Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn

Cỡ chữ:
A A
Theo báo cáo của Hội thảo nghiên cứu học thuật tổ chức tại vào tháng 5, có rất nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị biến chứng thận mạn tính, tuy nhiên có gần một nửa trong số đó vẫn chưa được chẩn đoán chính xác. Chính vì vậy, Hội thảo kiến nghị nhiệm vụ trong 10 năm tới là kiểm tra và kết luận chính xác về biến chứng này trong thời gian đầu của bệnh. 

1. Thận bị tổn thương rất khó để phục hồi

 Diễn biến bệnh phức tạp

Thận mạn tính là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng thận bị suy giảm, xuất phát từ tình trạng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao không được điều trị kịp thời, dẫn đến xơ vữa động mạnh phát triển và dễ dẫn đến bệnh thận mạn tính. 

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có nguy cơ tiến triển thành bệnh thận giai đoạn cuối – tình trạng thận ngừng hoạt động. Bệnh thận mạn tính cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim, phá hủy các tiểu cầu thận. Chính vì vậy, các chất thải trong máu không được lọc hết, các protein không được giữ lại trong nước tiểu. Nghiêm trọng nhất chúng sẽ không thể hồi phục như bình thường. Đó là lý do vì sao việc chẩn đoán và điều trị bệnh thận mạn tính là vô cùng quan trọng. 

Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn 1

Ngược lại nếu kiểm soát tốt và điều trị kịp thời bệnh tăng đường huyết và ổn định huyết áp có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh thận. Theo điều tra mới nhất tại Nhật: ước tính có khoảng 12,9% người trưởng thành bị suy giảm chức năng thận, tương đương với 13,3 triệu người bị mắc bệnh thận mãn tính. 

Cần tiến hành kiểm tra bệnh thận định kỳ

Trong giai đoạn đầu khi chưa có triệu chứng rõ rệt, tốt nhất nên xét nghiệm phân tích nước tiểu để kiểm tra nồng độ protein trong nước tiểu và xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Creatinin trong máu, những thao tác này có thể giúp phát hiện bệnh thận mạn tính. 

Creatinin là chất thải trong máu, được lọc qua thận, bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên khi chức năng thận suy giảm, các chất này không được bài tiết mà tích tụ trong máu, chỉ số creatinin còn gọi là chỉ số creatinin huyết thanh.

Ngoài ra, eGFR (độ lọc cầu thận) là phép đo chức năng thận tốt nhất được nhiều cơ sở y tế áp dụng. Công thức này sử dụng độ tuổi, giới tính và mức chất thải creatinin trong máu để ước tính.

Rất khó để xác định bệnh thận mạn tính chỉ bằng các phương pháp trên ở giai đoạn đầu, vì tiểu cầu thận đã bị phá hủy, do đó cần xét nghiệm Microalbumin niệu để chẩn đoán. Tốt nhất nên làm kiểm tra 3 tháng 1 lần. 

2. Nhiều bệnh nhân phát hiện bệnh khá muộn

Các nhóm nghiên cứu của Đại học Chicago và Đại học California đã tiến hành phân tích các dữ liệu lấy từ Khảo sát chăm sóc y tế quốc gia Hoa Kỳ (NAMCS) trong giai đoạn từ năm 2010 – 2017.

Theo kết quả kiểm tra lâm sàng, trong 123.169 bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng thận mãn tính có đến 60.359 người (49%) không được chẩn đoán sớm.

Tình trạng tiến triển của bệnh thận mãn tính có thể được chia thành các giai đoạn dựa trên giá trị eGFR – giá trị cho biết lượng chất thải có thể được lọc mỗi phút. Giá trị eGFR càng thấp thì bệnh càng tiến triển và chức năng thận càng suy giảm.

Bệnh sẽ tiến triển qua 5 giai đoạn theo mức độ nặng dần, từ G1 đến G5 và giai đoạn G3 được chia thành 2 phần, G3a và G3b. G5 là trầm trọng nhất và dần tiến triển thành suy thận giai đoạn cuối (ESKD).

Trong số những bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán bị biến chứng thận mãn tính (CKD) thì 57% đang ở giai đoạn G3a, 30% ở giai đoạn G3b, 11% ở giai đoạn G4 và 4% ở giai đoạn G5. Nghiên cứu cũng thấy rằng rất nhiều bệnh nhân chỉ được chẩn đoán sau khi chức năng thận đã bị suy giảm nghiêm trọng.

2. Huyết áp cao và bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Bác sĩ George Bakris, Đại học Y khoa Chicago cho biết: “Nếu bạn bị huyết áp cao, tiểu đường, hay bị bệnh viêm hoặc tổn thương mãn tính, bệnh thận có nhiều khả năng tiến triển. Nếu bạn làm tổn thương thận đến một mức độ nhất định, thận sẽ không thể phục hồi. Điều quan trọng là phải điều trị bệnh sớm, đồng thời cần trao đổi với bác sĩ điều trị tiểu đường và một chuyên gia về bệnh thận. Bệnh thận từ giai đoạn G3 trở đi, muộn nhất là giai đoạn G4, ngoài chữa trị bệnh tiểu đường, cần xem xét đến việc nhận điều trị của các bác sĩ chuyên khoa thận”.

Để ngăn chặn sự tiến triển của biến chứng thận do tiểu đường đường, cần phải điều trị tốt bệnh tiểu đường và áp dụng các biện pháp cần thiết từ thói quen sinh hoạt cho đến việc khám chữa bệnh. 

Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn 2
Một số biện pháp giúp cải thiện bệnh thận mãn tính.

Khi bệnh bệnh thận mạn tính trở nên nghiêm trọng sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau như phù nề và thiếu máu. Tuy nhiên nếu chức năng thận không suy giảm quá nhiều, chúng ta sẽ không thấy các triệu chứng rõ ràng. Vì vậy việc phát hiện bệnh thận ở giai đoạn đầu là vô cùng quan trọng để có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Bạn đang xem bài viết: “Hơn một nửa số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 mắc bệnh thận mãn tính do chẩn đoán muộn” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi...
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
Trong quá trình nghiên cứu tác dụng và hiệu quả của tiếng cười, các...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị gãy xương và tần suất cao gấp...
Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường
Phần lớn những người đang bị bệnh tiểu đường cảm thấy những “chứng trầm...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Tiếng cười giúp cải thiện bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và ung thư
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer