mà không qua kiểm tra. Nên hãy tự yêu cầu được kiểm tra kỹ càng.

Nếu thường đi công tác hay đi du lịch và phải bắt buộc di chuyển bằng máy bay, việc nắm rõ các quy định khi bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không một phần giúp bản thân người bệnh tự tin, giảm căng thẳng và bên cạnh đó có thể đảm bảo kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh động mạch vành ở người tiểu đường
Bệnh động mạch vành thuộc nhóm biến chứng mạch máu lớn của bệnh tiểu...
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính tác động đến cách thức sử...
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi...
Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp?
Có phải bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp? Nguyên...
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Hiện nay, ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng...
Bệnh động mạch vành ở người tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ yếu xương khớp?
Bệnh tiểu đường có lây không – tiểu đường lây qua đường nào?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer