Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?
Tuy nhiên, hiện nay đã có phòng khám thành công trong việc giúp người mẹ bị tiểu đường thai kỳ có thể sinh thường bằng cách hướng dẫn và cung cấp các bữa ăn có kiểm soát lượng đường. Đó là Muneta Maternity Clinic do viện trưởng Muneta Tetsuo đứng đầu.
Trong bài viết này, viện trưởng Muneta Tetsuo giới thiệu “Liệu pháp ăn uống giảm đường” dành cho người mẹ bị tiểu đường thai kỳ là như thế nào và lý giải tại sao liệu pháp này giúp cho người mẹ có thể sinh thường.
Danh mục nội dung
- 1. Tại sao liệu pháp ăn uống “Giảm đường” hiệu quả trong việc điều trị “Bệnh tiểu đường”
- 2. “Chế độ ăn uống hạn chế đường” dựa trên “Liệu pháp ăn uống giảm đường” là gì?
- 3. Các loại thực phẩm có nhiều đường cần lưu ý trong “Chế độ ăn uống hạn chế đường”
- 4. “Chế độ ăn uống hạn chế đường” làm giảm lượng đường trong máu, giảm tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ!
1. Tại sao liệu pháp ăn uống “Giảm đường” hiệu quả trong việc điều trị “Bệnh tiểu đường”
Người ta cho rằng có 3 chất dinh dưỡng lớn trong cơ thể sống là “Carbohydrate” “Lipid” tạo năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể và “Protein” giúp cấu tạo cơ thể. Từ trong các chất dinh dưỡng này, “đường” được chuyển hóa thành “glucose”, “lipid” được chuyển hóa thành “thể ketone”, cơ thể hoạt động bình thường. “Thể ketone” này là nguồn năng lượng được sử dụng sau khi “glucose” mất đi, và em bé ban đầu dường như chỉ hoạt động nhờ thể ketone này.
Những người mắc bệnh tiểu đường được cho là những người có lượng đường trong máu cao hơn vì có ít “insulin” để tiêu hóa “glucose” này. Do đó, việc tiêm “insulin” để có thể giảm lượng đường trong máu là biện pháp điều trị bệnh tiểu đường bình thường.
Tuy nhiên, gần đây, thay vì sử dụng “insulin“, phương pháp không làm tăng lượng đường trong máu bằng cách giảm lượng “glucose” đang trở nên phổ biến. Phương pháp này chính xác là “Liệu pháp ăn uống giảm đường” được viện trưởng Muneta Tetsuo giới thiệu.
Để tránh nguy cơ lây lan, bạn hãy đọc ngay bài viết Bệnh tiểu đường có lây không – lây qua đường nào?
2. “Chế độ ăn uống hạn chế đường” dựa trên “Liệu pháp ăn uống giảm đường” là gì?
Tại Muneta Maternity Clinic, thực đơn sẽ thay đổi tùy thuộc vào các triệu chứng của bệnh nhân, tuy nhiên trong trường hợp nghiêm trọng, các bác sỹ sẽ hướng dẫn và cung cấp “Chế độ ăn uống hạn chế đường” thức ăn có chứa đường được giảm xuống còn khoảng 60g trong toàn bộ bữa ăn . Bên cạnh đó, còn có biện pháp chỉ có 1 thực phẩm chính chứa nhiều chất đường và biện pháp chỉ dùng 2 thực phẩm chính.
“Carbohydrate” được tạo thành từ “đường” và “chất xơ”, vì vậy ngoài các loại đồ ngọt, các thực phẩm chính như “gạo” “mì” “bánh mì” là cũng có thể thay thế chất đường . Ngoài phương pháp giảm các thực phẩm chính nêu trên, ví dụ như với bánh mì và đồ ngọt, tiến hành nghiên cứu đổi thành bánh mì và đồ ngọt làm bằng bột lúa mì ít đường hơn bột mì. Ngoài ra, cần thiết phải bổ sung các loại thực phẩm như rong biển, nấm, rau lá xanh.
Tuy nhiên, việc không giảm lượng calo cũng là điểm lưu ý của “Liệu pháp ăn uống giảm đường”, vì vậy bệnh nhân được bổ sung “Lipid” “Protein” chủ yếu từ thịt, cá, trứng và phô mai.
Xem thêm bài viết liên quan:
3. Các loại thực phẩm có nhiều đường cần lưu ý trong “Chế độ ăn uống hạn chế đường”
Cơm, bánh mì, mì
Thành phần của các thực phẩm như cơm và bánh mì, mì chủ yếu là đường. Trong chế độ ăn hạn chế đường, tốt nhất nên ăn các loại mì không chứa đường và bánh mì làm từ bột lúa mì
Thịt và cá
Thịt và cá chứa nhiều chất đạm và nhiều chất béo làm cơ sở của thể keton, nên đây là loại thực phẩm cần bổ sung đầy đủ. Tuy nhiên, cần chú ý vì nhiều loại thực phẩm chế biến sử dụng chất đường như gà rán, bánh croquette và các sản phẩm chế biến từ cá.
Trứng, sản phẩm từ sữa, đậu nành
Trứng, pho mát và các sản phẩm đậu nành có hàm lượng đường thấp, vì vậy đây là thực phẩm được khuyến khích sử dụng trong chế độ ăn uống hạn chế đường. Sữa có chứa một lượng nhỏ đường gọi là lactose.
Rau – quả
Cần bổ sung đầy đủ “rau” giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ chẳng hạn như vitamin C và B cần thiết để chuyển hóa protein thành cơ và tiêu hóa. Tuy nhiên, các loại khoai ngọt như khoai tây, cà rốt, hành tây,…chứa rất nhiều chất đường. Bên cạnh đó, trong các loại trái cây cũng chứa rất nhiều chất đường. Trong chế độ ăn hạn chế đường, các loại rau quả như bơ, rau xanh, bông cải xanh được khuyến khích sử dụng.
Chú ý tới những vấn đề sau để kiểm soát chế độ ăn uống cho tiểu đường thai kỳ:
4. “Chế độ ăn uống hạn chế đường” làm giảm lượng đường trong máu, giảm tỷ lệ sinh mổ ở phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ!
Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Khi phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ áp dụng chế độ hạn chế đường tại Muneta Maternity Clinic, lượng đường trong máu giảm như trong biểu đồ hình trên. Đây là một ví dụ kết quả của 1 người, nhưng có rất nhiều phụ nữ mang thai sẽ có kết quả như thế này nếu áp dụng chế độ này.
Ngoài ra, số lượng tỷ lệ ca sinh mổ của phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường thai kỳ tại phòng khám cũng giảm, và trẻ được sinh ra bằng cách sinh thường rất khỏe mạnh.
Tóm lại, tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? Nhìn chung, phần lớn cho rằng nếu phụ nữ mang thai bị tiểu đường chọn sinh thường mà không sinh mổ, việc sinh được một đứa trẻ khỏe mạnh là rất khó. Tuy nhiên với việc cải thiện bệnh tiểu đường và tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp ăn uống, người mẹ có thể sinh con bằng sinh thường, và có thể yên tâm về sức khỏe của em bé.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem: Tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không? tại chuyên mục biến chứng . Hãy tham khảo thêm bài viết Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?
https://kienthuctieuduong.vn/