Hạ đường huyết nặng do bệnh tiểu đường có thể gây nguy hiểm như thế nào?

Cỡ chữ:
A A
Theo một cuộc khảo sát nhận thức về hạ đường huyết do bệnh tiểu đường gây ra được thực hiện bởi Công ty Eli Lily, tình trạng thiếu hiểu biết của bệnh nhân và gia đình tương đối cao. Cụ thể trong 667 bệnh nhân tiểu đường và 238 gia đình, chỉ có 25% nhận thức về hạ đường huyết và 40% với các gia đình có người mắc bệnh. 

1. Cần có kiến thức về điều trị hạ đường huyết nghiêm trọng đúng cách

Hạ đường huyết là khi tình trạng nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường với các triệu chứng khác nhau như cảm thấy lạnh và đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh hơn bình thường, chuột rút, tay chân run rẩy, rối loạn nhận thức… Nếu thông số này xuống dưới 50mg/dL sẽ được gọi là hạ đường huyết nghiêm trọng. Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý, nếu bị hạ đường huyết nặng vì có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hôn mê, co giật, tổn thương não không thể phục hồi và có nguy cơ đột tử. Tại Nhật Bản, hàng năm ước tính có khoảng 20.000 ca cấp cứu do hạ đường huyết nghiêm trọng.

Hạ đường huyết có thể được phục hồi nếu được sơ cứu đúng cách khi có các triệu chứng xảy ra. Nếu đường huyết giảm đột ngột mà không được sơ cứu đúng cách hoặc khi bị bất tỉnh, bệnh nhân không nên tự giải quyết mà cần sự trợ giúp của những người xung quanh hoặc nhân viên y tế. 

Theo Ủy ban điều tra của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản, các yếu tố ảnh hưởng đến việc hạ đường huyết nghiêm trọng bao gồm: ăn uống không đủ chất và không điều độ (40%), dùng thuốc quá liều hoặc sử dụng sai thuốc (27%), bị sốt, nôn mửa hay tiêu chảy, không ăn uống được trong quá trình điều trị tiểu đường (11%), uống rượu (8%), tập thể dục quá sức (4%).

Kiểm soát đường huyết quá mức, ở một mức độ nhất định, có thể làm gia tăng tình trạng hạ đường huyết. Gần đây, tuy các loại thuốc điều trị tiểu đường không gây hạ đường huyết đã được đưa vào sử dụng, nhưng chúng ta vẫn cần cẩn thận với việc hạ đường huyết đột ngột.

Trong cuộc khảo sát 215 bệnh nhân về tình trạng bệnh khi bị hạ đường huyết nghiêm trọng, có 60% người trả lời là đường huyết hạ đột ngột mà không có các triệu chứng. Ngoài ra, có 43% bệnh nhân và 66% gia đình cảm thấy lo lắng về vấn đề này, cụ thể như: “Liệu hạ đường huyết có đe dọa đến tính mạng”, “Hạ đường huyết có thể làm mất ý thức”, “Tôi không biết khi nào nó xảy ra” hay “Tôi lo lắng không thể tự giải quyết một mình”…

Khi hỏi về suy nghĩ của bệnh nhân tiểu đường đối với hạ đường huyết: có 71% người cảm thấy hạ đường huyết có thể đe dọa tính mạng, 63% người cho rằng việc sự trợ giúp từ gia đình và những người xung quanh là cần thiết, 51% cho rằng bằng nhiều phương pháp khác nhau, bản thân có thể phòng tránh hạ đường huyết, 49% nghĩ rằng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể xảy ra với chính mình, 48% cho rằng những người đang điều trị bằng insulin dễ bị hạ đường huyết, 44% tin rằng hạ đường huyết có thể xảy ra nhưng không hề nghiêm trọng.

Khi hỏi về các biện pháp phòng ngừa mà bệnh nhân đang thực hiện, câu trả lời lần lượt là: “uống glucose hoặc thức ăn và đồ uống có chứa đường khi thấy các triệu chứng” (70%), “không giảm lượng thức ăn trong các bữa” (52%), “đo đường huyết khi cảm thấy các triệu chứng” (48%), “ăn cơm đúng giờ” (45%), “kiểm tra mức đường huyết thường xuyên cho dù không thấy các triệu chứng”(48%).

Về các biện pháp phòng ngừa nếu bị hạ đường huyết, các bệnh nhân cho rằng nên: “mang theo đường glucose được bán tại các hiệu thuốc và cơ sở y tế” (66%), “mang theo đồ uống cơ bản như nước ép” (60%), “ngay lập tức thông báo với người nhà hoặc tìm sự giúp đỡ của những người xung quanh nếu bị hạ đường huyết” (36%), “mang theo các “thẻ” ghi sẵn địa chỉ liên lạc lúc khẩn cấp” (27%).

Ngoài ra, khi được hỏi có ai ở bên cạnh trong lúc bạn phát bệnh, có 47% câu trả lời là gia đình. Có thể thấy rằng bệnh nhân thường tìm sự giúp đỡ từ gia đình – những người gần gũi, đáng tin cậy nhất với họ trong trường hợp khẩn cấp.

Hạ đường huyết nặng do bệnh tiểu đường có thể gây nguy hiểm như thế nào? 1
Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng (Ảnh: Internet)

2. Cần trao đổi với các thành viên trong gia đình

Hiện nay có 74% bệnh nhân không trao đổi về tình trạng bệnh của bản thân với các thành viên trong gia đình vì những lý do như: “Tôi không biết nên nói gì”, “Tôi không muốn người nhà lo lắng” hay “Tôi không muốn gây phiền phức cho gia đình”. Nhưng ngược lại, 79% gia đình của bệnh nhân bày tỏ ý muốn hỗ trợ bệnh nhân phòng ngừa và kiểm soát tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 63% bệnh nhân không tham khảo hoặc trao đổi thông tin với bác sĩ hoặc nhân viên y tế về hạ đường huyết.

Giáo sư Toshimasa Yamauchi của Đại học Y Tokyo, người giám sát cuộc điều tra này, cho biết: “Hạ đường huyết có thể xảy ra ở cả bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể phòng ngừa được. Chúng ta cần cải thiện để tạo ra môi trường xã hội mà người bệnh có thể dễ dàng trao đổi thông tin với bác sĩ, các thành viên gia đình và mọi người xung quanh. Để đối phó với trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết đột ngột, việc trao đổi thông tin với những người nhà bệnh nhân và những người xung quanh là vô cùng quan trọng. Không chỉ bệnh nhân mà các thành viên trong gia đình cũng cần biết cách đo đường huyết cũng như cách sơ cứu trong các trường hợp khẩn cấp”.

Ngoài ra, ông Toshio Iwakura, Giám đốc Khoa Nội tiết Đái tháo đường, Trung tâm Y tế Thành phố Kobe, cũng cho biết thêm: “Dù chúng ta có thể đối phó với hạ đường huyết nhưng tình trạng hạ đường huyết liên tục có thể làm các triệu chứng biến mất khiến bệnh nhân khó nhận biết bản thân có đang bị hạ đường huyết hay không và tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, cuộc khảo sát này đã cho chúng ta thấy rất nhiều bệnh nhân cảm thấy khó trao đổi về hạ đường huyết với bác sĩ và gia đình. Vì vậy, điều quan trọng nhất là tạo ra một môi trường thân thiện để bệnh nhân dễ trao đổi hơn. Ngoài việc nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của bản thân, bệnh nhân cũng cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ và trao đổi nhiều hơn với gia đình”.

Bạn đang xem bài viết: “Hạ đường huyết nặng do bệnh tiểu đường có thể gây nguy hiểm như thế nào?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
Bệnh tiểu đường và béo phì
Béo phì được coi là một tình trạng bất thường đối với cơ thể...
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Ngoài việc xuất hiện các tình trạng mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều…...
Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông
Bệnh chân tay lạnh, sưng, tê buốt là nỗi khổ đối với nhiều người...
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều biến chứng nguy hiểm thường không có...
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
“Bệnh tiểu đường được cho là ‘không thể chữa khỏi một khi đã mắc’...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường và béo phì
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Bệnh tiểu đường có thể ‘chữa khỏi’ được? Cứ 100 người thì có 1 người có thể đạt được mức đường huyết bình thường và không cần dùng thuốc
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường