Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ bao gồm chủng tộc, béo phì, tuổi tác, thời gian mang thai ngắn, tăng cân giữa thai kỳ, tiền sử sử dụng insulin trong thai kỳ, giá trị HbA1c sau sinh… Mặc dù có rất ít nghiên cứu về vấn đề này tại Nhật Bản, nhưng theo các báo cáo trước đó, tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ trung bình tại đất nước này là 57.6% (33.7~95.2%).
Danh mục nội dung
1. Tỷ lệ tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai tiếp theo
Tỷ lệ tái phát tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo ở phụ nữ từng bị tiểu đường đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Ở Nhật, trong báo cáo tổng quan năm 2007, tỷ lệ tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ là 30~84%.
Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến sự khác biệt về tỷ lệ tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ chủ yếu là do chủng tộc. Cụ thể trong một số báo cáo đã chỉ ra rằng các đối tượng da trắng không phải gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ tái phát thấp nhất là 30~37%, 52~69% ở người Mỹ gốc Phi, Tây Ban Nha và Châu Á.
Ngoài các yếu tố như độ tuổi, tiền sử người mắc bệnh trong gia đình không thể thay đổi thì các nguy cơ như lối sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày có thể thay đổi cho phù hợp để làm giảm sự khởi phát của bệnh tiểu đường.

2. Các yếu tố nguy cơ tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo
Có rất nhiều những báo cáo khác nhau về các yếu tố nguy cơ tái phát tiểu đường thai kỳ cần xem xét và sàng lọc trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ở Âu Mỹ, các yếu tố có thể gây tái phát tiểu đường thai kỳ bao gồm tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, đã từng sinh trẻ quá cân nặng, độ tuổi, chủng tộc (người gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa, người châu Á, người quần đảo Thái Bình Dương), khoảng thời gian mang thai ngắn, tăng cân giữa thai kỳ… Ngoài ra phụ nữ từng có tiền sử bị bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố cần xem xét. Trong đó, theo kết quả phân tích tổng hợp cho thấy chỉ có chủng tộc và số lần mang thai là yếu tố rủi ro đáng quan ngại nhất.

Ở Nhật Bản, một vài nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường gồm béo phì, tăng cân giữa thai kỳ, khoảng thời gian mang thai ngắn, độ tuổi, số lần mang thai, giá trị HbA1c…
Việc theo dõi sau sinh và quản lý cân nặng, dinh dưỡng ngoài hiệu quả giúp sàng lọc và phòng ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường trong tương lai, đồng thời còn có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa sự khởi phát bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo.
Bạn đang xem bài viết: “Tỷ lệ và các yếu tố làm tái phát bệnh tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tiếp theo” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)