Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm

Cỡ chữ:
A A
Huyết áp cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng” do bệnh tiến triển không có triệu chứng và các triệu chứng này không nhận biết được. Trước kia, tình trạng tăng huyết áp còn chưa được chú ý nhiều trong chẩn đoán và điều trị, nhưng hiện nay tình trạng “tăng huyết áp ẩn giấu” đã được mọi người cảnh giác hơn.

Tình trạng “tăng huyết áp ẩn giấu” là tình trạng bệnh nhân mặc dù có đi kiểm tra huyết áp tại phòng khám hay cơ sở y tế nhưng kết quả đo cho kết quả bình thường, nhưng khi đo tại nhà huyết áp tăng cao.

Lý giải về huyết áp ẩn giấu

Như đã định nghĩa bên trên, “tăng huyết áp ẩn giấu” là tình trạng khi đo huyết áp tại phòng khám bình thường nhưng huyết áp đo tại nhà là huyết áp cao.

Đối với những người bị tăng huyết áp ẩn giấu cũng tăng nguy cơ mắc phải các bệnh như đột quỵ và nhồi máu cơ tim giống những người bị tăng huyết áp thông thường.

Tăng huyết áp ẩn giấu có thể bị bỏ qua, không phát hiện được nếu bệnh nhân không đo huyết áp tại nhà. Có tới khoảng 30% những người đang điều trị huyết áp cao ở tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu.

Tăng huyết áp ẩn giấu bao gồm “tăng huyết áp vào sáng sớm” (Early morning hypertension) và “tăng huyết áp ban đêm” (Nocturnal hypertension). Thông thường, huyết áp sẽ giảm trong khi ngủ về đêm và biến động tăng dần trong ngày sau khi thức dậy. Tăng huyết áp ban đêm không làm giảm huyết áp trong khi ngủ và kéo dài đến sáng sớm hôm sau. “Tăng huyết áp ban đêm” làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh như xơ vữa động mạch, đột quỵ và nhồi máu cơ tim nên cần thiết phải điều trị. Các loại bệnh thận mãn tính, tiểu đường, suy tim, hội chứng ngưng thở khi ngủ… cũng có nhiều khả năng xảy ra.

Nên tự đo huyết áp tại nhà như thế nào?

Khi đo huyết áp tại nhà, nếu huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) trung bình trong một tuần từ 135 mHg trở lên và huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) trên 85mmHg thì có thể người đó bị huyết áp cao và nên đến kiểm tra tại cơ sở y tế, đưa cho bác sĩ xem giá trị theo dõi huyết áp tại nhà để giúp việc chẩn đoán được chính xác hơn. Các giá trị này thấp hơn 5mmHg so với kết quả khi đo tại phòng khám bác sĩ (trên 140mmHg/ trên 90mmHg).

Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm 1
Nếu huyết áp tâm thu từ 135 mHg trở lên và huyết áp tâm trương trên 85mmHg thì có thể người đó bị huyết áp cao

Khi đo huyết áp tại nhà vượt quá ngưỡng trên không thường xuyên, khoảng 1 lần/tuần, mọi người không cần quá lo lắng. Nhưng nếu trung bình số ngày trong tuần vượt quá ngưỡng này, mọi người nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, cần thiết phải trao đổi với bác sĩ nếu huyết áp của bạn có sự khác biệt lớn giữa lần đo buổi sáng và buổi tối.

Bình thường, nếu theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên có thể giúp bạn nhận thấy sự thay đổi và phát hiện ra tình trạng huyết áp cao tại thời điểm không nghĩ đến. Đối với những người bị huyết áp cao, kể cả những người có nguy cơ cao, việc tự đo huyết áp rất quan trọng và cần thiết.

Khuyến khích đo huyết áp trong vòng 1 tiếng sau khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ vào buổi tối. Hãy đo sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn sáng và trước khi dùng thuốc.

Điều quan trọng là bạn cần đo đúng tư thế, cùng phương pháp, cùng 1 thời điểm mỗi ngày và phải duy trì đo huyết áp một vài lần trên một tuần. Hãy chắc chắn ghi lại các giá trị đo được và đưa cho bác sĩ của bạn tại thời điểm kiểm tra y tế để nhận được điều trị thích hợp.

Tại sao nên thực hiện phương pháp đo huyết áp 24 giờ?

Tăng huyết áp ban đêm xảy ra khi đang ngủ nên chỉ đo huyết áp buổi sáng và đo trước khi đi ngủ sẽ không thể nhận biết được. Để phát hiện tăng huyết áp ban đêm thì cần thiết phải đo huyết áp 24 giờ hay phương pháp “Holter huyết áp” .

Máy đo huyết áp có thể đo huyết áp liên tục trong 1 ngày được gọi là “máy theo dõi huyết áp lưu động” (ABPM = ambulatory blood pressure monitoring) và huyết áp đo được bằng thiết bị này được gọi là huyết áp 24 giờ. ABPM có thể đo huyết áp tự động theo các khoảng thời gian định sẵn khi mọi người thực hiện các công việc thông thường hoặc việc nhà nếu nếu được đeo trong 24 giờ. Bên cạnh đó, máy theo dõi huyết áp lưu động có thể đo cả khi ngủ nếu bệnh nhân vẫn đeo máy.

Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm 2
Máy đo huyết áp lưu động giúp người bệnh có thể theo dõi huyết áp thường xuyên và chính xác

Khi đo huyết áp 24 giờ có thể thiết lập mô hình dao động huyết áp của người bệnh nên đây là phương pháp để hình thành phương pháp điều trị phù hợp.

Tầm quan trọng của việc đo huyết áp tại nhà và huyết áp 24 giờ

Nghiên cứu Ohasama là một nghiên cứu đoàn hệ tương lai (Prospective cohort study) với xếp hạng quốc tế cao về tăng huyết áp và bệnh tim mạch, bắt đầu vào năm 1986.

Tiêu chuẩn chẩn đoán mức huyết áp tại nhà là 135/85 mmHg đã được chỉ ra trong nghiên cứu này, được áp dụng như một hướng dẫn của Hiệp hội Cao huyết áp Nhật Bản (The Japanese Society of Hypertension) và cũng được thông qua bởi Hiệp hội Cao huyết áp châu Âu ( European Hypertension Society).

Trong nghiên cứu Ohasama, người dân đăng ký tham gia được đo huyết áp tại nhà bằng IC. Kết quả đã xác nhận tầm quan trọng của việc đo huyết áp tại nhà và huyết áp 24 giờ trong việc kiểm soát huyết áp.

Tại Nhật Bản, máy đo huyết áp tại nhà rất phổ biến, hầu như các hộ gia đình đều chuẩn bị sẵn. Theo các nghiên cứu, bên cạnh giá trị đo tại phòng khám bác sĩ, giá trị đo huyết áp tại nhà cũng được xác nhận rằng có độ tin cậy cao và ý nghĩa không hề nhỏ.

Đo huyết áp tại nhà có thể là cách để dự đoán đột quỵ, bệnh tim mạch, bệnh thận và các nguy cơ tương tự liên quan đến huyết áp cao với độ chính xác cao. Đo huyết áp tại nhà được khuyến khích để thể thực hiện kiểm tra y tế cụ thể và hướng dẫn chăm sóc sức khỏe.

Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm 3
Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tình trạng tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm khác như đột quỵ, tim mạch…

Joseph Schwartz và các đồng nghiệp tại Khoa Tâm thần và Xã hội học, Đại học Stony Brook, Hoa Kỳ, đã khảo sát 888 người trung niên khỏe mạnh (trung bình 45 tuổi) không thực hiện điều trị tăng huyết áp. Huyết áp phòng khám được đo 3 lần trong mỗi lần khám. Thực hiện 3 lần khám, tổng cộng 9 lần đo và cứ 30 phút lại thực hiện đo huyết áp 24 giờ 1 lần. Kết quả cho thấy, trong số những người tham gia có huyết áp bình thường khi đo trong phòng khám, có tới 16% trường hợp có đầy đủ các dấu hiệu cao huyết áp và được nhìn nhận là “tăng huyết áp ẩn giấu”.

Schwartz cho biết: “Đo huyết áp 24 giờ có thể phát hiện được huyết áp ẩn giấu và các trường hợp mang dấu hiệu của huyết áp cao. Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục kiểm chứng những lợi ích to lớn đối với sức khỏe nếu bệnh nhân thực hiện đo huyết áp 24 giờ cũng như đo huyết áp tại nhà và cũng khuyến khích bệnh nhân nên thực hiện phương pháp này để lựa chọn phương pháp điều trị huyết áp cao phù hợp”.

Bạn đang xem bài viết:Đo huyết áp tại nhà giúp phát hiện tăng huyết áp ẩn giấu và nhiều bệnh nguy hiểm” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tích tụ chất béo nội tạng gây loãng xương
Theo nghiên cứu của các giáo sư Khoa y học Đại học Harvard, Mỹ,...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường gây nên những biến chứng nguy hiểm, nếu không kiểm soát...
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Bệnh tiểu đường là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn tới...
Cách thử tiểu đường tại nhà
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm...
Tích tụ chất béo nội tạng gây loãng xương
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Những điều cần biết về chỉ số khối cơ thể và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và xơ vữa động mạch
Cách thử tiểu đường tại nhà
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường