Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé?

Cỡ chữ:
A A

Không chỉ ở Nhật Bản mà ở tất cả các nước trên thế giới, phụ nữ sau khi sinh đều được khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp bổ sung dinh dưỡng tự nhiên và lý tưởng nhất cho mẹ và bé. Việc nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả không chỉ về dinh dưỡng mà còn trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ và bé. Dinh dưỡng trong sữa mẹ có ảnh hưởng tốt đến tình trạng sức khỏe của trẻ trong tương lai và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa bệnh béo phì. Thời gian con được bú sữa mẹ càng dài, nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường tuýp 2 ở mẹ càng giảm.

1. Phong trào hướng tới hỗ trợ và thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ

Trong những năm gần đây, việc khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ đã trở nên phổ biến không chỉ ở Hoa Kỳ, Châu Âu mà gần như ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Năm 1989, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) đã công bố “10 điều để thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ” như một khuyến cáo chung, thúc đẩy ​​chăm sóc trẻ sơ sinh phù hợp hơn tập trung vào việc nuôi con bằng sữa mẹ, dịch vụ “Baby-Friendly Hospital” đang được triển khai trên toàn thế giới.

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở mẹ và bé? 5
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé

Tại Nhật Bản, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố tài liệu “Hướng dẫn hỗ trợ cho con bú và cai sữa” vào năm 2007 để thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ. Bốn điểm sau đây có thể được đề cập như là mục tiêu của hướng dẫn.

(1) Thông qua quá trình cho con bú và cai sữa, điều chú trọng là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa người mẹ và đứa trẻ cùng với việc duy trì sức khỏe của cả mẹ và bé.

(2) Tập trung vào sự tăng trưởng và phát triển của mỗi đứa trẻ, thay vì chỉ tập trung vào những thứ khác, như sữa và đồ ăn cai sữa cho trẻ .

(3) Có thể chia sẻ những vấn đề cơ bản liên quan đến những hỗ trợ mong muốn ở nhân viên y tế chuyên về phụ nữ mang thai và trẻ em.

(4) Những hỗ trợ trong giai đoạn cho con bú và cai sữa sẽ được triển khai ở nhiều nơi hơn nhằm hướng đến hỗ trợ cho sự hình thành các mối quan hệ cha mẹ và con cái tốt đẹp, sự tăng trưởng và phát triển lành mạnh của trẻ em.

“Baby-Friendly Hospital; BFD” được công nhận là bệnh viện khuyến khích phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ và số lượng đang tăng lên hàng năm tại Nhật Bản và đến năm 2015, con số lên đến 72 bệnh viện.

Năm 2008, Hiệp hội Khoa học Trẻ em Nhật Bản đã thành lập “Nhóm Dự án Xúc tiến Nuôi con bằng sữa mẹ” cùng với Ủy ban Dinh dưỡng và Ủy ban Trẻ sơ sinh. Trong nhóm này, các bác sĩ nhi khoa đã tổ chức các buổi hội thảo khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vào năm 2009 với mục tiêu trình bày các hướng dẫn có thể thúc đẩy khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ tại nhiều địa điểm như cơ sở tư vấn chăm sóc trẻ em và nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng.

Bảng 1: 10 điều để thành công trong việc nuôi con bằng sữa mẹ

(1) Phổ biến triệt để cho tất cả các nhân viên ý tế liên quan về những điều kiện cơ bản trong việc nuôi con bằng sữa mẹ.

(2) Huấn luyện tất cả nhân viên y tế về các kỹ năng cần thiết để thực hiện những điều kiện trên.

(3) Cung cấp cho tất cả phụ nữ mang thai thông tin về lợi ích của việc cho con bú và phương pháp thực hiện hiệu quả.

(4) Hỗ trợ giúp người mẹ có thể bắt đầu cho con bú trong vòng 30 phút sau khi sinh.

(5) Hướng dẫn người mẹ cách cho con bú và cách duy trì sự tiết sữa mẹ ngay cả khi mẹ và con không thể gần nhau. 

(6) Trừ những yếu tố quan trọng trong mặt y tế, không bổ sung cho trẻ sơ sinh dinh dưỡng hoặc nước ngoài sữa mẹ.

(7) Nên thiết lập không gian phù hợp cho cả mẹ và bé để mẹ và bé có thể luôn ở bên nhau.  

(8) Nên cho con bú thoải mái khi bé muốn.

(9) Trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ, không cho trẻ dùng núm vú nhân tạo hoặc núm vú giả.

(10) Thúc đẩy tạo nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ.

2. Ý nghĩa của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp bổ sung dinh dưỡng tự nhiên và lý tưởng nhất cho mẹ và bé. Dinh dưỡng trong sữa mẹ không chỉ tốt cho sức khỏe của trẻ trong giai đoạn bú mẹ mà còn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ trong tương lai. Ngoài ra, sự tiếp xúc giữa mẹ và bé thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ có hiệu quả trong việc thiết lập mối quan hệ tốt đẹp giữa mẹ và bé.

Bảng 2: Lợi ích nuôi con bằng sữa mẹ

Lợi ích đối với trẻ Lợi ích đối với mẹ
+ Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

+ Giảm nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường tuýp 2, béo phì

+ Sữa mẹ có thành phần tối ưu tốt cho trẻ, giảm gánh nặng trao đổi chất

+ Phát triển cơ mặt và cằm

+ Phát triển mối quan hệ tin cậy với người mẹ

+ Sữa mẹ rất an toàn

+ Hồi phục sức khỏe sau sinh nhanh chóng

+ Thúc đẩy bài tiết hormone của mẹ (prolactin)

+ Ức chế rụng trứng

+ Mang lại sự ổn định về tinh thần

+ Ức chế sự khởi phát ung thư vú, ung thư buồng trứng, bệnh tiểu đường tuýp 2

+ An toàn và tiết kiệm

3. Thành phần của sữa mẹ

Thành phần của sữa mẹ sẽ thay đổi chút ít sau khi sinh và không đổi sau khoảng 10 ngày. Sữa mẹ trong thời gian 3~5 ngày sau khi sinh được gọi là sữa non và sau đó trải qua giai đoạn chuyển tiếp. Sữa non là một chất lỏng màu vàng nhạt, hơi nhớt, có nhiều protein, khoáng chất và ít đường sữa. Trong sữa non chứa một lượng lớn các chất ức chế nhiễm trùng như immunoglobulin A, lactoferrin và cũng có tác dụng thúc đẩy bài tiết meconium. Do đó, điều quan trọng đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sơ sinh nhẹ cân cần phải được cho ăn sữa non. Sữa trưởng thành có màu vàng nhạt và ngọt. So với sữa non, sữa trưởng thành có nhiều chất béo và đường sữa hơn.