Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim

Cỡ chữ:
A A
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp. Bệnh có nhiều mức độ và mỗi mức độ sẽ có cách điều trị khác nhau như dùng thuốc hay đặt máy tạo nhịp…

Theo nghiên cứu của chuyên gia Gregory Marcu từ Đại học California, San Francisco (UCSF), Phần Lan cho biết: “Nếu huyết áp và lượng đường trong máu được kiểm soát tốt sẽ giúp ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim hay còn gọi là block tim”. Thông tin này đã chính thức được công bố trong phiên bản trực tuyến của “JAMA Network Open” vào ngày 24 tháng 5 năm 2019.

Block tim là tình trạng tim đập không đều hoặc chậm hơn bình thường do dẫn truyền xung động qua nút nhĩ – thất bị tắc nghẽn 1 phần hay toàn bộ, nên còn gọi là block nhĩ – thất. Khi bị block tim, bạn sẽ có cảm giác đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, mệt mỏi và có thể phải dùng đến máy trợ tim.

Theo đó, nghiên cứu được tiến hành trên 6.146 cư dân ở Phần Lan lớn hơn 30 tuổi  (tuổi trung bình 49,2 ± 12,9 tuổi, trong đó nam giới chiếm 43,9%) và theo dõi trong vòng 25 năm, trong đó có 58 người đã khởi phát bệnh block tim và phải nhập viện để điều trị.

Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim 1
Bệnh block tim gây nhiều biến chứng nguy hiểm cần phải kiểm soát và theo dõi thường xuyên (ảnh: Internet)

Kết quả đã chỉ ra đối tượng chính bị nhiễm bệnh này đều là người cao tuổi hoặc nam và họ đều có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc suy tim, huyết áp tối đa và chỉ số đường huyết lúc đói tăng cao. Cụ thể là: Cứ 10 mmHg huyết áp tối đa sẽ làm tăng 22% nguy cơ block tim và cứ sau khi 20 mg/dL đường huyết lúc đói tăng cũng làm tăng 22% nguy cơ này.

Nghiên cứu tiến hành kiểm soát tốt huyết áp của 58 người từng bị bệnh block tim, có thể sẽ ngăn ngừa được khoảng 47% nguy cơ tái phát. Nếu kiểm soát tốt chỉ số đường huyết khi đói cũng góp phần ngăn ngừa bệnh lên đến 11%. 

Bên cạnh đó, có khá ít nghiên cứu kết luận việc cải thiện thói quen sinh hoạt có thể ngăn chặn được block tim hay không. Chính vì vậy Gregory Marcu cho rằng, nhiều người không quá để tâm đến việc phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này bởi trong nhiều trường hợp bệnh block tim đã có thể xử lý thông qua máy điều hòa nhịp tim. Mặc dù vậy điều này không có nghĩa là không có rủi ro, trong quá trình điều trị và sử dụng máy tạo nhịp tim vẫn có thể gặp các vấn đề khác, đặc biệt là độ an toàn của thiết bị và khả năng bị nhiễm trùng của người bệnh. 

Gregory Marcu nói: “Ngoài việc ngăn ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim và suy tim theo các cách thông thường, việc duy trì huyết áp và đường huyết trong tiêu chuẩn ổn định có thể là một phương pháp phòng ngừa hữu ích đối với bệnh block tim”.

Cuối cùng ông đưa ra kết luận: “Nếu tỷ lệ nam giới trưởng thành mắc bệnh block tim cao, sau khi nghiên cứu các rủi ro liên quan đến máy điều hòa nhịp tim, tốt nhất nên nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ giữa huyết áp và đường huyết. Việc làm này rất quan trọng, bởi chúng sẽ là những thông tin rất có ích để khuyến khích những người bị huyết áp cao bắt đầu và tiếp tục điều trị”.

Như vậy việc kiểm soát đường huyết và huyết áp không chỉ có giá trị với việc điều trị bệnh tiểu đường mà còn góp phần không nhỏ vào phòng ngừa bệnh block tim. 

Bạn đang xem bài viết:Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Dịp cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà mọi người thường...
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường dễ dàng xảy ra do...
Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết
Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mà nhóm tiền tiểu đường cũng cần chú...
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Các nhà khoa học chỉ ra rằng người thu nhập thấp hơn có nguy...
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Nhồi máu não và nhồi máu cơ tim là những bệnh nguy hiểm thường...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết
Người thu nhập thấp có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh tiểu đường và nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường