Uống một lượng rượu vừa đủ tốt cho bệnh tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Khi nhắc đến rượu, người ta thường nghĩ rằng rượu có hại, tuy nhiên có rất nhiều bằng chứng và báo cáo cho thấy, uống rượu ở liều lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã chứng minh, rượu cũng có lợi cho những người bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

1. Uống một lượng vừa đủ có tốt đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2?

Những người uống rượu với một lượng nhỏ sẽ có chỉ số Triglyceride (chất béo trung tính) thấp và độ nhạy insulin tốt. Nghiên cứu này được trình bày tại Hiệp hội nghiên cứu Đái tháo đường Châu Âu (EASD 2019, diễn ra từ ngày 16 -20/9 tại Barcelona, Tây Ban Nha).

Nhà nghiên cứu Yuling Chen và cộng sự đến từ Đại học Đông Nam (Trung Quốc) đã sử dụng tài liệu từ thư viện PubMed, Embase và Cochran để tiến hành đánh giá và đưa ra các bài báo cáo về việc sử dụng rượu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

Họ đã trích xuất 10 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với 575 đối tượng sau đó tiến hành các phân tích tổng hợp bằng cách kiểm tra các yếu tố khác nhau liên quan đến quản lý bệnh tiểu đường, ví dụ như tình trạng kiểm soát đường huyết, nồng độ insulin, các chỉ số liên quan đến chuyển hóa glucose như kháng insulin và các chỉ số liên quan đến chuyển hóa lipid như cholesterol và triglyceride.

Uống một cốc rượu mỗi ngày có tốt cho bệnh tiểu đường không? 1
Uống rượu ở mức độ vừa đủ sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2? (ảnh: Internet)

Theo kết quả phân tích, người ta thấy rằng những người uống một lượng rượu nhỏ đến trung bình mỗi ngày sẽ có lượng chất béo trung tính thấp. Được biết, tiêu chuẩn chất béo trung tính (triglyceride) là dưới 150mg/dL, nếu triglyceride cao hơn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Lượng Triglyceride của những người uống lượng rượu vừa đủ trong nghiên cứu này được chứng minh là thấp hơn khoảng 9mg/dL.

Ngoài ra, mặc dù không có quá nhiều sự khác biệt đáng kể giữa đường huyết lúc đóiHbA1c, HOMA-IR (chỉ số về mức độ insulin và kháng insulin) ở những người uống một lượng rượu nhỏ hoặc vừa phải nhưng đều cho kết quả thấp. Điều này cho thấy khi uống rượu đúng liều lượng sẽ giúp cơ thể có độ nhạy insulin tốt hơn bình thường. Bên cạnh đó, có thể thấy, lượng cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol cũng không khác biệt nhiều. 

Yuling Chen kết luận rằng: “Uống rượu lượng nhỏ đến vừa phải làm giảm tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời cũng bổ sung khả năng ngăn ngừa bệnh cao”. Bên cạnh đó, ông cũng nhấn mạnh nếu uống quá nhiều rượu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

>> Tìm hiểu chi tiết bài viết: “Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu” 

2. Vậy chính xác lượng rượu nên uống mỗi ngày là khoảng bao nhiêu? 

Theo Chen, lượng vừa phải là khoảng 20 gram rượu mỗi ngày, tương đương với 1,5 lon bia (nồng độ cồn 5%, 330mL), một ly rượu vang lớn (nồng độ cồn 12%, 200mL) và 1 ly thủy tinh (50mL) cho rượu chưng cất. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị phụ nữ nên uống ít hơn 1 cốc mỗi ngày và nam giới uống ít hơn 2 cốc mỗi ngày.

Uống một cốc rượu mỗi ngày có tốt cho bệnh tiểu đường không? 2
Với mỗi loại rượu, các mức độ uống cũng sẽ khác nhau (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, trái ngược với Chen, Joel Zonszein, giám đốc Trung tâm Đái tháo đường lâm sàng tại Trung tâm y tế Montefiore ở Mỹ cho biết, uống một lượng nhỏ rượu rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên trên thực tế việc này cũng không cho thấy sự thay đổi gì đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ông kêu gọi mọi người: “Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 và những người đang sử dụng insulin hoặc thuốc có thể gây hạ đường huyết trong bệnh tiểu đường tuýp 2 cần phải thận trọng khi uống rượu.”

Zonein cũng như Chen cho rằng nếu uống quá nhiều rượu sẽ rất nguy hiểm bởi quá liều lượng cung cấp vào cơ thể có thể gây tăng triglyceride và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như viêm tụy”.

Những phát hiện trên được trình bày tại các hội nghị học thuật được coi là sơ bộ cho đến khi chúng được công bố trên các tạp chí chuyên nghiệp được đánh giá ngang hàng.

Bạn đang xem bài viết: “Uống một cốc rượu mỗi ngày có tốt cho bệnh tiểu đường không?” tại Chuyên mục:Ăn uống & vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Những loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho người bị tiểu đường...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Bật đèn hoặc tivi bật khi ngủ sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tắt đèn và làm giảm ánh sáng...
Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết
Chúng ta thường có nhiều dịp phải uống các đồ uống có cồn hơn...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Béo phì là nguyên nhân làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Bật đèn hoặc tivi bật khi ngủ sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân
Rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tránh uống quá nhiều trong dịp lễ Tết
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Béo phì làm tăng 6 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường