Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32

Cỡ chữ:
A A
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 với những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng đến cơ thể bé như não bộ, hệ thống xương, mắt,… Mẹ và gia đình cùng đọc bài viết này để biết cách chữa trị bệnh trong giai đoạn này như thế nào nhé!

1.Mang thai tuần thứ 32

1.1. Sự phát triển thai nhi tuần thứ 32

– Theo bảng chuẩn cân nặng của thai thi theo tuần tuổi, thai nhi tuần thứ 32 có cân nặng hơn 1,8 kilogarm một chút, chiều dài hơn 43 centimet.

– Khung xương của bé cứng cáp hơn.

– Bé không hoạt động nhiều.

– 5 giác quan của bé đã có thể hoạt động.

– Là giai đoạn mọc tóc, móng tay, móng chân.

– Não đã hoạt động với hàng tỷ tế bào.

– Mắt tương đối hoàn thiện, đồng tử co giãn để thích nghi với ánh sáng.

– Tiếp tục tích trữ mỡ và tăng cân.

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 1
Sự phát triển của thai nhi tuần 32 (ảnh: Internet)

1.2. Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào

– Cân nặng của mẹ tăng lên theo cân nặng của thai nhi.

– Trong giai đoạn tuần 32, thai phụ thường xuyên thấy khó thở.

– Thai phụ hay bị ợ nóng, khó tiêu, trào ngược acid dạ dày nhiều hơn giai đoạn trước đó.

– Thân nhiệt thai phụ cao hơn người bình thường.

– Chân có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch.

– Đi tiểu ít hơn giai đoạn trước.

– Bụng thường xuyên căng ra và cứng trong vài giây.

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 2
Những thay đổi cơ thể người mẹ trong giai đoạn này (ảnh: Internet)

2. Tiểu đường thai kỳ tuần 32

2.1. Làm sao để biết bị tiểu đường thai kì?

Khi gặp phải những dấu hiệu như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều hơn trước, thường xuyên mệt mỏi, khô miệng… đây chỉ là những triệu chứng bình thường nhưng ở giai đoạn thai kỳ tuần 32, thai phụ nên cẩn trọng, đi chẩn đoán bệnh thường xuyên hơn. Khi thai phụ kiểm tra tiểu đường, thai phụ được bác sĩ chỉ định kiểm tra lượng đường huyết trong máu.

Thai phụ được coi là bị tiểu đường thai kỳ tuần 32 ở mức tỉ lệ đường huyết:

Đường huyết đo vào lúc đói >= 126mg/dl (7,0 mmol/l)

– Đường huyết đo vào lúc bất kỳ >= 200mg/dl (11 mmol/l)

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 3
Lượng đường trong máu như nào là hợp lý (ảnh: Internet)

2.2. Tiểu đường ảnh hưởng đến thai kỳ tuần 32 như thế nào?

Phần lớn, thai phụ bị tiểu đường vào giai đoạn thai kỳ tuần 32 thì thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng nếu như không biết cách ngăn ngừa bệnh:

– Thai nhi bị béo phì, chỉ số chiều cao tăng đột biến, cân nặng tăng gấp 2, gấp 3 cân nặng bình thường.

– Tổn thương não bộ của thai nhi.

– Thai nhi khi sinh ra thường mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nặng hơn là phải thở bằng bình oxy, do tiểu đường thai kỳ tuần 32 ảnh hưởng đến phổi.

– Ảnh hưởng đến quá trình phát triển đồng tử, lòng trắng của mắt có thể đổi màu.

– Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hấp thụ Canxi, chậm phát triển tóc, móng, và có tác động đến khung xương của bé sau này.

cta kiến thức tiểu đườngTiểu đường thai kỳ ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?” >> Mẹ bầu có tìm hiểu ngay TẠI ĐÂY

2.3. Kiểm tra thường xuyên lượng đường trong máu trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ tuần 32

Lượng đường trong máu của thai phụ phải được giữ ổn định ở mức bình thường: 5,7 – 6,1mmol/l.

Nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ theo dõi các vấn đề như:

– Đo mức độ đường trong máu một cách chính xác.

– Thời điểm và thời gian phù hợp để đo lượng đường trong máu. Phần lớn thai phụ đều được khuyên nên kiểm tra trước khi ăn sáng và khoảng hơn 1 tiếng sau mỗi bữa ăn.

– Lượng đường nên giữ ổn định là bao nhiêu? đơn vị tính là mg/dl hoặc mmol/L.

2.4. Lời khuyên dinh dưỡng tiểu đường thai kỳ tuần 32

– Năng lượng cung cấp hằng ngày: trung bình từ 1.800 – 2.500 calo.

– Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ăn no quá, hoặc tình trạng đói kéo dài quá lâu.

– Khẩu phần ăn giảm mỡ, ăn thịt nạc, cá…

– Chú ý việc hấp thu sắt, protein, canxi, vitamin…

– Ăn nhiều trái cây và rau – nên ăn ít nhất 5 phần hoa quả mỗi ngày.

– Tránh thức ăn có đường – thai phụ không hoàn toàn thay chế độ ăn không có đường, mà chỉ hạn chế những đồ ăn nhanh, ăn vặt, đồ ngọt, bánh quy…thay thế bằng những đồ ăn tốt cho sức khỏe như thực phẩm hạt.

– Hạn chế uống đồ uống có đường. Nước hoa quả, sinh tố nên uống những loại quả không chứa quá nhiều đường, không được cho thêm đường. Để chắc chắn, thai phụ nên kiểm tra lượng đường trên chai nước uống và nhờ sự tư vấn của bên tư vấn sức khỏe.

Trường hợp thai phụ đã điều chỉnh chế độ ăn hợp lý mà mức đường huyết trong máu vẫn cao, nên kết hợp điều trị tiểu đường bằng insulin.

Tiểu đường thai kỳ tuần 32 4
Chế độ ăn uống khoa học (ảnh: Internet)

2.5. Sử dụng thuốc

Lưu ý: Không tự ý dùng thuốc. Trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào phải có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.

Thai phụ bị tiểu đường thai kì tuần 32 có lượng đường trong máu quá cao, trên mức kiểm soát 1-2 tuần, được sự cho phép của bác sỹ mới được sử dụng thuốc. Tùy vào tình trạng của thai phụ, thai phụ sẽ được uống thuốc viên (thường là metformin) hoặc tiêm insulin.

2.6. Những bài thể dục phù hợp với tiểu đường thai kỳ tuần 32

Thai phụ nên tập theo sự hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ, những bài tập thể dục cải thiện bệnh của mình và an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Những bài tập hướng tới tăng nhịp đập tim và giúp thai phụ thở nhanh.

Thông thường, thai phụ nên dành 2 tiếng rưỡi mỗi tuần cho những bài tập có cường độ trung bình.

2.7. Kiểm soát thai kỳ

Cần lưu ý các triệu chứng ảnh hưởng đến thai kỳ, vì đang ở cuối giai đoạn của quá trình mang thai, nên thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tuần 32 phải theo dõi sát sao tình trạng bé nhà mình, chỉ số chiều cao, cân nặng, tình trạng thai nhi, lượng nước ối…

Thai phụ nên đi khám thường xuyên dưới sự điều trị riêng của bác sĩ.

Tiểu đường thai kỳ tuần 32
Tinh thần thoải mái và luyện tập nhẹ nhàng (ảnh: Internet)

Tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều biến chứng về sau nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Những nguy cơ của tình trạng tiểu đường thai kì có thể giảm nếu như được phát hiện sớm và kiểm soát tốt. Để kiểm soát tốt tiểu đường thai kỳ tuần 32 nên có sự theo dõi sát sao của bác sĩ và những tư vấn về vấn đề ăn uống, tập thể dục, sử dụng thuốc hợp lý…Từ đó mang lại sức khỏe và sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Bạn đang xem bài viết:Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần áp dụng theo đúng các...
Tập thể dục khi mang thai làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và béo phì
Một kết quả khảo sát đã được công bố rằng tập thể dục khi...
Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
Tình trạng tăng đường huyết, tăng insulin máu ở thai nhi của phụ nữ...
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bà...
Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Tập thể dục khi mang thai làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và béo phì
Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
Mẹ bầu phải biết: Tiểu đường thai kỳ có chữa được không?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường