Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể giảm nguy cơ tử vong vì biến chứng trong đó có tim mạch nhờ vào việc điều trị huyết áp cao. Bác sĩ khuyên người bệnh nên kiểm soát huyết áp ổn định ở mức mức 130/80 mmHg bằng cách áp dụng phương pháp điều trị tích cực bao gồm thói quen sinh hoạt như ăn uống, tập thể dục.

1.Tiểu đường và huyết áp cao có thể gây tổn thương mạch máu

Cả hai loại bệnh này không có nhiều biểu hiện rõ ràng nhưng hoàn toàn có thể phát triển và gây ra các biến chứng. Ở Nhật Bản, nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim – những loại bệnh có khả năng tử vong cao là do bệnh tiểu đường và huyết áp cao xảy ra đồng thời, dẫn đến xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, huyết áp cao cũng là một nguyên nhân khiến bệnh tiểu đường tiến triển nhanh hơn.

Trong số các bệnh thường gặp thì đột quỵ và nhồi máu cơ tim là 2 bệnh nguy hiểm, vì cả hai đều có thể xảy ra đột ngột gây tử vong. Trong trường hợp được cứu chữa cũng dễ rơi vào trạng thái tàn phế.

Bệnh tiểu đường làm cho tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển nhanh chóng, bên cạnh đó, nhồi máu não và nhồi máu cơ tim đều là những bệnh xảy ra khi lưu lượng máu khó khăn do xơ vữa động mạch. Khi tình trạng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường xảy ra sẽ làm hẹp mạch máu, khiến cho tế bào thành mạch bị tổn thương, từ đó làm cho chứng xơ vữa động mạch càng diễn biến nhanh hơn.

Không những thế, nhiều trường hợp khi thận bị tổn thương do tiểu đường lâu dài sẽ dẫn đến suy thận, khi thận bị mất chức năng sẽ phải chạy thận.

2. Tỷ lệ người kiểm soát huyết áp vẫn còn thấp

Theo Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, huyết áp là áp lực tác động vào bên trong mạch máu khi máu lưu thông, nếu áp lực lớn sẽ gây ra chứng huyết áp cao.

Để chẩn đoán chính xác bệnh huyết áp cao, chúng ta cần phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần, thông qua kết quả đo được bác sĩ sẽ kết luận liệu bạn có bị huyết áp cao hay không.

Hiệp hội cao huyết áp Nhật Bản (The Japanese Society of Hypertension) đã đưa ra hướng dẫn như sau: Huyết áp đo được tại cơ sở y tế gồm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Nếu một trong hai hoặc cả hai đạt hoặc vượt trên ngưỡng 140/90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường 1
                                                              Huyết áp vượt ngưỡng 140/90mmHg được chẩn đoán là huyết áp cao

Tại Nhật Bản, ước tính số người mắc huyết áp cao là trên 43 triệu người, trong đó 34 triệu người vẫn chưa kiểm soát tốt được huyết áp. Tương tự, ở Mỹ có tới 75 triệu người mắc huyết áp cao, nhưng chưa đến một nửa trong số đó kiểm soát được huyết áp của mình hay kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Nắm được kiến thức cơ bản về những điều này, người bệnh có thể hiểu được huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường cần được chú ý như thế nào.

3. Mục tiêu kiểm soát huyết áp ở người mắc bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu mới công bố trong tạp chí y khoa do Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (American Heart Association) xuất bản, bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 được điều trị tích cực nhằm kiểm soát huyết áp ở mức hoặc dưới 130/80mmHg, điều này có thể làm giảm hoàn toàn nguy cơ gây tử vong như đau tim đột ngột, tai biến mạch máu não.

Giáo sư J. Bill McEvoy khoa Khoa Tim mạch dự phòng của Đại học Quốc gia Ireland cho biết: “Chúng ta đã biết việc điều trị tích cực sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng. Đã có nhiều tranh luận về việc đặt mục tiêu cho việc kiểm soát huyết áp và nghiên cứu lần này góp phần giải quyết những tranh cãi đó”.

Giáo sư cũng chia sẻ ông cùng đồng nghiệp cũng đã tiến hành nghiên cứu tiếp theo đối với 11000 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 trong vòng 4 năm tại 215 cơ sở y tế tại 20 quốc gia. Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra liệu những bệnh nhân được điều trị kiểm soát huyết áp và không sẽ gặp biến chứng khác nhau như thế nào.

Với đối tượng là hơn 10000 bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 nghiên cứu được tiến hành như một phần của nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn (ADVANCE) về việc liệu tăng cường kiểm soát đường trong máu sẽ làm giảm được bao nhiêu phần trăm bệnh tai biến mạch máu não và huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường gây ra những biến chứng gì.

4. Điều trị huyết áp cao làm giảm nguy cơ biến chứng

Có khoảng 837 trường hợp tử vong và hơn 966 trường hợp tắc mạch máu đã được ghi nhận, bao gồm đau tim đột ngột, tai biến mạch máu não, tiểu đường, võng mạc do tiểu đường. Theo kết quả phân tích, những bệnh nhân được điều trị tích cực nhằm kiểm soát huyết áp giảm 14% nguy cơ tử vong so với những bệnh nhân không điều trị theo hướng kiểm soát huyết áp, bệnh tắc mạch máu cũng giảm 9 % ở nhóm bệnh nhân này.

Nghiên cứu đến thời điểm này đã chỉ ra việc kiểm soát huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường sẽ có lợi đối với người có huyết áp ở mức 140/90 mmHg. Giáo sư cũng khuyên sau lần đo huyết áp thứ 2 mà huyết áp liên tục vượt mức 130/80 mmHg thì nên tham khảo bác sĩ phương án điều trị thích hợp để ổn định huyết áp.

Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Khi bị huyết áp cáo sẽ kéo theo bệnh có nguy cơ mắc phải

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao, theo nghiên cứu của Hoa Kỳ, thì cứ 3 người sẽ có 1 người bị huyết áp cao. Nếu một trong hai bệnh tiến triển xấu thì người bệnh sẽ có khả năng tư vong cao.

5. Những yếu tố ảnh hưởng khiến người tiểu đường bị huyết áp cao

Giảm độ nhạy insulin

Insulin sẽ được tiết ra nhiều hơn để hạ đường huyết do tính kháng insulin (độ nhạy của tế bào với insulin bị suy giảm), kết quả là insulin kích thích dây thần kinh giao cảm gây tăng huyết áp.

Béo phì

Khi bị béo phì, hormon ức chế hoạt động của insulin tăng lên, tình trạng kháng insulin tăng cao gây tăng huyết áp.

Giảm chức năng thận

Khi bị tiểu đường, chức năng thận bị suy giảm, thận không thể bài tiết natri, lượng nước trong cơ thể tăng lên gây cao huyết áp.

Những người bị huyết áp cao, người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hoặc những người mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận có thể được bắt đầu điều trị bằng thuốc nếu được chẩn đoán bị tăng huyết áp, nhưng trong mọi trường hợp bệnh nhân nên kết hợp cải thiện lối sống như thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện là điều cần thiết.

Điều trị bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có nhiều điểm tương đồng như bệnh nhân nên có chế độ ăn giảm muối, tập luyện thể dục thường xuyên và cải thiện béo phì…

                                                      Những yếu tố ảnh hưởng khiến người tiểu đường bị huyết áp cao

Bạn đang xem bài viết: Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Tại Tokyo vào ngày 21 tháng 7, Nippon Medtronic đã tổ chức một cuộc...
Tiểu đường và stress
Mối liên hệ giữa tiểu đường và stress như thế nào? Khi cơ thể...
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Một cuộc khảo sát quy mô lớn với khoảng 8.000 người đã tiết lộ...
Hạ đường huyết
Bệnh tiểu đường là một bệnh mà lượng đường trong máu luôn ở mức...
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ của chứng...
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không kiểm soát...
Làm thế nào để giúp trẻ em mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có một cuộc sống học đường tốt hơn?
Tiểu đường và stress
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Hạ đường huyết
Phương pháp cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hiệu quả
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường