Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Danh mục nội dung
1. Cân nặng ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?
Khi bị tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong thai kỳ, khác với tiểu đường trước khi mang thai.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại hormone thúc đẩy sự phát triển của thai nhi, loại hormone này sẽ gây ra ảnh hưởng làm giảm chức năng hoạt động của insulin. Cơ thể người mẹ sẽ phản ứng tình trạng này bằng cách tăng lượng insulin tiết ra, nhưng nếu không thể tiết đủ insulin, tình trạng đường huyết tăng cao sẽ kéo dài. Đây gọi là bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngay cả trong trường hợp mẹ bầu bị rối loạn chuyển hóa glucose ở mức độ nhẹ mà không phải là bệnh tiểu đường, tình trạng này vẫn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ tử vong chu sinh. Ngoài ra, dù tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose của mẹ được cải thiện sau khi sinh nhưng mẹ bầu vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường sau này. Phụ nữ mang thai được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ước tính khoảng 10%.
Phụ nữ có cân nặng tiêu chuẩn (với chỉ số khối cơ thể BMI dưới 25) tăng từ 7 – 12 kg khi mang thai là phù hợp. Nếu bà bầu tăng cân quá mức sẽ có nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi, cân nặng cũng khó trở lại ban đầu sau khi sinh con.
Có báo cáo cho biết 50% phụ nữ khi mang thai bị thừa cân và béo phì. Điều quan trọng đối với phụ nữ khi mang thai là kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống và tập thể dục.
2. Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục
Nhóm nghiên cứu từ một bệnh viện của Tây Ban Nha đã tiến hành phân tích tổng hợp 13 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên (RCT) trên hơn 2.800 phụ nữ mang thai nhằm mục đích điều tra xem phụ nữ trong thời kỳ mang thai nên vận động với mức độ như thế nào thì có thể phòng ngừa sự tăng cân quá mức khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Nghiên cứu tiết lộ rằng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ giảm 30% hoặc nhiều hơn khi phụ nữ trong thời gian mang thai tích cực tập luyện thể dục. Hơn nữa, khi kết hợp các bài tập thể dục nhịp điệu trong suốt thai kỳ, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ giảm 36%, có thể thấy hiệu quả rõ ràng từ việc tập luyện.
Tập thể dục khi mang thai có hiệu quả trong việc hạn chế sự tăng cân quá mức, có thể giúp giảm cân nặng trung bình khoảng 1kg. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết rằng trường hợp bà bầu bắt đầu tập thể dục vào giữa thai kỳ thì cũng có thể hạn chế tăng cân.
Nhiều nghiên cứu trước đây còn chỉ ra rằng tập thể dục còn có lợi ngay cả đối với phụ nữ mang thai tập thể dục với tần suất ít. Các nhà nghiên cứu cũng nói rằng: “Nghiên cứu này có thể ảnh hưởng đến các khuyến nghị về tập thể dục trong thai kỳ. Do đó cần nghiên cứu thêm để xác nhận rõ điều này”.
Bạn đang xem bài viết: “Giảm 30% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nhờ vào tập thể dục” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)