Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này như do insulin không được tiết ra đủ khi lượng đường trong máu tăng lên sau khi ăn hay do cơ chế kháng chức năng của insulin trong tế bào. Đây là bệnh thuộc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Hầu hết bệnh tiểu đường ở người trưởng thành đều là bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin, thông thường khi nhắc đến bệnh tiểu đường cũng chính là chỉ bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (vì vậy trong phần này và các mục tiếp theo, bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin được viết là “bệnh tiểu đường”).
Trước đây, người ta thường cho rằng bệnh tiểu đường ít khởi phát ở trẻ nhỏ, tuy nhiên khi xét nghiệm lượng đường trong nước tiểu được thực hiện trong kỳ khám sức khỏe ở trường, có rất nhiều trẻ em mắc bệnh tiểu đường này. Trong số những đứa trẻ tiếp nhận xét nghiệm đường trong nước tiểu, cứ trong 10 trẻ có 5~6 trẻ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường này.
Bệnh tiểu đường ở trẻ em Nhật Bản thường khởi phát ở bé gái nhỏ tuổi và có xu hướng khởi phát liên quan đến tình trạng béo phì ở các bé trai độ tuổi trung học.
Giữa bệnh tiểu đường này và tình trạng béo phì có một mối quan hệ nhân quả khá rõ ràng. Sự gia tăng lượng dinh dưỡng hấp thụ của người Nhật Bản sẽ dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều trẻ em béo phì và từ đó tăng tần suất khởi phát bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường này còn thường khởi phát do thể chất có di truyền dễ mắc bệnh và béo phì cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy bệnh khởi phát.
Danh mục nội dung
1. Triệu chứng
Thông thường, không có các triệu chứng khác ngoài béo phì.
Các triệu chứng của bệnh tiểu đường (khô miệng, uống nhiều nước, đa niệu,…) hầu hết là các triệu chứng xuất hiện từ trước khi có kết quả dương tính trong xét nghiệm nước tiểu khi khám sức khỏe tại trường hoặc các cơ sở y tế. Vì vậy, rất ít trẻ em nhận thức mình đã bị bệnh và đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc điều trị bệnh.
Mặc dù không xuất hiện nhiều như trong bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin, nhưng trong bệnh tiểu đường này, nếu bị stress kéo dài có thể xuất hiện triệu chứng nhiễm toan ceton máu do đái tháo đường (triệu chứng của “bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin”). Các triệu chứng như khô miệng và uống nhiều nước có thể xuất hiện tại thời điểm phát hiện.
Trong trường hợp trẻ lớn hơn, sau khi uống một lượng lớn nước ngọt giải khát, đường huyết sẽ tăng đột ngột, áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên và gây ra chứng mất nước và rối loạn ý thức. Hiện tượng nhiễm toan ceton như này được gọi là PET bottle ketoacidosis hoặc PET bottle syndrome.
2. Xét nghiệm và chẩn đoán
Tiến hành xét nghiệm dung nạp đường uống glucose, kiểm tra phản ứng của đường huyết và insulin.
Bệnh tiểu đường này gây chậm trong phản ứng của insulin khi dung nạp glucose và gây khó khăn trong việc hạ đường huyết.
Bên cạnh đó, với mục đích kiểm tra tình trạng lượng đường trong máu đang duy trì ở mức nào, tiến hành đồng thời đo glycohemoglobin (HbA1 , HbA1c).
3. Điều trị
Tiến hành điều trị bệnh tiểu đường này bằng cách sử dụng liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động, thuốc hạ đường huyết,….Điều trị bằng insulin (điều trị bằng insulin trong điều trị bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin) có thể cần thiết.
– Liệu pháp ăn uống
Nếu trẻ bị béo phì, điều đầu tiên cần thực hiện là hạn chế lượng calo hấp thụ bắt đầu với việc giảm 10% nhu cầu năng lượng cần thiết so với trẻ em cùng tuổi đồng thời luôn chú ý theo dõi những thay đổi về cân nặng cơ thể và lượng đường trong máu.
Do phần lớn trẻ em có thói quen ăn uống nhiều đường và chất béo nên đầu tiên hãy tập ghi chép thực đơn ăn uống và tạo sự cân bằng trong ăn uống theo hướng dẫn của các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Không tự thay đổi các bữa ăn trưa ở trường.
Trường hợp trẻ không bị béo phì, chế độ ăn uống cân bằng tốt là điều quan trọng. Ngay cả khi đã cải thiện tình trạng tăng đường huyết và mức độ béo phì bằng chế độ ăn uống và vận động thích hợp, nhưng nếu không duy trì chặt chẽ, bệnh có thể lại tái phát. Hãy cố gắng thực hiện theo sự hướng dẫn về các bữa ăn và tham gia các khóa đào tạo để tăng cường nhận thức về bệnh tiểu đường. Một số cơ sở y tế điều trị cho trẻ em nhập viện bị béo phì với chế độ ăn có hàm lượng calo rất thấp từ 240~480 kcal.
– Liệu pháp vận động
Vận động có vai trò giúp làm giảm lượng đường trong máu, cải thiện hiệu quả của insulin, cải thiện tình trạng lượng mỡ máu cao và huyết áp cao, loại bỏ bệnh béo phì.
Vận động cũng giúp cơ thể có thể hoạt động bình thường.
Trường hợp kết hợp điều trị bằng liệu pháp ăn uống và liệu pháp vận động thì sẽ không phải lo lắng về tình trạng hạ đường huyết, có thể tăng cường độ vận động. Tham khảo ý kiến bác sĩ và cố gắng tập thể dục mỗi ngày để tiêu thụ khoảng 10% lượng năng lượng.
Nếu đang không hạn chế việc ăn uống thì hãy cố gắng duy trì vận động để cải thiện tình trạng béo phì, ổn định lượng đường trong máu và không để bị béo phì nữa.
Trẻ em bị béo phì thường ghét vận động. Hãy cố gắng tạo ra một chế độ luyện tập vui vẻ và lâu dài.
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)