Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây nguy cơ tử vong cao

Cỡ chữ:
A A
70% bệnh nhân tử vong vì biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, việc hiểu biết các biểu hiện lâm sàng của biến chứng tim mạch sẽ góp phần phòng ngừa, hạn chế sự tiến triển của bệnh tim mạch ở bệnh nhân.

Bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, bệnh trở thành mối quan tâm lớn cho toàn xã hội bởi những hậu quả nặng nề do biến chứng để lại. Tiểu đường là một loại bệnh nội tiết chuyển hóa đặc trưng bởi sự tăng lượng đường glucose trong máu mạn tính. Người bị bệnh trong thời gian dài và không có những phương pháp kiểm soát bệnh đúng đắn sẽ dẫn đến rối loạn và suy yếu chức năng của nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, não, thần kinh, thận và tim mạch. Trong số các biến chứng của bệnh tiểu đường, biến chứng tim mạch là phổ biến nhất, và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong cao. Vậy cơ chế biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường và những biểu hiện chủ yếu của bệnh tim mạch ở bệnh nhân là gì?

1. Cơ chế biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường

Cơ chế quan trọng nhất của bệnh tiểu đường là gây nên những tổn thương sớm ở tế bào nội mạc, làm rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Lớp nội mạc là lớp tế bào mỏng, trong cùng của thành mạch, nơi tiếp giáp trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi chức năng nội mạc bị rối loạn, các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, tăng kết dính tiểu cầu và bạch cầu với bề mặt thành mạch. Từ đó sẽ hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tích tụ lâu ngày dẫn đến hẹp dần lòng mạch, gây nên các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cục bộ mạn tính tại cơ quan tổ chức. Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, còn có nguy cơ hình thành các cục huyết khối trong lòng mạch do sự co mạch đồng thời có sự kết dính các tế bào tiểu cầu. Gây nên các biểu hiện thiếu máu cục bộ cấp tính của tổ chức như nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu não… là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh.

Tùy theo từng vị trí mạch máu bị tổn thương mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nếu tổn thương động mạch ở mắt, sẽ gây nên giảm thị lực, nặng hơn sẽ dẫn đến mù lòa. Nếu tổn thương ở động mạch thận sẽ dẫn đến bị suy thận do tiểu đường, tăng huyết áp, tổn thương động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, đột tử, nhồi máu cơ tim…Tổn thương mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não, tổn thương ở động mạch chi sẽ dẫn đến biểu hiện viêm tắc động mạch chi (đi cà nhắc, bệnh nhân phải cắt bỏ ngón chân…).

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 1
Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm đối với bệnh nhân (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu thêm các biến chứng khác của bệnh tiểu đường:

2. Các yếu tố làm tăng biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Người tiểu đường khi có thêm các yếu tố dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch lên nhiều lần. Càng nhiều yếu tố kết hợp, tỉ lệ biến chứng tim mạch càng gia tăng. Các yếu tố đó gồm:

– Tuổi cao (Người bệnh ≥ 60 tuổi; càng cao tuổi, nguy cơ càng tăng)

– Tăng huyết áp

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 2
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch (ảnh: Internet)

– Rối loạn lipid máu (tăng cholesterol, triglycerid máu hoặc kết hợp cả hai)

– Tình trạng béo phì (đặc biệt béo bụng)

– Hút thuốc lào, thuốc lá

– Ít vận động

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 3
Lười vận động cũng là một yếu tố nguy cơ (ảnh: Internet)

– Tiền sử gia đình, có người từng bị nhồi máu cơ tim

Trong các yếu tố trên thì có 2 yếu tố không tác động được đó là tuổi cao và tiền sử gia đình, các yếu tố nguy cơ còn lại người bệnh tiểu đường có thể giảm thiểu bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

cta kiến thức tiểu đường Xem ngay tổng hợp các biến chứng tiểu đường có thể xảy ra và cách phòng ngừa, điều trị chi tiết – đầy đủ.

3. Bệnh tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường có những biểu hiện nào?

Các biểu hiện chủ yếu của biến chứng tim mạch:

Bệnh mạch vành

Biến chứng bệnh mạch vành là căn nguyên tử vong chủ yếu trong bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.

– Dấu hiệu ở người bệnh

Một đặc điểm rất quan trọng, đó là biểu hiện lâm sàng bệnh mạch vành ở bệnh nhân tiểu đường không rõ ràng. Nhiều bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim nặng mà không hề biết, chỉ khi đi khám sức khỏe mới tình cờ phát hiện ra. Chính vì thế, đối với người bệnh tiểu đường, luôn phải kiểm tra tim mạch định kỳ mới có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của thiếu máu cục bộ cơ tim.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực (cơn đau thắt sau xương ức, cảm giác như bị bóp nghẹt tim, lan trên vai trái, cằm hoặc cánh tay trái), hoặc cảm giác tức ngực trái, cảm thấy hồi hộp, khó thở, trống ngực đập mạnh…Tất cả các dấu hiệu bất thường trên, dù là rất nhỏ, người bệnh cần phải khám xét kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện và chữa trị sớm.

– Chẩn đoán bệnh

Bệnh nhân có thể được bác sĩ làm các thăm dò cần thiết để chẩn đoán bệnh mạch vành như ghi điện tim liên tục 24 giờ theo phương pháp Holter, ghi điện tâm đồ lúc nghỉ, siêu âm tim, xạ hình tưới máu cơ tim, nghiệm pháp gắng sức và chụp mạch vành bằng máy CT đa dãy (64; 128; 256 hay 320 lát cắt). Sau đó, nếu nghi ngờ có thiếu máu cơ tim, bệnh nhân sẽ được chụp động mạch vành bằng máy chụp mạch kỹ thuật số Angiography để phát hiện bệnh động mạch vành, đặt giá đỡ nếu có chỉ định.

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 5
Thường xuyên xuất hiện tình trạng đau thắt ngực (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngHiểu rõ về biến chứng bệnh động mạch vành ở người tiểu đường để phòng tránh nguy cơ đáng tiếc.

Bệnh lý mạch máu não

Người bệnh chủ yếu sẽ gặp tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) biểu hiện bằng nhồi máu não hoặc xuất huyết não. Biểu hiện lâm sàng là đột ngột bại hoặc liệt nửa người, méo miệng, có thể kèm theo rối loạn ý thức ở nhiều mức độ khác nhau. Các biểu hiện này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn rồi biến mất, sau đó tái phát và diễn biến nặng hơn, hoặc ngay từ đầu bệnh nhân đã bị nặng rồi để lại di chứng tàn phế và có thể tử vong.

– Các dấu hiệu sớm của bệnh lý mạch máu não:

Chóng mặt nhẹ, rối loạn giấc ngủ, mất thăng bằng, giảm sút trí nhớ…

– Chẩn đoán bệnh:

Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm thăm dò mạch máu não như siêu âm Doppler xuyên sọ, lưu huyết não…phương pháp này có thể phát hiện thấy các dấu hiệu của thiểu năng tuần hoàn não.

Khi có biểu hiện lâm sàng bằng các dấu hiệu bại hoặc liệt nửa người thì bệnh nhân cần được chụp cắt lớp vi tính (chụp CT sọ não) để chẩn đoán xác định tổn thương là bệnh nhồi máu não hay xuất huyết não để có phương pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 4
Trí nhớ bị giảm sút, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày (ảnh: Internet)

Bệnh lý mạch máu ngoại biên

– Dấu hiệu

Bệnh nhân thấy đau và mỏi chân, chuột rút khi đi bộ nhiều, sau khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu không xuất hiện nữa, người bệnh có thể tiếp tục đi được cho đến khi xuất hiện lại các triệu chứng trên.

Ngoài ra, người bệnh còn gặp các dấu hiệu khác như chuột rút, loét hay hoại tử đầu chi, kiểm tra mạch thì thấy mạch mu chân mất hoặc yếu, mất mạch khoeo, huyết áp chi dưới thấp…

– Chẩn đoán bệnh

Kiểm tra siêu âm Doppler mạch máu để phát hiện các tổn thương mạch máu lớn ở chân tay.

Chụp động mạch bằng máy CT đa dãy hay máy Angio để phát hiện kịp thời tổn thương động mạch.

cta kiến thức tiểu đườngBệnh lý mạch máu ngoại biên gây biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân

4. Nguyên tắc điều trị các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường

– Theo khuyến cáo của Hội nội tiết tiểu đường Việt Nam, phải kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đảm bảo chỉ số đường huyết lúc đói ≤ 7,0 – 7,5 mmol/l và HbA1C ≤ 6,5 – 7%. Kiểm soát tốt lượng đường glucose máu sẽ khống chế tốt được các biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường.

– Điều trị toàn diện, xử lý cả các yếu tố nguy cơ đi kèm. Không những điều trị biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường mà phải ngăn ngừa các yếu tố như tăng huyết áp, hút thuốc lá và rối loạn lipid máu.

– Theo dõi thường xuyên và định kỳ bệnh tiểu đường để kịp thời phát hiện các biến chứng, xử lý sớm và triệt để.

cta kiến thức tiểu đườngBạn đọc có thể đọc thêm bài viết: “Tiểu đường biến chứng suy tim” TẠI ĐÂY

5. Phòng ngừa biến chứng tim mạch như thế nào?

Để phòng ngừa biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường, người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch bao gồm:

Kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp tốt

– Kiểm soát cân nặng, phòng tránh béo phì, giảm cân hợp lý

– Không được hút thuốc lá và hạn chế rượu bia

– Tăng cường vận động thể lực, nên tập 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày trong tuần.

Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường 6
Dành thời gian luyện tập thể thao mỗi ngày có lợi cho tim mạch (ảnh: Internet)

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung các kiến thức về các biến chứng của bệnh tiểu đường, nắm rõ các triệu chứng sớm của bệnh tim mạch, khi có bất cứ triệu chứng gì nghi ngờ có liên quan đến biến chứng tim mạch nên đi khám kịp thời.

Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới, năm 2015 trên thế giới có khoảng 415 triệu người bị tiểu đường và dự đoán đến năm 2040, con số này sẽ là 642 triệu người. Cứ mỗi 7 giây, lại có một người tử vong do bệnh tiểu đường. Những con số trên cho thấy tiểu đường là một bệnh lý mạn tính cực kỳ nguy hiểm và nguyên nhân của sự nguy hiểm này là do tiểu đường có nhiều biến chứng nặng. Trong đó biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường là nặng nề nhất và gây tử vong cao đối với người bệnh. Vì thế, người tiểu đường nên biết cách phòng ngừa biến chứng nhờ vào sự tư vấn của bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết:Biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường gây tử vong cao” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Danh mục nội dung1. Lượng đường trong máu2. Lượng đường trong nước tiểu3. HbA1c,...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư...
Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?
Khi già đi, phần lớn mọi người thường bị suy giảm chức năng nhận...
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL là một trong những loại thuốc tiêm trong...
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Các bệnh về mắt do đái tháo đường, đặc biệt là bệnh võng mạc...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Làm thế nào để người tiểu đường có bộ não khỏe mạnh?
Thuốc tiêm Humulin R 100 UI/mL điều trị bệnh tiểu đường
Cần làm gì để tránh biến chứng về mắt khi bị bệnh tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường