Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Người tiểu đường thường chú tâm giảm lượng đường máu bằng chế độ ăn uống, tập thể dục kết hợp với điều trị bằng thuốc, nhưng lại không để ý đến việc đường huyết có thể đột ngột hạ xuống thấp. Các chuyên gia y tế khuyến cáo trong quá trình điều trị phải nâng cao cảnh giác đối với hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

Hạ đường huyết là tình trạng cấp cứu khi lượng đường máu hạ thấp bất thường diễn biến gây hôn mê tử vong. Theo hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA), lượng đường máu an toàn lúc đói là từ 90 – 130 mg/dL (5,0 – 7,2 mmol/l), sau bữa ăn 1 đến 2 giờ: <1 80 mg/dL (10 mmol/l), trước lúc đi ngủ trong khoảng: 110 – 150 mg/dL (6,0 – 8,3 mmol/l). Các triệu chứng về thần kinh do hạ đường huyết xuất hiện khi lượng đường trong máu xuống dưới 3,6 mmol/L (65 mg/dL) và các nơ-ron thần kinh mất hoạt động điện học khiến bệnh nhân nhanh chóng đi vào hôn mê khi lượng đường máu xuống dưới 0.55 mmol/L (10 mg/dL).

Hạ đường huyết hay gặp ở người tiểu đường đang được theo dõi điều trị bằng thuốc hay điều trị tiểu đường bằng insulin.

1. Người bệnh tiểu đường có thể tử vong do chủ quan

– Bệnh nhân Nguyễn Thị H, 56 tuổi ở Hà Nội, đang điều trị tiểu đường tuýp 2, cấp cứu tại Bệnh viện E Trung ương trong tình trạng co giật hôn mê. Hai ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân ăn uống kém, mệt mỏi, khi gia đình phát hiện thì bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê. Các bác sĩ chẩn đoán tình trạng bị hôn mê do hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường.

– Một bệnh nhân khác là Trần Văn Th, 76 tuổi, tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 2, đang điều trị bằng insulin bán chậm 25 UI/ngày tiêm dưới da cũng phải cấp cứu trong tình trạng hôn mê. Buổi trưa trước khi vào viện, bệnh nhân chỉ uống rượu mà không ăn gì, tới chiều tối vẫn tiêm 20 UI insulin dưới da. Đến tầm 19h, gia đình phát hiện bệnh nhân đã hôn mê. Sau khi được đưa đi cấp cứu và điều trị kịp thời, bệnh nhân đã qua khỏi cơn nguy hiểm.

– Ông Nguyễn Văn B, 58 tuổi được đưa vào cấp cứu do tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương sọ não, làm xét nghiệm thì đường máu xuống quá thấp. Bệnh nhân đang uống thuốc điều trị tiểu đường, hai ngày trước có biểu hiện sốt, ăn uống kém hơn, vẫn uống thuốc theo đơn. Buổi sáng đi xe máy thì bị bủn rủn chân tay, choáng váng và tự ngã gây tai nạn.

– Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường thường xảy ra khi bệnh nhân đang ở nhà hoặc đang đi xa, khi đang ngủ…Nên ít được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, dẫn đến các biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê quá giai đoạn, suy hô hấp hoặc quá nặng do sặc phổi. Tình trạng sặc phổi do dịch vị, thức ăn, dịch hầu họng, đặc biệt, có trường hợp do răng giả gây bít tắc đường hô hấp khi bệnh nhân đang hôn mê. Nguy hiểm hơn, tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang lao động hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông rất dễ gây tai nạn.

2. Các biểu hiện hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Biểu hiện của từng trường hợp hạ đường huyết là không giống nhau, tùy theo mức độ nặng nhẹ.

– Mức độ nhẹ: Người bệnh sẽ cảm thấy đói cồn cào, xót ruột, bị đau bụng, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, nhịp tim nhanh, tay chân run, vã mồ hôi.

– Mức độ trung bình: Có biểu hiện về thần kinh, người bị hạ đường huyết ở mức độ trung bình hay bị lú lẫn, dễ kích động, mắt nhìn một thành hai như người say rượu, một số người bị rối loạn giấc ngủ.

– Mức độ nặng: Xuất hiện lú lẫn cấp tính, dễ bị kích động mạnh, có dấu hiệu liệt nửa người. Bệnh nhân thường có những cơn co giật, có thể bị ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu có rối loạn ý thức, kèm theo tình trạng vật vã, cơ thể có những động tác bất thường, tăng trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không xuất hiện tình trạng mất nước.

Ngoài ra bệnh nhân còn có những biểu hiện hội chứng vận mạch và tim là điện tim đồ thể hiện thiếu máu cơ tim. Làm nhiều động tác vô ý thức như mút tay, níu áo, đầu và mắt quay sang một bên, giãn đồng tử hoặc đồng tử dao động. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến hôn mê kéo dài (phù não) hoặc di chứng thần kinh vĩnh viễn (bệnh não sau cơn hạ đường huyết).

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 1
Hạ đường huyết có dấu hiệu nhẹ là bị run tay, chân

 

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết: Các triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin

3. Bệnh nhân tiểu đường hạ đường huyết khi nào?

Đối với người bệnh điều trị bằng insulin, nguyên nhân hạ đường huyết có thể là do:

– Quá liều insulin

– Insulin hấp thụ quá nhanh hoặc thời gian tác dụng kéo dài do: loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày, tiêm insulin ở những vùng hoạt động nhiều như chân, tay, chườm nóng sau khi tiêm insulin.

– Người bệnh có những sai lầm về chế độ ăn

+ Ăn quá chậm sau khoảng thời gian tiêm insulin

+ Bỏ bữa, ăn không đủ mà vẫn tiêm insulin với liều lượng hàng ngày

– Không thường xuyên hoạt động thể lực

 Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 2
Bệnh nhân bỏ bữa nhưng vẫn tiêm insulin có thể dẫn đến hạ đường huyết (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNhững lưu ý về vị trí tiêm insulin từ A-Z để tránh trường hợp hạ đường huyết có thể xảy ra

Đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc viên, hạ đường huyết có thể là do những nguyên nhân sau:

– Uống thuốc quá liều

– Uống thuốc cách xa bữa ăn chính, không ăn nhưng vẫn uống thuốc

– Tự động tăng liều thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

– Hoạt động thể lực quá sức chịu đựng của cơ thể

Do đó, người bệnh tiểu đường cần đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng cũng như vận động hợp lý.

 Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 3
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường khi tập luyện quá sức (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngBạn đọc có thể tham khảo bài viết: Hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách 

4. Làm thế nào khi bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết?

Cần làm gì nếu bị hạ đường huyết

– Ngay khi nghi ngờ hoặc có những dấu hiệu của hạ đường huyết, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, nước hoa quả ngọt như chuối, ăn bánh kẹo để nhanh chóng nâng đường huyết lên.

– Cần đặc biệt chú ý trong trường hợp người bệnh đã có những biểu hiện hôn mê thì không nên cho ăn uống, rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trường hợp hôn mê thì phải đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.

– Dừng tất cả các loại thuốc điều trị tiểu đường đang dùng, sau đó đến khám bệnh để kiểm tra đường huyết và uống thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

– Tại cơ sở y tế, nếu tình trạng người bệnh nặng các bác sĩ sẽ truyền 5% ,10% đường hoặc tiêm glucagon hoặc corticoid để làm tăng lượng đường trong máu.

 Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 4
Cải thiện tình trạng hạ đường huyết bằng một ly nước hoa quả (ảnh: Internet)

Quan trọng là biết cách phòng tránh

Tâm lý chung của bệnh nhân tiểu đường là rất sợ đường huyết tăng, nên có những người thường nhịn cơm, bỏ bữa để tránh tăng đường huyết. Điều này rất nguy hiểm, vì vậy để tránh tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, người bệnh cần:

– Tuân thủ đúng chỉ định về chế độ dùng thuốc, ăn uống, luyện tập theo lời khuyên của bác sĩ điều trị. Không được kiêng khem quá mức, bỏ ăn vì mệt mỏi hoặc do các bệnh lý khác…

– Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp với tình trạng bệnh và thể chất từng người theo tư vấn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe.

– Nên thường xuyên kiểm tra đường huyết tại cơ sở y tế hoặc có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách theo dõi đường mao mạch theo chỉ dẫn của nhân viên y tế.

 Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường 5
Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám định kỳ để theo dõi các biến chứng (ảnh: Internet)

Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường hay xảy ra do bệnh nhân luôn nghĩ đến tình trạng đường huyết tăng cao và tìm mọi biện pháp để hạ chỉ số đường máu xuống. Người bệnh thường quên rằng, việc hạ đường máu xuống thấp quá mức bình thường cũng mang nhiều mối nguy hiểm, thậm chí nguy hiểm hơn tăng đường huyết rất nhiều, có thể gây tử vong nhanh nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời. Vì thế, người bệnh nên biết cách phòng tránh việc hạ đường huyết bằng việc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, dùng thuốc và luyện tập thường xuyên.

Bạn đang xem bài viết:Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Ở Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) lần thứ 53,...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Mới đây, Hiệp hội cao huyết áp Nhật Bản (The Japanese Society of Hypertension)...
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Bệnh tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới...
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến...
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Danh mục nội dung1. Tác dụng2. Cơ chế giảm lượng đường trong máu3. Điều...
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Khuyến cáo kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Nhóm thuốc Sulfonylurea (SU)
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường