Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị

Cỡ chữ:
A A
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến tình trạng vô sinh ở nam và nữ. Có nhiều yếu tố dẫn đến vô sinh ở phụ nữ và hội chứng buồng trứng đa nang cũng là một yếu tố nguy cơ. Ở nam giới, nguyên nhân gây vô sinh do bệnh tiểu đường là rối loạn cương dương và tình trạng xuất tinh ngược. Ngay sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về những vấn đề dẫn đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường và biết cách điều trị phù hợp.

1. Bệnh tiểu đường và tình trạng vô sinh

Bệnh tiểu đường được chia thành 4 loại: bệnh tiểu đường tuýp 1, bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường thai kỳcác loại bệnh tiểu đường theo cơ chế, tình trạng bệnh cụ thể. Đối với từng loại bệnh sẽ có những nguyên nhân, tình trạng khác nhau.

Theo khảo sát về Sức khỏe và Dinh dưỡng Nhật Bản năm 2012, tỷ lệ người nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường ở nam là 15.2%, ở nữ là 8.7% và tỷ lệ người không thể phủ nhận khả năng bị bệnh tiểu đường (chắc chắn bị bệnh tiểu đường) ở nam là 12.1%, ở nữ là 13.1%. Khi so sánh tỷ lệ này với tỷ lệ vào năm 2002, người ta nhận thấy rằng, cả 2 tỷ lệ đều tăng ở nam và nữ. Tổng số người nghi ngờ mắc bệnh tiểu đường và người không thể phủ nhận khả năng bị bệnh tiểu đường được ước tính là khoảng 20.5 triệu người, con số này cho thấy rằng bệnh tiểu đường là căn bệnh có số lượng bệnh nhân ngày càng gia tăng.

Nếu phụ nữ mang thai có chỉ số HbA1c cao ở giai đoạn đầu thai kỳ thì tỷ lệ phát sinh những bất thường về hình dạng thai nhi sẽ tăng cao. Một cuộc khảo sát toàn quốc về thực trạng trường hợp những phụ nữ mang thai có bất thường chuyển hóa glucose được thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002 đã cho thấy rằng: “Giá trị HbA1c ở thai phụ càng cao thì tỷ lệ phát sinh những bất thường ở thai nhi càng cao”. Vì vậy, nếu một phụ nữ bị tiểu đường muốn mang thai và sinh con thì việc điều trị và kiểm soát bệnh trước khi mang thai là rất quan trọng.

Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không?
Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không?

2. Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về nguy cơ gây vô sinh của bệnh tiểu đường vẫn chưa được đưa ra trong các tài liệu nghiên cứu y khoa, nhưng trong đánh giá của Livshits A đã đưa ra những nguyên nhân gây vô sinh ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cụ thể như sau:

(1) Chậm kinh nguyệt và rối loạn kinh nguyệt: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 khởi phát từ trước 10 tuổi bị chậm kinh nguyệt khoảng 1 năm so với người không bị bệnh tiểu đường và tần suất rối loạn kinh nguyệt tăng khoảng 2 lần (21,6 so với 10,8%).

(2) Kiểm soát đường huyết không tốt và mắc biến chứng tiểu đường: Trong nghiên cứu dịch tễ học từ năm 1969~2004 ở phụ nữ Thụy Điển, đã có báo cáo cho rằng phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 bị giảm 20% khả năng sinh sản. Ngược lại cũng có báo cáo cho rằng nếu kiểm soát đường huyết tốt và phòng ngừa được những tổn thương các bộ phận trong cơ thể do bệnh tiểu đường thì có thể cải thiện những rối loạn kinh nguyệt và khả năng sinh sản.

(3) Mãn kinh sớm: Người ta đã chỉ ra rằng, bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có nhiều khả năng bị mãn kinh sớm hơn so với người không bị bệnh tiểu đường và cụ thể có báo cáo chỉ ra rằng phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy cơ mãn kinh sớm hơn khoảng 6 năm.

(4) Tự miễn dịch: Có khoảng hơn 40% bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bị đồng thời bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto. Và so với phụ nữ khỏe mạnh, phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 có tần suất tự kháng thể đối với buồng trứng cao hơn.

(5) Rối loạn chức năng tuyến sinh dục: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có nhiều khả năng bị rối loạn chức năng tình dục hơn so với người không bị bệnh tiểu đường.

(Đối với mục (4), theo nhóm nghiên cứu của ông Amino, ở bệnh nhân bị cường giáp, nguy cơ vô sinh và sảy thai thường cao).

Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không? 1
Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1

Mặt khác, theo thống kê tại phòng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã xem xét trong 10 năm mối quan hệ giữa rối loạn dung nạp glucose và vô sinh với 4621 trường hợp phụ nữ, trong đó có 574 trường hợp (12.4%) đang điều trị vô sinh. Trong số đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục điều tra tỷ lệ đã điều trị vô sinh trong 464 trường hợp phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose, tuy nhiên kết quả cho thấy rằng ở bệnh tiểu đường tuýp 1 chỉ có 2 trường hợp phụ nữ điều trị vô sinh (9.1%), ở bệnh tiểu đường tuýp 2 có 6 trường hợp (10.7%). Kết quả này tương tự với cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi Ủy ban đăng ký chu sinh, Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản và chưa có báo cáo cho rằng phụ nữ bị rối loạn chuyển hóa glucose sẽ có nguy cơ vô sinh cao.

2. Nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Trong bệnh tiểu đường tuýp 2, người ta đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị suy giảm bài tiết insulin và có tính kháng insulin mạnh mẽ sẽ có liên quan đến PCOS, là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ.

Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không? 3
Hội chứng buồng trứng đa nang là một yếu tố nguy cơ gây vô sinh ở phụ nữ

Hội chứng PCOS chiếm 6~7% ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, 28% ở phụ nữ béo phì và 5% ở phụ nữ gầy. Mặt khác, 4~6% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản bị kháng insulin và 2~6% mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, 50~70% bệnh nhân PCOS và 80~100% bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có tính kháng insulin. Hơn nữa, nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người bị PCOS được cho là cao gấp 5~10 lần.

Tính kháng insulin trong PCOS là một bệnh lý trung tâm, nếu bệnh nhân có tính kháng insulin, trực tiếp kích thích đến hormone LH (hormone này đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hệ thống sinh sản có thể hoạt động khỏe mạnh) ảnh hưởng đến sự bài tiết androgen từ buồng trứng, làm giảm hormone giới tính gắn globulin (sex hoemone – binding globulin: SHBG) và dẫn đến sự gia tăng nang trứng, gây tình trạng bất thường kinh nguyệt. Ngoài ra, người ta cũng chỉ ra rằng, tính kháng insulin có ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng trứng.

Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản đã đề ra phương châm điều trị PCOS để ngăn ngừa vô sinh vào năm 2009. Trong điều trị PCOS, trước hết bệnh nhân cần giảm cân và duy trì tập luyện khi bị béo phì (BMI> 25kg/m²) và sau đó phương pháp điều trị cụ thể sẽ được phân loại tùy theo nguyện vọng có mong muốn mang thai của người bệnh hay không.

Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không? 2
Những phương pháp điều trị hội chứng buồng trứng đa nang

Những phương pháp điều trị PCOS ở phụ nữ:

– Giảm cân bằng cách duy trì tập luyện và ăn uống

Như đã nói ở trên, trong điều trị PCOS ở người béo phì, điều đầu tiên họ cần là giảm cân và duy trì tập luyện. Nên duy trì chế độ giảm cân trong 2~6 tháng và tiêu chuẩn nên giảm từ 5~10% cân nặng cơ thể.

– Sử dụng liệu pháp dùng thuốc clomiphene

Đối với bệnh nhân mắc PCOS có BMI< 25kg/m² hay bệnh nhân mắc PCOS không rụng trứng vẫn tiếp tục duy trì giảm cân bằng ăn uống và vận động, cùng với đó thực hiện liệu pháp dùng thuốc clomiphene. Khi đó, trường hợp PRL trong máu cao, sử dụng clomiphene kết hợp với chất chủ vận dopamine (Tên sản phẩm: Cabaser, Teluron, Parlodel), trường hợp PCOS cho thấy tăng sản thượng thận, sử dụng kết hợp glucocorticoid (Tên sản phẩm: Predonine) với clomiphene.

Trong phương pháp điều trị thuốc clomiphene, trường hợp bệnh nhân PCOS không rụng trứng bị béo phì, rối loạn dung nạp glucose, kháng insulin, sử dụng kết hợp clomiphene và metformin.
Sử dụng kết hợp clomiphene và metformin so với việc sử dụng một mình clomiphene tương ứng có hiệu quả với tỷ lệ rụng trứng là 76.4% và 26.4% và tỷ lệ mang thai là 27.4% và 3.85. Tuy nhiên, dù metformin đã được phê duyệt là một loại thuốc uống điều trị tiểu đường nhưng vẫn chưa được công nhận về hiệu quả thúc đẩy rụng trứng, do đó vẫn cần có sự cấp phép.

– Sử dụng liệu pháp Gonadotropin (Gn) hoặc nội soi điểm buồng trứng (LOD)

Trường hợp phụ nữ không nhận thấy rụng trứng sau khi điều trị kết hợp clomiphene, metformin và trường hợp phụ nữ không mang thai, hãy chọn liệu pháp Gonadotropin (Gn) hoặc nội soi đốt điểm buồng trứng (laparoscopic ovarian drilling- LOD).

Trong liệu pháp Gn sẽ thực hiện điều trị tăng liều của hormone kích thích nang trứng (follicle stimulating hormone- FSH) được lựa chọn, chú ý theo dõi đường kính nang trứng bằng phương pháp siêu âm qua màng cứng, đo nồng độ estradiol trong máu và nỗ lực trong phòng ngừa chứng quá kích buồng trứng (Ovarian hyperstimulation syndrome- OHSS), mang đa thai.

Trong kiểm tra siêu âm qua âm đạo, trường hợp phụ nữ có đường kính nang cơ bản là trên 18mm, bệnh nhân sẽ được chỉ định chế phẩm human chrionic gonadotropin (hCG). Tuy nhiên, trong liệu pháp Gn, nếu 4 hay nhiều nang có đường kính là trên 16mm, hCG sẽ được ngừng chỉ định.

Trong liệu pháp LOD, tỷ lệ rụng trứng tự nhiên sau phẫu thuật là 74%, tỷ lệ mang thai là 60% và tỷ lệ đa thai giảm xuống 2%. Vì lý do này, hiện nay, phương pháp này được coi là một trong những sự lựa chọn tương tự như phương pháp Gn đối với tình trạng vô sinh kháng clomiphene. Trường hợp không có sự rụng trứng hoặc mang thai dù đã thực hiện LOD, độ nhạy của chất gây rụng trứng sau phẫu thuật có thể tăng lên, vì vậy hãy thử điều trị bằng clomiphene hoặc liệu pháp Gn một lần nữa.

Trường hợp phụ nữ đã tiến hành điều trị bằng những phương pháp trên nhưng vẫn không mang thai, cần xem xét việc thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi cấy phôi. Cần lưu ý rằng các chế phẩm FSH có tỷ lệ OHSS thấp rất hữu ích cho việc kích thích buồng trứng, nếu nguy cơ OHSS nghiêm trọng cao sau khi rụng trứng, việc đông lạnh phôi sẽ được thực hiện. Rối loạn chức năng tình dục ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm rối loạn cương dương (ED), rối loạn xuất tinh…Người ta cũng chỉ ra rằng 20.7% nguyên nhân gây vô sinh là do rối loạn cương dương. Trong tổn thương thần kinh tự trị do bệnh tiểu đường, tinh dịch không được xuất ra ngoài, dẫn đến xuất tinh ngược, xuất tinh trong bàng quang, cũng là một nguyên nhân gây vô sinh.

Nói chung, ở người phụ nữ mắc tiểu đường tuýp 1, những bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như: chậm kinh, kinh nguyệt không đều đặn, mãn kinh sớm….sẽ trở thành những nguyên nhân gây vô sinh. Ngoài ra, nếu bệnh nhân bị cường giáp cũng là yếu tố nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ. Còn đối với bệnh nhân nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sự suy giảm bài tiết insulin và giảm độ nhạy insulin (tính kháng insulin) cũng có liên quan đến vấn đề vô sinh ở phụ nữ. Bên cạnh đó, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng là một yếu tố nguy cơ. PCOS sẽ gây rối loạn rụng trứng và từ đó khiến bệnh nhân có nguy cơ bị vô sinh. Để chữa trị hợp lý và hiệu quả, bệnh nhân nên hiểu rõ nguyên nhân và thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ không?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc...
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch để ngăn...
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải chú ý và tìm hiểu kỹ...
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy khi hấp thụ đầy...
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Gần đây “bệnh tiểu đường thai kỳ” ở phụ nữ mang thai ngày càng...
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose...
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Tại sao phụ nữ bị bệnh tiểu đường cần mang thai có kế hoạch?
Những biến chứng thai kỳ khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai
Bà bầu cần bổ sung các loại rau chứa protein thực vật nào để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường sau sinh ở phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường