Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
“Chứng nhạy cảm với lạnh” là hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường. Nếu bệnh nhân cố chịu đựng mà không xử lý đúng cách thì có thể gây ra các triệu chứng và bệnh khác nhau. Cải thiện lối sống tập trung vào các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống có thể ngăn ngừa và cải thiện chứng nhạy cảm với lạnh.

Nguyên nhân của triệu chứng lạnh và sưng phù chân tay

Nhạy cảm với lạnh thường có các triệu chứng như “chân tay hạ nhiệt ngay sau khi tắm”, “chân tay bị lạnh và không thể ngủ” và “cơ thể khó ấm”. Ngoài triệu chứng lạnh còn có các vấn đề về thể chất và tinh thần khác nhau như sưng phù, đau bụng, đau đầu, cảm giác trầm cảm và kinh nguyệt không đều ở phụ nữ.

Theo Trung tâm Y tế Cleveland ở Hoa Kỳ, chứng nhạy cảm với lạnh xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng tình trạng này dễ trở nên nghiêm trọng ở phụ nữ hơn. Lý do là lượng cơ bắp của phụ nữ thường ít hơn so với nam giới, cân bằng nội tiết tố có khả năng mất đi trong thời kỳ kinh nguyệt, sinh nở, mãn kinh.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 1
Chứng nhạy cảm với lạnh thường nghiêm trọng hơn ở phụ nữ (ảnh: Internet)

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường

Khi cảm thấy lạnh, các mạch máu ngoại vi co lại để nhiệt bên trong cơ thể không thoát ra bên ngoài, cơ thể trở nên căng thẳng, dẫn đến nhạy cảm với lạnh. Hơn nữa, nếu sự tuần hoàn máu không tốt, nhiệt bên trong cơ thể không được truyền dẫn tốt nên mọi người sẽ cảm thấy ớn lạnh ở tay chân. Ngoài ra, những người có khối lượng cơ bắp thấp sẽ không thể tạo ra đủ nhiệt bên trong cơ thể và sẽ cảm thấy lạnh từ bên trong cơ thể.

1. Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng tốt

Nếu hấp thụ thực phẩm ở nhiệt độ thấp hơn 37 độ vào cơ thể, sự tản nhiệt cơ thể sẽ giảm, nhiệt độ cơ thể tăng lên và nếu hấp thụ thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 37 độ vào cơ thể, mạch máu trên bề mặt da sẽ mở rộng và tăng khả năng tản nhiệt của cơ thể, đây là một cơ chế để khôi phục cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Để duy trì cơ chế giúp giữ cân bằng nhiệt độ cơ thể tốt, mọi người cần một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng.

Có một vài quan điểm cho rằng có thể làm giảm cảm giác lạnh bằng cách tích cực ăn những loại thức ăn làm ấm cơ thể và hạn chế ăn những loại thức ăn làm lạnh cơ thể, tuy nhiên thực tế không có loại thực phẩm nào có thể làm lạnh cơ thể ngay lập tức.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 2
Việc điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng tốt sẽ có hiệu quả khác phục chứng nhạy cảm với lạnh (ảnh: Internet)

Ví dụ, ớt được biết đến là một loại thực phẩm làm ấm cơ thể trong đó thành phần chính capsaicin của ớt có hiệu quả làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tuy nhiên, ngay cả khi nhiệt độ cơ thể tạm thời tăng lên khi ăn cà ri có chứa ớt,…thì nhiệt độ cơ thể sẽ giảm do đổ mồ hôi.

Gừng cũng được cho là một loại thực phẩm làm ấm cơ thể, trong gừng có chứa rất nhiều gingerol làm tăng cảm giác ấm nóng và tăng lưu lượng máu, nhưng hiệu quả này chỉ là tạm thời nên không thể cải thiện tính nhạy cảm với lạnh ngay cả khi ăn với lượng lớn.

Việc điều chỉnh cân bằng dinh dưỡng của toàn bộ bữa ăn và không kén chọn thực phẩm sẽ hiệu quả để loại bỏ chứng nhạy cảm với lạnh. Ví dụ, nếu mọi người ăn cả phần lá, thân, vỏ của rau củ và trái cây thì có thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng của thành phần đó mà không lãng phí.

Tuy nhiên, nếu hấp thụ một lượng lớn thực phẩm và đồ uống lạnh sẽ khiến các cơ quan nội tạng bị hạ nhiệt và gây rối loạn tiêu hóa tạm thời, do đó cần đặc biệt chú ý.

cta kiến thức tiểu đườngBệnh nhân có thể tham khảo chế độ ăn uống cho người tiểu đường

2. Cách chọn quần áo để dễ dàng điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ

Nhiều quần áo của phụ nữ như váy và tất chân có khả năng giữ nhiệt thấp và nhiều loại khá mỏng nên dễ gây lạnh.

Những người bị lạnh các đầu ngón tay và ngón chân rất khó để cải thiện chứng nhạy cảm với lạnh vì sự căng thẳng của hệ thần kinh giao cảm trên toàn cơ thể không giảm đi và các mạch máu không dãn ra ngay cả khi đã đi tất, găng tay hoặc làm ấm tay chân bằng túi sưởi. Việc cố gắng truyền nhiệt của trung tâm cơ thể đến các chi là rất cần thiết.

Khi làm ấm cơ thể từ bên trong bằng cách mặc quần áo lót bên trong với diện tích che phủ kín cánh tay, ngực, lưng, bụng,…, sự tản nhiệt tăng lên, sự căng thẳng của hệ thần kinh giao cảm mất đi, lưu lượng máu đến các chi cũng tăng lên.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 3
Nên lựa chọn loại quần áo phù hợp với thời tiết và nhiệt độ cơ thể (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu mọi người mặc quần áo dày quá nhiều thì sẽ trở nên dễ đổ mồ hôi, tạo áp lực lên cơ thể và lưu lượng máu có thể trở nên xấu hơn, vì vậy nên chú ý khi mặc quần áo dày. Mọi người có thể dễ dàng điều chỉnh chênh lệch nhiệt độ nếu mặc nhiều lớp áo mỏng vừa đủ để giữ ấm.

Đối với các loại quần áo như quần áo lót tiếp xúc trực tiếp với da, nếu chọn loại có chất liệu dễ khô và có tính hút ẩm tốt thì sẽ dễ làm ấm cơ thể hơn. Các loại quần áo được làm từ chất liệu có tính hút ẩm tốt nhưng khó khô và dễ gây đổ mồ hôi như bông thường không phù hợp cho các biện pháp chống lạnh.

Gần đây, trên thị trường có nhiều loại quần áo lót mặc bên giữ nhiệt tốt và khô nhanh nên rất thuận tiện cho mọi người sử dụng.

3. Rèn luyện cơ bắp bằng cách cố gắng kết hợp tập thể dục vào cuộc sống

Nguyên nhân gây lạnh là do “khối lượng cơ bắp thấp nên không thể tạo ra nhiều nhiệt độ cơ thể”, “lưu lượng máu kém dẫn đến nhiệt độ cơ thể không được dẫn truyền tốt”.

Khoảng 60% nhiệt độ cơ thể được tạo ra bởi cơ bắp, do đó nếu tập luyện các cơ bắp lớn như lưng, dạ dày, mông và đùi, mọi người có thể cải thiện chứng nhạy cảm với lạnh. Ngoài ra, nếu rèn luyện các cơ bắp chân hoạt động giống như máy bơm bơm máu trở lại tim, mọi người có thể cải thiện lưu lượng máu một cách hiệu quả.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 4
Duy trì tập luyện sẽ giúp tăng cường cơ báp và cải thiện lưu lượng máu (ảnh: Internet)

Duy trì tập thể dục liên tục sẽ giúp cải thiện sự trao đổi chất của cơ thể, điều chỉnh sự cân bằng hệ thần kinh tự trị và giải quyết sự căng cơ.

Đừng từ bỏ với lý do rằng “bản thân bị nhạy cảm với lạnh”, hãy cố gắng kết hợp tập thể dục vào cuộc sống, rèn luyện cơ bắp để tạo ra một cơ thể không nhạy cảm với lạnh.

Việc đi bộ với sải chân rộng 30 phút mỗi ngày sẽ có hiệu quả tăng cường sức mạnh cơ bắp của đôi chân, mọi người có thể cải thiện lưu lượng máu của tĩnh mạch ở chi dưới.

4. Hấp thụ đủ protein

Khoảng 80% năng lượng hấp thụ từ việc ăn uống sẽ trở thành nhiệt lượng, tuy nhiên khi lượng ăn uống ít hơn hoặc khi hệ tiêu hóa yếu và việc hấp thụ chất dinh dưỡng kém, nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm do việc sản xuất nhiệt lượng không đủ.

Lượng calo sẽ khác nhau tùy thuộc vào các loại chất dinh dưỡng, nhưng lượng calo ứng với mỗi gram thực phẩm là 9 kcal chất béo, 4 kcal protein và 4 kcal carbohydrate. Trong số đó, “nhiệt lượng từ chế độ ăn uống” cho thấy lượng tiêu thụ nhiệt lượng phổ biến nhất là protein.

Protein tạo ra nhiệt độc lập với sự hoạt động trong quá trình phản ứng khử amin và phản ứng tạo ra urê từ nhóm amin. Ngược lại, carbohydrate được lưu trữ trong gan, cơ bắp dưới dạng glycogen và khi hoạt động cơ bắp, glycogen tạo ra nhiệt.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 5
Hấp thụ đủ protein cũng giúp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh (ảnh: Internet)

Vì lý do này, những người có lượng carbohydrate hấp thụ cao, nếu vận động cơ thể sẽ tạo ra nhiệt và ở những người có lượng vận động thấp, nếu tăng lượng hấp thụ protein sẽ dễ tạo ra nhiệt.

Protein được phân loại thành “protein động vật” thường có trong thịt, cá, trứng, sữa,…và “protein thực vật” thường có trong đậu nành và ngũ cốc. Điều quan trọng là phải hấp thụ cả hai loại một cách cân bằng. Khi ăn thịt, người ta thường khuyến khích sử dụng loại thịt nạc có ít chất béo.

5. Tắm bồn trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu

Tắm có tác dụng làm ấm cơ thể. Nếu chỉ ngâm nửa người trong bồn tắm, phần trên cơ thể không được sưởi ấm vào mùa đông và tình trạng cứng vai, cổ rất khó cải thiện, do đó mọi người nên nên tắm toàn thân.

Nhìn chung, người ta nói rằng tắm toàn thân với nhiệt độ nước nóng từ 40~42 độ là tốt cho chứng nhạy cảm với lạnh. Tắm toàn thân không chỉ làm ấm cơ thể mà còn làm giảm độ căng cơ và có thể mong đợi tác dụng khôi phục cơ thể nhờ protein sốc nhiệt được tăng lên khi các tế bào của cơ thể tiếp xúc với nhiệt.

Tuy nhiên, thời gian tắm an toàn để mang lại hiệu quả là 5 phút với nửa thân dưới trong bồn tắm và 10 phút với toàn thân. Duỗi chân trong khi tắm bồn cũng sẽ mang lại hiệu quả.

6. Không uống quá nhiều rượu

Rượu được cho là có thể làm ấm cơ thể, nhưng ngay cả trong bia lạnh và rượu gạo cũng có một chất chuyển hóa của rượu acetaldehyde làm giãn nở các mạch máu, do đó nhiệt được giải phóng với lượng lớn từ da.

Do đó, nếu uống quá nhiều rượu, nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm. Cần đặc biệt chú ý không uống quá nhiều rượu.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 6
Uống quá nhiều rượu sẽ làm giảm thân nhiệt cơ thể (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm: Bệnh nhân tiểu đường và chú ý về việc uống rượu

Những bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn

Đối với các triệu chứng như “lạnh” bàn chân trong thực tế cũng có trường hợp là liên quan đến sự suy giảm lưu lượng máu ở chân.

Những lo lắng về tình trạng chân trong mùa đông chủ yếu là “lạnh”, “nứt nẻ gót chân”, “sưng phù” “khô toàn bộ bàn chân”,…Bên cạnh đó cũng có nhiều người phàn nàn như “Tôi không thể ngủ với đôi chân ấm áp và thoải mái ngay cả khi đã đắp chăn ấm”, “Tôi bị rộp chân ngay nếu đi giày mới chưa quen”, “Chân bị bốc mùi”.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 7
Triệu chứng lạnh bàn chân cũng có liên quan đến sự suy giảm lưu lượng máu ở chân (ảnh: Internet)

Nếu có cảm giác tê, đau và cảm giác lạnh từ các đầu ngón chân và mãi không cải thiện đỡ hơn thì có những trường hợp đó là do những bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn nên cần đặc biệt chú ý. Bởi vì các phương pháp điều trị đang ngày càng tiến bộ nên điều quan trọng trước tiên là phải đi khám bệnh.

Các triệu chứng do xơ vữa động mạch tại mạch máu bàn chân

Bệnh động mạch bàn chân thường gặp nhất là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) gây thiếu oxy và suy dinh dưỡng do xơ vữa động mạch- tình trạng các động mạch bị thu hẹp hoặc bị tắc.

“Mạch máu là con đường quan trọng để vận chuyển oxy. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là một hiện tượng trong đó xơ vữa động mạch xảy ra trong các mạch máu của bàn chân, các mạch máu trở nên nhỏ hẹp hơn, bị tắc và máu không chảy đến chân”, Natalie Evan thuộc Trung tâm chăm sóc sức khỏe Cleveland cho biết.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 8
Bệnh động mạch bàn chân thường gặp nhất là bệnh động mạch ngoại biên (PAD) (ảnh: Internet)

Động mạch hướng về nửa thân dưới được phân nhánh ở phần xương chậu, đi qua đùi, bắp chân và vận chuyển máu về phía đầu ngón chân. Khi các mạch máu lớn đi qua bắp chân, đùi, xương chậu bị hẹp hoặc bị tắc, máu không được lưu thông đủ dẫn đến thiếu oxy và thiếu dinh dưỡng.

Triệu chứng của PAD ban đầu là cảm giác lạnh hoặc tê xuất hiện, sau đó là “chứng đau cách hồi” (các triệu chứng đau xuất hiện khi đi bộ một lúc nhưng giảm dần nếu nghỉ ngơi), do đó nếu bệnh động mạch ngoại biên tiến triển, cơn đau cũng sẽ xuất hiện khi nghỉ ngơi.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu các triệu chứng ở chân không cải thiện

“Khi tình trạng bị lạnh hoặc đau ở chân không được cải thiện, mọi người cần phải xem xét đến bệnh động mạch ngoại biên (PAD). Nếu không có oxy hoặc chất dinh dưỡng được vận chuyển đến chân, tình trạng hoại tử sẽ xuất hiện ở phần chân máu không lưu thông đến. Ngoài ra, nếu bị xơ vữa động mạch ở chân, cũng có một nguy cơ là tình trạng xơ vữa động mạch cũng tiến triển trong các mạch máu tại tim và não”, Evan nói.

Ở một số người mắc bệnh tiểu đường, cần thận trọng vì có những trường hợp tổn thương thần kinh là nguyên nhân gây ớn lạnh và đau ở bàn chân.

Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường 9-1
Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu các triệu chứng lạnh ở bàn chân không được cải thiện (ảnh: Internet)

Có nhiều triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường, nhưng nhiều bệnh nhân phàn nàn về triệu chứng đau ở chân tay. Bệnh thần kinh tiểu đường khởi phát từ những thay đổi trong các tế bào thần kinh do tăng đường huyết và không đủ lưu lượng máu đến tế bào thần kinh do xơ vữa động mạch.

Do đó, điều quan trọng là phải tiến hành kết hợp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa xơ vữa động mạch để ngăn ngừa tổn thương thần kinh.

Việc điều trị bệnh động mạch ngoại biên (PAD) đang ngày càng tiến bộ. Phát hiện sớm và điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh động mạch ngoại biên (PAD) trở nên nghiêm trọng và ngăn ngừa các biến chứng. Nếu triệu chứng bàn chân không cải thiện dễ dàng, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ điều trị.

Bạn đang xem bài viết:Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và bệnh gout là hai bệnh đang ngày càng xuất hiện...
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Con số được báo cáo mới đây về tỷ lệ người bị mắc tiểu...
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin...
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu với đối tượng là hơn 170.000 người ở Hoa Kỳ chỉ ra...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Bệnh gout – bệnh tăng axit uric máu và bệnh tiểu đường
【TƯ VẤN】Hiệu quả ‎của những loại thuốc trị tiểu đường của Mỹ
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Insulin có những tác dụng phụ gì?
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường