Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối?

Cỡ chữ:
A A
Thai phụ trong tình trạng tiểu đường thai kỳ luôn phải cẩn trọng, kiêm khem nhiều thứ trong ăn uống để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Chuối là loại quả mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng người tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng thai phụ bị tiểu đường trong quá trình mang thai ở khoảng tuần thứ 24. Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ phải thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, kiểm soát lượng đường trong máu giữ ở mức ổn định, lựa chọn đồ ăn phù hợp, tốt cho sức khỏe, có chế độ vận động thích hợp với người mang thai.

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không 1
Thai phụ trong tình trạng tiểu đường thai kỳ nên chú ý ăn uống và vận động (ảnh: Internet)

Chuối là một loại quả nhiều dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng lại có hàm lượng đường cao nên phụ nữ trong tình trạng tiểu đường thai kỳ lại có những nghi ngại rằng có thể ăn được loại quả này. Vậy tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không? Ăn như nào là hợp lý?

cta kiến thức tiểu đườngNhững loại thực phẩm dễ gây tiểu đường thai kỳ và những loại thực phẩm có thể phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Xem ngay TẠI ĐÂY

2. Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?

2.1. Dinh dưỡng trong chuối mang lại lợi ích đối với thai phụ bị tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không 3
Chuối là sự lựa chọn không tồi cho bữa ăn nhẹ lành mạnh (ảnh: Internet)

Chứa nhiều chất dinh dưỡng tác dụng tốt tới sức khỏe:

– Vitamin B6 giúp cải thiện tinh thần cho thai phụ.

– Vitamin C làm tăng cường hệ thống miễn dịch cho cả mẹ và thai nhi.

– Kali giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, chống chuột rút, giảm thiểu tình trạng phù nề.

– Bổ sung vitamin A ngăn ngừa tình trạng béo phì, phòng chống ung thư.

– Bổ sung máu, tránh thiếu máu trong quá trình sinh nở: Chuối chứa nhiều chất sắt, giúp kích thích sản sinh ra hemoglobin, có tác dụng tăng cường huyết cầu trong máu.

– Tác dụng tốt tới hệ tiêu hóa: Trong chuối chứa nhiều chất xơ, có tác động tích cực tới hệ tiêu hóa. Giúp nhuận tràng, tránh táo bón.

– Tăng cường tính miễn dịch cho cơ thể: Chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor) tăng cường tính miễn dịch cho cơ thể. Quả chuối chín có càng nhiều đốm đen thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.

Chuối chứa hàm lượng đường cao, nhất là khi chín, tất cả tinh bột đều chuyển hóa thành đường đơn (gồm các loại đường fructose, sucrose, dextrose và glucose). Khi đó khiến cho việc tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho người bệnh tiểu đường thai kì trầm trọng hơn. Vì thế, dù đem lại nhiều lợi ích, nhưng thai phụ không nên ăn quá nhiều chuối khi bị tiểu đường. Và đặc biệt không nên sử dụng chuối chín.

cta kiến thức tiểu đườngBà bầu tiểu đường có thể tìm hiểu thêm: “Tiểu đường thai kỳ có được ăn trứng gà?

2.2. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi ăn chuối:

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối quá chín?

Câu trả lời là không. Nên ăn chuối vừa chín tới, không quá xanh, không quá chín. Chuối càng chín có chỉ số đường huyết càng cao, mà chuối càng xanh thì lại giàu tinh bột phản tính_là loại carbohydrate không tiêu hóa được. Một quả chuối ương (vừa chín tới) có chỉ số đường huyết GI= 40, là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp.

Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không 2
Tiểu đường thai kỳ nên ăn chuối ương- vừa chín tới (ảnh: Internet)

Nên ăn cách xa các bữa ăn chính. Nếu dùng chuối trong cùng bữa thì nên đảm bảo bữa ăn ít carbonhydrat, ít chất đường và tinh bột.

Nên bổ sung chuối vào thực đơn: ăn 1-2 quả nhưng không nên ăn quá nhiều.

Không ăn chuối chung với các loại bánh, kẹo, nước ngọt.

cta kiến thức tiểu đườngBạn nên biết: Chỉ số đường huyết của các loại thực phẩm để có thể lựa chọn đúng loại thực phẩm trong ăn uống

Như vậy, tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không? Thai phụ hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong chế độ ăn uống. Nhưng biết cách ăn và lượng chuối tiêu thụ vừa đủ sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu mà còn bổ sung rất nhiều các chất cần thiết cho cơ thể.

Bạn đang xem bài viết:Tiểu đường thai kỳ có nên ăn chuối không?” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Hầu hết phụ nữ khi...
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Giai đoạn cuối của quá trình mang thai, hoang mang vì bị tiểu đường...
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Đa phần các bà mẹ thường ưu tiên lựa chọn sinh thường để đảm...
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Trong quá trình nhịn ăn và truyền dịch ở phụ nữ bị tiểu đường...
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai, điều quan...
Phân loại bệnh tiểu đường
Theo nguyên nhân, người ta phân loại bệnh tiểu đường thành 4 loại: bệnh...
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Tất tần tật về tiểu đường thai kỳ tuần 32
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Phân loại bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường