Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?

Cỡ chữ:
A A
Tình trạng tăng đường huyết, tăng insulin máu ở thai nhi của phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose sẽ dẫn đến sự phát triển quá mức của thai nhi và nhiều bất thường khác nhau có thể xuất hiện ở trẻ sau khi sinh. Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần hiểu rõ về những bất thường có thể xảy ra ở trẻ để có thể kiểm tra và có biện pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra những nhân viên ý tế hỗ trợ trong quá trình sinh nở cần chú ý hơn về các vấn đề hô hấp của trẻ sau sinh, thực hiện đo đường huyết 30 phút 1 lần sau 2 giờ khi sinh xong, xác nhận những bất thường bẩm sinh, xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đa hồng cầu, hạ canxi máu, thực hiện siêu âm tim và theo dõi tăng bilirubin máu. Cùng tìm hiểu thêm những chú ý khi chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose tại bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose thường được gọi là IDM (Infants of diabetic mothers) và là những đứa trẻ có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh khác nhau. Do đó, điều quan trọng là phải hiểu tất cả các bệnh có thể xảy ra ở IDM và thực hiện điều trị và phòng ngừa thích hợp.

1. Tình trạng bệnh của trẻ 

Tình trạng bệnh ghi nhận ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose là từ những ảnh hưởng của tình trạng tăng đường huyết ở mẹ trong giai đoạn trước và trong khi mang thai chứ không phải do ảnh hưởng của yếu tố di truyền rối loạn chuyển hóa glucose. Hơn nữa, sự ảnh hưởng của tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose ở người mẹ đến bé cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn mang thai.

Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì? 1
Sự ảnh hưởng của tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose ở người mẹ đến bé cũng sẽ khác nhau trong từng giai đoạn mang thai

1.1 Giai đoạn đầu thai kỳ

Đây là giai đoạn hình thành cơ quan của bào thai và tình trạng tăng đường huyết ở mẹ sẽ làm tăng tần suất xuất hiện những bất thường bẩm sinh ở trẻ.

1.2 Giai đoạn giữa và cuối thai kỳ

Sự ảnh hưởng từ tăng đường huyết của người mẹ tới thai nhi được cho rằng do quá trình chuyển dinh dưỡng của mẹ qua nhau thai đến thai nhi. Nhau thai rất giàu chất vận chuyển glucose (GLUT: glucose transporter) GLUT-1, GLUT-3 và các chất này thúc đẩy vận chuyển glucose của thai nhi theo cách độc lập với insulin. Tuy nhiên, đường huyết của thai nhi thấp hơn khoảng 10~20 md/ dL so với cơ thể mẹ nên sẽ bị giới hạn trong quá trình vận chuyển glucose qua nhau thai. Nhưng, nếu người mẹ gặp tình trạng tăng đường huyết, lượng đường trong máu của thai nhi tăng theo tương ứng. Mặt khác, vì insulin ( một loại hormone giúp hạ đường huyết) không đi qua nhau thai, thai nhi sẽ bài tiết insulin để đối phó với tình trạng tăng đường huyết và do đó thai nhi bị tăng insulin máu. Tăng đường huyết và tăng insulin máu ở thai nhi được cho là nguyên nhân của những tình trạng bệnh lý khác nhau ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng bệnh lý của trẻ còn bị ảnh hưởng bởi sự dư thừa các chất dinh dưỡng khác bao gồm axit amin và axit béo và tổng lượng calo.

2. Những bất thường có thể xuất hiện

Cơ chế khởi những bất thường có thể xuất hiện ở trẻ được xem xét cụ thể như sau:

+ Ngạt sơ sinh: Trẻ sơ sinh khổng lồ, sinh khó do kẹt vai

+ Bất thường bẩm sinh: Rối loạn quá trình hình thành cơ quan do tăng đường huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ

+ Trẻ sơ sinh khổng lồ và HFD: Tăng insulin máu, thúc đẩy sự phát triển của thai nhi do dư thừa dinh dưỡng

+ Sinh non: Cơ chế chính xác chưa rõ ràng, nhưng xác suất sinh non tự phát cao

+ Hạ đường huyết: Sự gián đoạn cung cấp glucose sau sinh và tăng insulin máu

+ Tăng bilirubin máu: Suy giảm chức năng gan và đa hồng cầu

+ Hạ canxi máu và hạ magie máu: Suy giảm chức năng tuyến cận giáp, giảm vitamin D

+ Đa hồng cầu và Hội chứng tăng độ nhớt máu

Tăng erythropoietin xảy ra bởi sự suy giảm khả năng vận chuyển oxy do quá trình glycation huyết sắc tố thai nhi và thiếu oxy máu của thai nhi do sự tiêu thụ năng lượng cao của thai nhi.

+ Rối loạn hô hấp: Sự chậm phát triển của tế bào biểu mô phổi

+ Bệnh cơ tim phì đại:Tăng đường huyết và tăng insulin máu

+ Bệnh tim bẩm sinh: Tương tự như những bất thường bẩm sinh

+ Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay: Trẻ sơ sinh khổng lồ

+ Trẻ bú không tốt: Trẻ chậm phát triển thần kinh

+ Hệ tiêu hóa không tốt: Trẻ chậm phát triển chức năng hệ tiêu hóa

Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?
Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?

3. Các biện pháp quản lý cần thiết

Các biện pháp đối phó cho mỗi tình trạng bệnh được thể hiện trong bảng 1.

Bảng 1: Các bệnh có tần suất cao xảy ra ở trẻ sơ sinh sinh ra từ phụ nữ mang thai có rối loạn chuyển hóa glucose và phương pháp đối phó

Tình trạng bệnh Phương pháp đối phó
Ngạt sơ sinh Thực hiện cấp cứu hồi sức sơ sinh
Bất thường bẩm sinh (đặc biệt là bệnh tim bẩm sinh) Quan sát toàn thân trẻ và kiểm tra siêu âm tim
Trẻ sơ sinh khổng lồ hoặc HFD Quan sát các biến chứng
Sinh non Truyền dịch, sử dụng biện pháp đối phó tùy vào mức độ sinh non
Hạ đường huyết Sau khi sinh 2 giờ, đo đường huyết cứ mỗi 30 phút/ lần

Nếu đường huyết ≤50mg/dL, tiếp tục đo 2 lần cứ mỗi 30 phút

Truyền dịch nếu đường huyết liên tục ≤50mg/dL

Tăng bilirubin máu Đo nồng độ bilirubin trong máu và quang trị liệu
Hạ canxi máu Chỉ định dùng chế phẩm canxi
Hạ magie máu Chỉ định dùng chế phẩm magie
Đa hồng cầu Truyền thay máu một phần
Rối loạn hô hấp Biện pháp điều trị giống như bệnh về hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Bệnh cơ tim phì đại Đối phó tùy vào mức độ rối loạn chức năng tim
Bệnh tim bẩm sinh Đối phó tùy vào độ nghiêm trọng của bệnh tim
Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay Điều trị bảo tồn
Trẻ bú không tốt Truyền dịch
Hệ tiêu hóa không tốt Truyền dịch

4. Lộ trình quản lý 

Sau khi sinh, người mẹ nên có lộ trình quản lý tình trạng của trẻ, bên cạnh đó, điều quan trọng là phải có dự đoán và những biện pháp phù hợp để đối phó với những bất thường có thể xảy ra ở trẻ.  

Hình 2 là lộ trình quản lý tình trạng trẻ sinh ra từ thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose

Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì? 2
Lộ trình quản lý trẻ sơ sinh từ thai phụ bị rối loạn chuyển hóa

+ Bởi vì tần suất xảy ra tình trạng ngạt sơ sinh thường cao, nhân viên y tế hỗ trợ việc sinh cần có kiến thức và kỹ năng trong việc hồi sức trẻ sơ sinh bị rối loạn hô hấp sau khi sinh.

+ Trường hợp trẻ bị rối loạn hô hấp sau khi sinh, cần có biện pháp điều trị giống như bệnh về hệ hô hấp ở trẻ sơ sinh.

+ Thực hiện đo đường huyết 30 phút 1 lần sau 2 giờ khi sinh xong, chẩn đoán sớm tình trạng hạ đường huyết và có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Xác nhận những bất thường bên ngoài, chấn thương ở trẻ sau khi sinh, nếu có bất thường bên ngoài, cần kiểm tra kỹ lưỡng.

+ Xét nghiệm máu để sàng lọc các vấn đề như đa hồng cầu, hạ canxi máu…và có biện pháp điều trị phù hợp.

+ Sàng lọc bệnh tim bẩm sinh và bệnh cơ tim phì đại bằng siêu âm tim để điều trị thích hợp nếu có bất thường.

+ Theo dõi tăng bilirubin máu bằng cách kiểm tra đo vàng da hoặc đo nồng độ bilirubin trong máu và điều trị nếu cần thiết.

Hiểu rõ, chẩn đoán và điều trị sớm biến chứng xảy ra ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ phụ nữ mang thai bị rối loạn chuyển hóa glucose sẽ giúp cải thiện tiên lượng của trẻ sơ sinh.

Bạn đang xem bài viết:Việc chăm sóc trẻ được sinh ra từ người mẹ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần chú ý đặc biệt gì?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ...
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Những điều đặc biệt chú ý ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ...
Điều trị tiểu đường khi mang thai có gì khác so với chưa mang thai?
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai cần có những kiến thức...
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ
Theo một nghiên cứu đoàn hệ quy mô lớn ở Hoa Kỳ, bà mẹ...
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Trong quá trình nhịn ăn và truyền dịch ở phụ nữ bị tiểu đường...
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Thời kỳ mang thai ở phụ nữ là giai đoạn nhạy cảm, cơ thể...
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Sau khi sinh phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần đặc biệt chú ý những điều này
Điều trị tiểu đường khi mang thai có gì khác so với chưa mang thai?
Bệnh tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ trẻ em sinh ra bị tự kỷ
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ và tiểu đường tuýp 2 ở phụ nữ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer