Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh thường gặp hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa thay vì tuổi trung niên như trước đây. Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, toàn cầu có khoảng hơn 400 triệu người bị nhiễm bệnh tiểu đường, dự tính sẽ tăng lên hơn 600 triệu người vào năm 2040. Bệnh tiểu đường rất hay gặp nhưng lại rất khó nhận biết, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, nếu người bệnh không thường xuyên kiểm tra và theo dõi, rất có thể sẽ gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Ở Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường và sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Đây là nguyên nhân tử vong đứng thứ 3 ở Việt Nam sau bệnh tim mạch và ung thư. Theo các chuyên gia, bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất, bởi tỷ lệ tử vong lên đến 70%.
Bệnh tiểu đường bắt nguồn từ nhiều nguy cơ và các biến chứng khác nhau vì vậy cần phải hiểu rõ các kiến thức về bệnh cũng như nhận tư vấn của bác sĩ để điều trị từng giai đoạn, điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động, thói quen hằng ngày.
Bên cạnh các vấn đề như nguyên nhân, biến chứng, người bị bệnh tiểu đường cũng cần nắm rõ các tác dụng phụ thường gặp nhất. Hiểu một cách đơn giản là khi một người bị mắc một bệnh lý cụ thể nào đó, dù lớn hay nhỏ, cũng đều gây ra các ảnh hưởng phụ và tiểu đường cũng không phải ngoại lệ.
Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường:
Danh mục nội dung
1. Dễ mất thính lực
Bệnh tiểu đường dễ gây ra tình trạng giảm thị lực làm mắt mờ đi theo thời gian, đây là điều cơ bản nhất ai cũng biết. Tuy nhiên, không chỉ thị lực, thính lực cũng rất dễ bị ảnh hưởng từ bệnh tiểu đường. Theo báo cáo của một số các nghiên cứu và khảo sát cho thấy người bị tiểu đường dễ bị mất thính lực hơn những người không bị bệnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu của tai trong, từ đó làm giảm khả năng nghe hoặc thậm chí mất thính lực vĩnh viễn.
2. Dễ mắc các bệnh về lợi
Đại học Colombia đã tiến hành một khảo sát và đưa ra báo cáo về việc người bị bệnh tiểu đường dễ mắc các bệnh về nướu lợi, đây được coi là tác dụng phụ của bệnh. Đặc biệt những người có mức đường huyết cao sẽ có khả năng xảy ra tình trạng thay đổi các tế bào collagen trong nướu làm giảm khả năng đề kháng, dễ bị nhiễm trùng. Tiểu đường cũng làm chậm khả năng phục hồi vết thương, nhiễm trùng nướu do đó mất nhiều thời gian hơn.
3. Xảy ra tình trạng màu da không đồng đều
Tiểu đường chỉ là một trong những nguyên nhân khiến các mảng da không đồng đều, tuy nhiên để nhận biết dễ nhất có thể phân biệt bằng cách kiểm tra độ thô ráp, các nốt đen xuất hiện trên da. Đối với tiểu đường tuýp 2, cơ thể có tình trạng kháng insulin sản xuất ra thì các mảng da không đều màu sẽ hình thành. Lượng insulin dư thừa lưu thông trong cơ thể kích thích các tế bào da tái tạo nhanh chóng, kích thích sản xuất melanin nhiều hơn trên da, làm da trở nên tối, sạm màu.
4. Cholesterol tăng cao
Cholesterol cao trong thời gian bị chẩn đoán bị tiểu đường có khả năng là tác dụng phụ. Cụ thể là do lượng đường trong máu tăng cao, giảm cholesterol tốt và tăng tế bào mỡ và mức cholesterol xấu, do insulin trong cơ thể không được sử dụng hiệu quả.
5. Suy giảm trí nhớ
Các bệnh nhân tiểu đường sẽ gặp trường hợp dần suy giảm chức năng nhận thức, nặng hơn sẽ là Alzheimer và chứng mất trí. Nghiên cứu chỉ ra rằng, đó là bởi lưu lượng máu tới não ở một số bệnh nhân tiểu đường có xu hướng bất thường.
6. Rối loạn sinh lý
Theo một số nghiên cứu, người bị bệnh tiểu đường có thể bị rối loạn chức năng tình dục, đây cũng là một tác dụng phụ của bệnh. Khi mất cân bằng hormone gây ra bởi lượng đường máu cao và nồng độ hormone testosterone thấp, đặc biệt là nam giới.
Bạn đang xem bài viết: “Các tác dụng phụ thường thấy của bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
- Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
- Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
- Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
- Uống một lượng rượu vừa đủ tốt cho bệnh tiểu đường?
https://kienthuctieuduong.vn/