Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch

Cỡ chữ:
A A
Bệnh nhân tiểu đường có thể lo lắng khi đi du lịch xa, có nhiều thay đổi về múi giờ, khí hậu, bữa ăn, sinh hoạt…những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kiểm soát bệnh. Vậy khi bắt đầu lên kế hoạch cho chuyến du lịch dài ngày, người bệnh nên chuẩn bị những gì và cần chú ý điều gì để có thể tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ vui vẻ này?

1. Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng để đi du lịch

– Giấy tờ cần thiết

Bệnh nhân cần chuẩn bị sẵn các giấy tờ tùy thân, nên tự trang bị thêm thẻ ghi rõ mình bị mắc tiểu đường, tên, thông tin liên lạc, bệnh viện, thuốc đang dùng…để phòng trường hợp bệnh nhân bị hôn mê do hạ đường huyết.

Bệnh nhân cũng cần soạn trước một bản nội dung điều trị tiểu đường bằng tiếng anh, để phòng trường hợp khi cầm insulin theo mình phải xuất trình giấy tờ để làm thủ tục kiểm tra an ninh trước khi lên máy bay.

– Thuốc và insulin

Bệnh nhân tiểu đường hãy chắc chắn mang thuốc, insulin dự phòng. Ngoài ra, bên cạnh thuốc điều trị bệnh tiểu đường, mọi người cần mang những loại thuốc thường ngày hay sử dụng như thuốc cảm, thuốc dạ dày. Vì khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch xa, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt khi du lịch ở nước ngoài, khó có thể mua những loại thuốc này nên bệnh nhân nên chuẩn bị đầy đủ những loại thuốc cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, cần chú thích rõ đối với những loại thuốc hay sử dụng khi ngất đi để giúp công tác sơ cứu hiệu quả hơn.

– Vật dụng y tế

Bên cạnh mang đủ thuốc, để an toàn hơn, bệnh nhân có thể mang nhiều vật phẩm y tế hơn như kim tiêm, giấy thử đo lượng đường trong máu, máy đo đường huyết. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên chuẩn bị glucose và kẹo để tránh trường hợp hạ đường huyết.

Những vật dụng này và thuốc nên được bệnh nhân mang theo người, đặt trong một chiếc túi nhỏ hoặc túi xách cầm tay để khi xảy ra các vấn đề sức khỏe có thể đối phó ngay lập tức.

– Vật dụng hàng ngày

Bệnh nhân hãy chuẩn bị đôi giày thường mang hàng ngày để đi du lịch. Do đối với người bệnh đã gặp biến chứng rối loạn thần kinh tiểu đường, những vấn đề về bàn chân rất dễ xảy ra nên cần đặc biệt chú trọng.

Một điều không kém phần quan trọng là bệnh nhân nên thiết lập lịch trình vui chơi phù hợp với thể trạng của bản thân.

Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch
Vậy còn trong chuyến du lịch, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý điều gì?

2. Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch 4

– Ăn uống 

Khi đi du lịch, ở nhà hàng hoặc khách sạn, nhân viên sẽ phục vụ rất nhiều đồ ăn khác nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tới lượng đồ ăn hấp thụ, tính toán lượng carbohydrate đáp ứng đủ và phù hợp với sức khỏe bệnh của mình. Ngoài ra, bệnh nhân không nên ăn đồ sống, uống đồ uống đá hay nước lã.

– Vận động

Bên cạnh đó, khi tham gia các chuyến du lịch bằng xe buýt hay xe khách, cơ thể sẽ không vận động nhiều như bình thường. Vì vậy, bệnh nhân có thể vận động bằng cách dạo quanh tham quan khách sạn nơi mình ở, đi cầu thang bộ (nếu người bệnh ở tầng 3 trở xuống), có thể đi dạo sau bữa ăn để không làm tăng cao lượng đường trong máu.

– Điều trị bằng thuốc Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch 5

+ Bảo quản thuốc: Trong chuyến du lịch vào mùa hè, bệnh nhân hãy chú ý tới nhiệt độ lưu trữ của insulin và giấy thử đo lượng đường trong máu. Tuyệt đối không nên để trong xe, đặc biệt là khi đỗ xe vào ban ngày.

+ Quá trình điều trị: Bệnh nhân khi đi du lịch vẫn phải tiếp tục duy trì phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh nhân cần chú ý tới cách xử lý về chênh lệch múi giờ khi đang điều trị bằng thuốc (đặc biệt là điều trị insulin).

Tiêm insulin trước mỗi bữa ăn để tránh ức chế tăng đường huyết sau ăn, vì insulin có tác dụng trong thời gian dài, nếu bệnh nhân không để ý tới sự chênh lệch múi giờ khi đi du lịch xa sẽ ảnh hưởng tới tác dụng của insulin. Nếu tác dụng của insulin biến mất giữa chừng, dẫn đến tình trạng tăng đường huyết, ngược lại, nếu tác dụng của insulin quá mức thì người bệnh sẽ gặp tình trạng hạ đường huyết.

Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch 8Dưới đây là cách tính giúp bệnh nhân tiểu đường điều chỉnh lượng insulin phù hợp:

  • Chuyến bay về hướng Đông (Mỹ, Canada): thời gian 1 ngày sẽ ngắn hơn nên cần giảm lượng insulin theo công thức sau: lượng insulin thông thường x [(1-thời gian chênh lệch múi giờ) : 24]
  • Chuyến bay về hướng Tây (châu Âu, châu Á): thời gian 1 ngày dài hơn, nên tăng lượng insulin theo công thức: lượng insulin thông thường x [(1+ thời gian chênh lệch múi giờ) : 24]

Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết, trên thực tế bệnh nhân phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ. Trước khi xuất phát, bệnh nhân nên hỏi thêm về thời gian phục vụ bữa ăn trên máy bay, sau đó thảo luận với bác sĩ điều trị để nhận nhiều lời khuyên có ích hơn.

– Theo dõi lượng đường trong máu

Bệnh nhân vẫn phải luôn theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên và phải chắc chắn biết cách xử lý những thay đổi về lượng đường trong máu. Vì thói quen của bệnh nhân trong khi đi du lịch thường thay đổi, nên lượng đường trong máu dễ bị xáo trộn. Nếu người bệnh không tự tin vào kiểu tự quản lý này (ví dụ bệnh nhân mới bắt đầu điều trị bằng insulin và vẫn lo lắng về cách đối phó với lượng đường trong máu thấp…) bệnh nhân có thể hoãn kế hoạch du lịch dài ngày của bản thân.

– Những chú ý khác

Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch 6+ Bệnh nhân nên tránh để cơ thể mất nước trên các chuyến bay dài. Khi máy bay di chuyển ở vùng khí áp thấp, độ ẩm trên máy bay thường thấp hơn độ ẩm dưới mặt đất, vì thế cơ thể dễ bị khô và mất nước nếu bệnh nhân không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân có thể mắc triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể dẫn đến thuyên tắc phổi và gây tử vong.

+ Do người bệnh tiểu đường thường có hệ miễn dịch suy giảm, vì thế nên tiêm phòng khi đến những nơi cần thiết.

Tóm lại, việc bệnh nhân tiểu đường tự quản lý và kiểm soát bệnh khi đi du lịch không có điểm gì quá đặc biệt. Cơ bản bệnh nhân nên chú ý cân nhắc ăn uống uống hợp lý và cân bằng thực phẩm, tránh tình trạng lười vận động, ngăn ngừa và đối phó với tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra. Chuyến du lịch sẽ trở nên hoàn hảo nếu người bệnh vừa được thư giãn, khám phá những điều mới mẻ và bảo đảm được sức khỏe của mình.

Bạn đang xem bài viết:Những lưu ý khi bệnh nhân tiểu đường đi du lịch” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một...
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
“Chứng nhạy cảm với lạnh” là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân tiểu...
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Bệnh nhân tiểu đường đang điều trị insulin cần có chế độ chăm sóc...
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà trong đó số lượng và hoạt...
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Khi được tư vấn trị liệu insulin, một số người bệnh tiểu đường loại...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường
Bệnh nhân đang điều trị insulin cần chú ý những gì?
Các loại bệnh tiểu đường – Tiểu đường có mấy tuýp?
Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường