Cách thử tiểu đường tại nhà

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm sàng có thể nhận ra mà thường phải chẩn đoán kết quả bằng việc xét nghiệm. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thử tiểu đường tại nhà để cung cấp cho bạn các kiến thức hữu ích về cách phát hiện bệnh tiểu đường.

1. Phát hiện bệnh tiểu đường tại nhà

Dưới đây là các dấu hiệu thường thấy ở các bệnh nhân tiểu đường:

– Những người thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoặc bị tỉnh giấc lúc nửa đêm.

cách thử tiểu đường tại nhà 1
Dấu hiệu bệnh tiểu đường: người bệnh cảm thấy mệt mỏi

– Người tiểu nhiều, dẫn tới bị khát nước nhiều.

– Bệnh nhân nhanh đói hơn, do glucose đọng lại trong các tế bào, chính vì vậy cơ thể của bạn không thể chuyển đổi được thức ăn thành năng lượng, điều này khiến cho bạn luôn cảm thấy đói.

– Giảm cân đột ngột mà không có lý do.

– Những vết thương lâu lành. Nhất là nếu không may bị nhiễm trùng, xước, thâm tím, nếu thấy vết thương lâu lành hơn bình thường rất có thể đó là dấu hiệu đã mắc bệnh tiểu đường. Bởi vì, các mạch máu bị hư hại do có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó làm cho máu khó lưu thông tới các vùng khác trong cơ thể dẫn tới các vết thương khó lành.

– Mắc các bệnh về da, da có cảm giác ngứa, bị khô hay tuần hoàn kém.

– Mắt bị mờ dần.

– Nhiễm nấm ở vùng kín do tiểu đường khiến cơ thể rất nhạy cảm với các viêm nhiễm, phổ biến là nấm candida.

– Dễ bị các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh do hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

– Ngứa ran hay đau ở bàn tay, bàn chân

2. Cách thử tiểu đường tại nhà

Kiểm tra glucose máu hay cách thử tiểu đường tại nhà không hề khó khăn như chúng ta vẫn nghĩ. Điều cần ghi nhớ là bạn phải thực hiện đúng kỹ thuật và hướng dẫn của bác sĩ. Khi đo, hãy tuân thủ những bước sau:

– Rửa tay bằng nước ấm và lau khô trước khi đo.

– Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng.

cách thử tiểu đường tại nhà 2
Hướng dẫn chi tiết cách thử tiểu đường tại nhà

– Điều chỉnh độ sâu của kim cho phù hợp với loại da của bạn (mỏng, bình thường, dày).

– Tiếp đến, bạn lắp que thử vào máy đo đường huyết trong máu. Bạn cần nhớ nhanh chóng đóng ngay lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh ảnh hưởng đến các que khác.

– Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về. Sau đó ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay. Kim lấy máu sẽ đâm nhẹ và ngón tay của bạn.

– Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên đúng phần que thử trên máy đo.

– Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu và đợi vài giây cho máy hiển thị kết quả.

– Ghi chép lại kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.

Dưới đây là bảng mức khuyến cáo từ Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) bạn đọc có thể tham khảo để so sánh kết quả đo được:

Trước bữa ăn 1-2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn
Người trưởng thành, không mang thai 4.4 – 7.2 mmol/L
(xấp xỉ 80-130 mg/dL)
ít hơn 10 mmol/L
(hoặc ít hơn 180 mg/dL)
Phụ nữ đang mang thai ≤ 5.3 mmol/L trước bữa sáng
(hoặc ≤ 95 mg/dL)
1 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:
≤ 7.8 mmol/L (hoặc ≤ 140 mg/dL)2 giờ tính từ lúc bắt đầu ăn:
≤ 6.7 mmol/L (hoặc ≤ 120 mg/dL)

3. Những lưu ý về cách thử tiểu đường tại nhà

Kiểm soát lượng đường máu tại nhà mang đến khá nhiều lợi ích cho chúng ta. Tuy nhiên, vẫn có các lưu ý bạn không nên bỏ qua để đạt được hiệu quả tốt nhất. Các lưu ý gồm có:

– Hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định cách thử tiểu đường tại nhà. Bác sĩ sẽ cho bạn sự chỉ định, những hướng dẫn cần thiết và chính xác nhất.

cách thử tiểu đường tại nhà 3
Hỏi ý kiến bác sĩ tư vấn trước khi tự thử đường huyết tại nhà

– Ghi chép rõ thời gian, kết quả và các thông tin liên quan để có cơ sở so sánh, theo dõi mức glucose máu của bản thân. Đây cũng là cơ sở để bác sĩ tìm hiểu, đánh giá tiến trình điều trị bệnh của bạn.

– Bạn cũng không phải kiểm tra đường huyết nhiều lần trong 1 ngày. Quan trọng là bạn giữ thói quen đo theo định kỳ, gắn thời điểm đo với các hoạt động sinh hoạt hằng ngày.

– Máy đo và que thử phải khớp mã vạch. Nếu không khớp, bạn phải ngay lập tức liên hệ điểm bán, chuyên viên để được tư vấn, thay đổi.

– Đo luân phiên ở các đầu ngón tay chứ không đo liên tục trên cùng một ngón. Không tiến hành lấy máu nếu bạn cảm thấy đau nhức ở đầu ngón tay.

cách thử tiểu đường tại nhà 4
Thay đổi liên tục các đầu ngón tay

– Ghi nhớ rằng tuyệt đối không được tái sử dụng những loại que thử, kim lấy máu. Việc này vừa tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm sai lệch kết quả đo.

Hi vọng qua cách thử tiểu đường tại nhà ở trên, bạn đã nắm rõ quy trình tự kiểm tra lượng đường trong máu ngay tại nhà. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, đây sẽ là một sự hỗ trợ tốt cho cuộc sống khỏe mạnh, lạc quan sống cùng bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem bài viết: Cách thử tiểu đường tại nhà tại Chuyên mục Kiểm soát lượng đường máu

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường
Bạn muốn kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường? Hãy bỏ...
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao đều tiến triển mà không có...
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Ở Hiệp hội Nghiên cứu Bệnh tiểu đường Châu Âu (EASD) lần thứ 53,...
Tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường có chữa được không? Trong bệnh tiểu đường không có khái niệm...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Tiểu đường tuýp 2 là ”bệnh có thể chữa trị” nhờ kiểm soát cân nặng?
Tiểu đường có chữa được không?
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường