Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?

Cỡ chữ:
A A
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều trị tiểu đường hiệu quả hơn, hạn chế các tác dụng phụ. Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì tới bệnh nhân?

Tiểu đường là bệnh mạn tính, người bệnh phải luôn xác định tâm lý sống chung với bệnh, nhưng hẳn đó không phải là việc dễ dàng. Tùy theo từng thể trạng, tình trạng bệnh của người bệnh tiểu đường, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc hoặc kết hợp với một số sản phẩm chuyên biệt trong hỗ trợ điều trị tiểu đường để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, về phía bệnh nhân và người nhà họ luôn quan tâm là uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?; Với quá nhiều loại thuốc khác nhau như vậy họ sẽ sử dụng loại thuốc gì để hạn chế được tác dụng phụ?

1. Phân loại thuốc điều trị tiểu đường

Ngày nay, có rất nhiều loại thuốc chữa tiểu đường với các tên gọi, cơ chế làm giảm đường máu khác nhau, chia làm 4 nhóm cơ bản sau:

– Thuốc làm tăng nhạy cảm insulin: Biguanide metformin (Metforal, Glucophage, Stagid); thiazolidinedione rosiglitazone (Avandia, Hasandia 8, Avanglyco 4); thiazolidinedione pioglitazone (Actos, Dopili 15 mg, Pioglitazone Stada 30 mg, Pioglar); đồng vận thủ thể GLP-1 (exenatide); ức chế men DPP-4 sitagliptin Januvia ™.

– Thuốc gây tăng tiết insulin: Sulfonylurea: glimepiride (Amaryl), glibenclamide (Daonil, Maninil), gliclazide (Diamicron, glipizide (Glibénès, Minidiab), Meglitinide Repaglinide.

– Thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose từ ruột: thuốc ức chế men Alpha-glucosidase: Acarbose (Glucobay, Precose), thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase (orlistat).

– Insulin: Insulin tác dụng chậm (Lantus®); insulin tác dụng trung bình (Protaphane®, Humulin® NPH); insulin tác dụng ngắn (Actrapid®, Humulin®, Apidra®); insulin tác dụng nhanh (Novorapid®, Humalog®); insulin trộn sẵn.

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì 1
Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? (Ảnh: Internet)

2. Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?

Hạ đường huyết

Tất cả thuốc điều trị tiểu đường đều có tác dụng làm giảm lượng đường máu. Một số loại thuốc khi người bệnh dùng sai cách, ví dụ như dùng tăng liều hoặc bệnh nhân bỏ bữa ăn, có thể gây ra trạng thái hạ đường huyết quá mức – đường máu xuống thấp hơn mức bình thường. Nếu không kịp thời có những biện pháp làm tăng đường máu trở lại (ăn, uống thêm chất bột đường), hạ đường huyết nặng có thể dẫn đến mất ý thức và hôn mê sâu. Để tránh bị hạ đường huyết cần lưu ý đến việc tăng liều thuốc từ từ, phân bổ bữa ăn trong ngày sao cho phù hợp với lượng thuốc đang dùng, tránh trường hợp giảm cân bằng việc ăn kiêng thái quá hoặc luyện tập quá sức…

Người bệnh cũng nên có những chú ý dưới đây để không bị hạ đường huyết khi uống thuốc:

– Không phối hợp 2 thuốc cùng nhóm vì chúng cùng một cơ chế tác dụng, nhưng cũng có thể phối hợp thuốc có tác dụng nhanh với thuốc tác dụng chậm.

– Kiểm tra đường huyết trong máu trước khi uống thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số này có dấu hiệu giảm xuống quá thấp.

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì 2
Uống thuốc tiểu đường gây hạ đường huyết ở bệnh nhân (Ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNghiên cứu chi tiết về trạng thái hạ đường huyết tại bài viết: Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường

Tác dụng phụ lên gan, thận

Một tác dụng phụ nghiêm trọng hơn của việc uống thuốc tiểu đường đó là tác động xấu đến các cơ quan của cơ thể. Hai cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp từ tác dụng không mong muốn của các loại dược phẩm là cơ quan làm nhiệm vụ chuyển hóa (gan) và thải trừ (thận).

Dị ứng thuốc

Bệnh nhân gặp các triệu chứng dị ứng nhẹ như nổi mày đay, viêm, đỏ da, dị ứng nặng có thể rất nghiêm trọng như sốc phản vệ, dẫn đến tử vong. Việc dùng thuốc không đúng cách rất dễ gây dị ứng. Thường thì trong những trường hợp gặp tác dụng phụ này, có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng uống thuốc. Cần nhớ rằng nếu ta tiếp tục uống loại thuốc đó thì các phản ứng dị ứng sẽ luôn luôn quay trở lại. Do vậy, khi uống thuốc tiểu đường mà gặp các dấu hiệu kể trên, bệnh nhân nên thông báo điều này với bác sĩ điều trị để thay đổi đơn thuốc và không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào.

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì 3
Uống thuốc tiểu đường có thể làm bệnh nhân nổi mẩn đỏ, ngứa do dị ứng (Ảnh: Internet)

Đầy bụng, tiêu chảy

Một số loại thuốc tiểu đường gây rối loạn tiêu hóa như metformin – glucophage, bệnh nhân sẽ bị đầy bụng hoặc tiêu chảy.

Có thể sử dụng với liều thấp hơn hoặc uống sau khi ăn để tránh tác dụng phụ này của thuốc. Nhưng nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ, chắc chắn phải ngưng uống metformin và bác sĩ sẽ thay đổi đơn thuốc phù hợp hơn.

Chính vì vậy, với những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính như tiểu đường, phải điều trị lâu ngày với các loại thuốc cần phải cẩn thận khi sử dụng. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý bỏ thuốc và kết hợp đúng cách với các sản phẩm hỗ trợ điều trị để đạt hiệu quả cao.

3. Làm thế nào để mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh tiểu đường?

Nhận thức rất rõ về những tác dụng phụ khi uống thuốc tiểu đường như hạ đường huyết, giảm chức năng của gan, thận, dị ứng thuốc, rối loạn đường tiêu hóa…Nhưng điểm cốt yếu là bệnh nhân tiểu đường không thể bỏ thuốc mà phải dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy làm thế nào để giảm tác dụng phụ mà tăng hiệu quả điều trị?

Uống thuốc đúng cách làm tăng hiệu quả điều trị

Hiểu biết rõ tác dụng cũng như cách dùng, uống thuốc đúng giờ và liều lượng, cách hạn chế các tác dụng phụ của các loại thuốc tiểu đường đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

Uống thuốc kết hợp vận động và ăn uống khoa học

Kết hợp ăn uống và vận động hợp lý không những giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu, điều trị bệnh tiểu đường mà còn ngăn ngừa, phòng chống các biến chứng liên quan, giúp người bệnh khỏe khoắn mỗi ngày.

Duy trì một tâm trạng tốt

Người bệnh có tâm trí lành mạnh, thư thái có thể cải thiện hiệu quả kết quả chữa trị bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường cần phải học cách thư giãn và điều hòa cảm xúc, biết cách giải phóng áp lực của mình, vượt qua được trạng thái tâm lý bất ổn mới có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ổn định.

Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì 4
Giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi sống chung cùng bệnh tác dụng tốt tới quá trình điều trị bằng thuốc (Ảnh: Internet)

Đa số bệnh nhân tiểu đường khi điều trị bằng thuốc đều lo lắng đến việc uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì? Và phải làm gì khi chính mình gặp trường hợp ấy. Người bệnh đừng để tâm trạng lo lắng ảnh hưởng quá đến sức khỏe, và cũng không được tự quyết. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị ngay nếu gặp các biểu hiện của tác dụng phụ do uống thuốc. Bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn khác cho liệu trình chữa trị và sẽ tìm ra loại thuốc phù hợp và đem lại hiệu quả nhất đối với tình trạng bệnh của bệnh nhân.

Bạn đang xem bài viết: “Uống thuốc tiểu đường có tác dụng phụ gì?” tại chuyên mục Các loại thuốc

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây tê bì, cảm giác...
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tình trạng hiệu quả của...
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Hầu hết bệnh nhân đều rất lo lắng khi không biết thời gian biến...
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc để bổ sung GLP-1...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Những điều cần biết về biến chứng bệnh tiểu đường
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường