Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ

Cỡ chữ:
A A
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Các bệnh như viêm gan nhiễm mỡ hay bệnh gan nhiễm mỡ đang là mối quan tâm đặc biệt với rất nhiều người. 

Nếu bệnh này không được điều trị có khả năng sẽ gây ra xơ cứng động mạch, suy giảm chức năng gan và xơ gan. Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì đặc biệt dễ bị gan nhiễm mỡ nên cần phải phát hiện sớm và có biện pháp.

1. Thừa năng lượng sẽ khiến mỡ tích tụ ở trong gan

Trong cơ thể, gan đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng bằng cách lấy từ quá trình tiêu hóa và hấp thụ bởi ruột để phân giải rồi sau đó tổng hợp lại. Theo đó, lượng đường có trong thức ăn sau khi vào cơ thể sẽ được lưu trữ dưới dạng glycogen, nhưng lượng đường dư thừa sẽ được chuyển thành chất béo trung tính và tích lũy trong gan. Chất béo dư thừa từ các bữa ăn và axit amin được tạo ra bởi sự phân hủy protein được chuyển đổi thành lipid. 

Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ 2
Ảnh: Internet

Nếu bạn ăn quá nhiều, ít vận động hoặc năng lượng hấp thụ trong bữa ăn vượt quá năng lượng tiêu hao, năng lượng dư thừa đó sẽ được đưa tới gan và chuyển thành chất béo trung tính vận chuyển đến gan và không được xử lý, khi tích lũy nhiều  trong gan sẽ trở thành gan nhiễm mỡ. 

Gan nhiễm mỡ không có nhiều triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, chính bản thân bệnh nhân cũng không nắm rõ được tình hình biến chuyển của bệnh. Khi mắc gan nhiễm mỡ, ngoài việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim như đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, tình trạng kháng insulin cũng nhiều khả năng tiến triển.

Insulin tác động lên gan và làm giảm lượng đường trong máu, khi chất béo tích tụ trong cơ quan nội tạng, tình trạng kháng insulin xảy ra. Ngay cả khi bạn không bị béo phì, kháng insulin cũng vẫn xảy ra khi chất béo tích tụ trong các cơ quan nội tạng nơi insulin hoạt động, chẳng hạn như gan và cơ xương làm tăng đường huyết và tăng insulin máu dễ dàng xảy ra. 

Theo nghiên cứu, khi gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi, toàn bộ cơ thể có xu hướng bị béo phì. Lượng chất béo trong gan càng cao, khả năng kháng insulin của cơ xương càng cao, gan nhiễm mỡ tiến triển xấu đi sẽ khiến kháng insulin mạnh lên không chỉ ở gan mà còn ở toàn bộ cơ thể. 

2. Gan nhiễm mỡ không được chữa trị sẽ dẫn đến những bệnh nguy hiểm

Nếu gan nhiễm mỡ không được điều trị sẽ tiến triển thành các bệnh như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) và nặng hơn là viêm gan nhiễm mỡ không do rượu (NASH). Đây là những bệnh nguy hiểm nên cần phải chú ý. Nếu NAFLD và NASH không được giám sát, có nguy cơ trở thành mối nguy hiểm đe dọa đến tính mạng, vì vậy cần phải chẩn đoán và điều trị sớm. 

Các triệu chứng bệnh của gan rất khó nhận biết, thường không xuất hiện ngay lập tức ngay cả khi đã bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, một khi vượt quá mức giới hạn, rất khó để gan có thể phục hồi về trạng thái ban đầu. 

Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ 2
Ảnh: Internet

NAFLD là một thuật ngữ chung cho gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau ngoại trừ rượu. Nhiều người mắc bệnh này thường mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, thường xảy ra ở những người mắc hội chứng chuyển hóa. 

Số người mắc NAFLD đang tăng nhanh chóng cùng số bệnh nhân béo phì và tiểu đường tuýp 2. Trên toàn thế giới, trong vòng 10 năm, tỷ lệ mắc bệnh đã tăng từ 15% lên 25%.

Nếu không được điều trị, NAFLD sẽ dần dần tiến triển thành một bệnh gan nghiêm trọng hơn gọi là NASH. Có khoảng 80 – 90% số người mắc NAFLD duy trì bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh hầu như không tiến triển. Tuy nhiên, số 10 – 20% còn lại dần dần trở nên tồi tệ hơn, tiến triển thành xơ gan và có thể bị suy gan hoặc ung thư gan.

3. Các xét nghiệm chức năng gan

Có nhiều người đã được chẩn đoán rằng họ bị gan nhiễm mỡ, các chỉ số ở gan đã tăng không đáng kể sau khi trải qua siêu âm hoặc kiểm tra CT khi kiểm tra sức khỏe. Có khoảng 30% người thực hiện kiểm tra sức khỏe được chỉ định mắc gan nhiễm mỡ. 

Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 nên xét nghiệm chức năng gan thường xuyên để phát hiện sớm bệnh xơ gan và ung thư gan. Bạn có thể biết gan của bạn có khỏe mạnh hay không bằng xét nghiệm máu kiểm tra chức năng gan của bạn. Có một số xét nghiệm để kiểm tra chức năng gan, nhưng các xét nghiệm được sử dụng rộng rãi nhất là ALT (GPT), AST (GOT) và γ-GTP. 

AST (GOT) là một loại enzyme có trong tế bào gan. Khi các tế bào gan bị phá vỡ, chúng chảy vào máu và chỉ số cũng tăng lên. Không giống như AST, ALT chỉ có ở trong gan, vì vậy nếu kiểm tra thấy chỉ số trong máu cao thì có thể nghi ngờ gan bị tổn thương. 

Chỉ số nào cao hơn trong tỷ lệ AST/ALT cũng quan trọng như chỉ số của từng loại enzyme. Khi AST cao hơn ALT, có khả năng bạn bị xơ gan, ung thư gan, viêm gan do rượu, ngược lại, khi ALT cao hơn AST bạn có thể mắc viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính, viêm gan virus.

γ-GTP là một enzyme liên quan đến giải độc gan, có phản ứng nhạy cảm với rượu và là một chỉ số của tổn thương gan do rượu, sẽ tăng khi lưu lượng mật kém.

4. Tiểu đường và béo phì là yếu tố nguy cơ gây tổn thương gan

Bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì là yếu tố nguy cơ độc lập gây tổn thương gan. Trong một cuộc khảo sát với 82 triệu người trưởng thành sống ở châu Âu được thực hiện bởi Đại học Queen Mary và Đại học Glasgow ở Anh, những người phát hiện bệnh xơ gan hay mắc bệnh về gan muộn và đều ở giai đoạn bệnh tiến triển dần.

Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ 3
Ảnh: Internet

Những người bị tăng huyết áp, béo phì và tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh xơ gan cao gấp 4,73 lần so với những người không mắc bệnh, nguy cơ ung thư gan cũng tăng 3,51 lần. 

Có nhiều người mắc NAFLD và NASH nhưng khi phát hiện đã quá muộn nên không thể tiếp nhận điều trị thích hợp được nữa. 

5. Biện pháp để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ

Tiến sĩ Alazawi cho biết: “Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn lipid máu và huyết áp cao có nguy cơ cao mắc bệnh gan và rất nguy hiểm với tính mạng. Vì vậy cần có các biện pháp để cải thiện gan nhiễm mỡ, phòng chống các bệnh về gan”.

Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là ăn quá nhiều hoặc thiếu vận động. Để cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, quan trọng là phải cố gắng cải thiện thói quen sinh hoạt. 

Kiểm soát cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục cũng rất quan trọng. Do đó, trong việc ăn uống, hãy cố gắng cân bằng ba bữa ăn,không ăn đồ ăn nhẹ có quá nhiều calo, hạn chế đồ uống ngọt có hàm lượng calo cao. 

Bạn hãy tích cực tập thể dục, vì thói quen này sẽ mang đến hiệu quả cao, tốt nhất nên đi bộ mỗi ngày 30 phút. Mỡ gan sẽ không thể bị đốt cháy chỉ sau 10 phút tập thể dục, vì vậy việc đi bộ nên tiếp tục ít nhất 10 phút để cải thiện gan nhiễm mỡ. 

Cải thiện gan nhiễm mỡ bằng cách giảm cân hợp lý

Giảm cân cấp tốc cũng là nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. Nếu thực đơn ăn uống của bạn thiếu protein,cơ bắp của bạn sẽ giảm, quá trình trao đổi chất cũng giảm và cơ thể bạn sẽ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Do đó, chất béo trung tính có xu hướng tích lũy trong gan. 

Để ngăn ngừa gan nhiễm mỡ, điều quan trọng là giảm cân từ từ. Bạn nên giảm cân ở mức an toàn là giảm 0.5~1kg mỗi tháng. Tốc độ là 1,5-3kg trong 3 tháng và 5kg trong 1 năm. 

Hiệp hội Béo phì Nhật Bản khuyên mọi người nên cố gắng cải thiện chế độ ăn uống và tăng cường tập thể dục như một biện pháp chống lại bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa. Theo kiến nghị, nên giảm 3kg trọng lượng và rút ngắn chu vi vòng eo (đo tại rốn) xuống 3cm. 

Có những người đặt mục tiêu cho việc cải thiện lối sống của mình nhưng lại không thể thực hiện được điều đó nên rơi vào tình trạng lười biếng và phụ thuộc. Để tránh điều này, mỗi người cần đặt ra một mục tiêu hợp lý để bản thân có thể tiếp tục thực hiện mà không cần phải mất nhiều thời gian và tốn nhiều công sức.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi...
Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua
Một nghiên cứu bởi Trường Đại học Hoàng gia London ở Anh về việc...
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 có thể...
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Danh mục nội dung1. Bệnh tiểu đường – quá trình tiến triển và điều...
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Trước thực trạng điều trị quá mức cho bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo...
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Bệnh tiểu đường tại Việt Nam đang trở nên phổ biến. Số bệnh nhân...
Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp có ảnh hưởng lớn đến sự khởi phát của bệnh thận mãn tính
Loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường nào mạnh nhất? So sánh các loại thuốc được phát triển trong 10 năm qua
Giảm nguy cơ biến chứng và điều trị hiệu quả chứng huyết áp cao ở người mắc bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị
Lựa chọn điều trị tiểu đường bằng phương pháp tiêm
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường