Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Danh mục nội dung
1. Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em là gì?
Ước tính có khoảng 70-80% bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường đang bị béo phì. Mặt khác, người lớn mắc tiểu đường lại không mấy liên quan tới béo phì. Tóm lại, trong những năm gần đây, bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em Nhật Bản và bệnh tiểu đường tuýp 2 ở người Nhật trước đây đang có những biến đổi về nguyên nhân và tình trạng bệnh. Ở những bệnh nhi tiểu đường tuýp 2 mắc béo phì, có sự tích lũy chất béo nội tạng, kèm theo là xảy ra sự bất thường trong việc tiết adipocytokin, từ đó các chất kháng insulin sẽ được gia tăng, và đây cũng được coi là nguyên nhân chính. Sự gia tăng của bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em những năm gần đây có thể gọi là tiểu đường rối loạn chuyển hóa do béo phì.
Tuy nhiên, vẫn còn từ 20-30% những người còn lại mắc tiểu đường nhưng không hề bị béo phì, mà lại không tiết ra đủ lượng insulin cần dùng. Đối với nhóm này có thể sử dụng thuốc hạ đường huyết và thúc đẩy tiết thêm insulin để điều trị bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu thêm về bài viết: “Tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?” TẠI ĐÂY
2. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Ở tiểu đường tuýp 2, nếu nguyên nhân chính do kháng insulin thì sẽ thiếu insulin cần dùng, nếu nguyên nhân chính do insulin phân giải không đủ thì có thể do kháng insulin được phân bố hoặc không được phân bố đầy đủ.
Như đã nêu ở trên, có khoảng 70-80% bệnh nhi mắc tiểu đường tuýp 2 đi kèm tình trạng béo phì khi chẩn đoán. Ở bệnh nhân tiểu đường loại 2 (6-17 tuổi), có tới 70.2% người có độ béo phì lớn hơn 20%, và đặc biệt là có tới 30.9% người mắc béo phì cao độ (độ béo phì lớn hơn 50%).
Trong nhiều ca tiểu đường, thường thì trẻ em sẽ có sự ảnh hưởng từ các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường (thói quen ăn uống, vận động) sẽ dẫn tới mắc béo phì, sau đó khi tích mỡ nội tạng sẽ kèm theo tính kháng insulin cũng tăng lên theo, từ đó sẽ làm giảm khả năng tiết insulin, và đó cũng được coi là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2 hiện nay. Có nhiều loại adipocytokin được tiết ra từ các tế bào mỡ sẽ gây nên kháng insulin, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, v.v… Trong số đó sự gia tăng TNF-α và giảm adiponectin sẽ là yếu tố chính dẫn tới sự kháng insulin trong cơ thể. Khi đường huyết duy trì ở mức cao trong thời gian dài, dần dần sẽ làm giảm chức năng tiết insulin của tụy.
Mặt khác, có khoảng 20-30% số người mắc bệnh mà không bị béo phì. Nhóm này chủ yếu do chức năng cơ thể không tiết đủ insulin như người lớn.
Các loại bệnh tiểu đường và nguyên nhân bệnh tiểu đường là gì? Cùng tìm hiểu ngay
3. Triệu chứng tiểu đường ở trẻ em
Hầu hết các trường hợp mắc tiểu đường tuýp 2 được tìm thấy thông qua xét nghiệm nước tiểu ở trường học, thế nhưng hầu như không xuất hiện triệu chứng nào vào lúc chẩn đoán. Cũng có thể có một vài triệu chứng của tiểu đường nhẹ. Đối với những người mắc tiểu đường tuýp 2 cùng béo phì, khả năng cao sẽ phát triển thành nhiễm toan ceton – axit tiểu đường (diabetic Ketoacidosis).
Xem thêm bài viết: Triệu chứng bệnh tiểu đường để phát hiện và kiểm soát kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng của bệnh
4. Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Khi chỉ có các triệu chứng chủ quan, và đường huyết ở mức 200mg/dl trở lên thì không nên dùng phương pháp dung nạp glucose (OGTT) để xét nghiệm. Vì lúc đó đường huyết đang cao mà cơ thể tiếp tục tiếp nhận thêm 1 lượng đường nữa sẽ nguy hiểm.
Về việc thực hiện OGTT với các bệnh nhi, cần nhịn ăn để dạ dày trống vào buổi sáng, sau đó trong khoảng 5 phút sẽ tiến hành dung nạp glucose dung dịch tương đương khối lượng cơ thể là cứ 1kg trọng lượng cơ thể lý tưởng tương ứng với 1,75 gram glucose (tối đa là 75g). Các chỉ số đường huyết và IRI sẽ được đo vào lúc trước khi uống, sau 30 phút, sau 60 phút, sau 120 phút, tổng cộng là 4 lần đo. Ngoài ra để tránh nhầm lẫn với thận thải đường, hàm lượng đường trong nước tiểu cũng được đo sau khi uống dung dịch 1 giờ và sau 2 giờ.
Nếu xuất hiện các chất tự kháng thể liên quan tới đảo tụy như kháng thể GAD trong máu, kháng thể IA-2,… thì sẽ âm tính.
Còn lại những tế bào chức năng tụy β, các giá trị peptit C trong máu, các giá trị peptit C trong nước tiểu, sẽ được dùng để đánh giá.
Nếu béo phì gây ra kháng insulin, các giá trị peptit C trong máu và nước tiểu sẽ cao hơn giá trị tham chiếu. Giá trị peptit C trong máu lúc đói là từ 1-3 ng/ml, giá trị peptit C nước tiểu trong vòng 24 giờ là 40-100 μg / ngày .
Trường hợp người béo phì kháng insulin cao độ, sẽ xuất hiện những mảng đen trên da.
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em để có những phương hướng điều trị bệnh tiểu đường đúng đắn
5. Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em
Căn bản của điều trị tiểu đường là ăn uống và vận động. Khi tiểu đường kèm béo phì thì có thể kết hợp điều trị bệnh và béo phì cùng một lúc. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao và không thể tự điều chỉnh được thì sẽ cần sử dụng thuốc hạ đường huyết, hoặc tiêm bổ sung insulin.
– Về chế độ ăn uống hãy cố gắng cân bằng dinh dưỡng thật tốt, cần tránh những đồ ngọt chứa đường (bánh, kẹo, socola,…). Khi tính toán đến tổng năng lượng cần thiết cần tính đủ các yếu tố tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng,… Và đối với người béo phì cao độ thì năng lượng chỉ được 80% so với tổng năng lượng cần.
– Đối với trẻ em, ngoài các bài tập thể dục ở trường, cần khuyến khích các bé tham gia các hoạt động thể dục thể thao, hoặc có thể tự đi bộ nhanh về nhà chẳng hạn, tóm lại làm sao để có thể nâng khối lượng vận động cho các bé lên càng tốt.
– Sử dụng thuốc khi không thể giữ đường huyết ở mức bình thường, hoặc đi kèm theo tiểu đường có những triệu chứng chuyển hóa khác kèm theo.
>> Đọc thêm: Tìm hiểu về insulin
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em có thể hình thành các mạch máu mới ở võng mạc, gây tổn thương các mạch máu. Với hầu hết bệnh nhân, các thay ban đầu không gây rắc rối cho thị lực, nhưng nếu phát hiện quá muộn, chúng có thể dẫn tới mất thị lực hay mù lòa.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Bệnh tiểu đường tuýp 2 ở trẻ em” tại Chuyên mục: ” Sống cùng bệnh“.
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)