Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng

Cỡ chữ:
A A
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn sáng đầy đủ không chỉ có lợi cho việc kiểm soát cân nặng mà còn làm giảm nguy cơ mắc chứng rối loạn lipid máu.

1. Nếu không ăn sáng, bữa ăn của bạn sẽ vào buổi đêm

Người ta thường khuyến cáo nên ăn sáng thật đầy đủ, bởi bữa sáng chính là một trong những yếu tố cần thiết duy trì và cải thiện sức khỏe hằng ngày. Thế nhưng vẫn có một số người thường ngủ nướng nhiều, vì bản thân họ quá lười hoặc muốn giảm cân nhờ việc giảm bớt bữa sáng trong ngày. 

Theo một nghiên cứu tại Đại học Đại học Pennsylvania có kết luận rằng:  Bỏ ăn sáng và chỉ ăn bữa tối không không những làm tăng trọng lượng cơ thể mà còn có tác dụng phụ đối với chuyển hóa glucoselipid trong máu.

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng
Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng (ảnh: Internet)

Nếu bỏ bữa sáng, bữa ăn đầu tiên trong ngày sẽ là bữa trưa và bữa tối thường vào lúc muộn, thói quen này không tốt này, có thể sẽ phá vỡ chu kỳ ngủ – thức bình thường của một cơ thể. Bỏ bữa sáng làm gián đoạn nhịp sống 24 giờ tự nhiên của cơ thể gọi là chu kỳ ngủ, thức dậy và ăn uống, dẫn đến tăng cân và ảnh hưởng xấu đến chuyển hóa lipid.

Tiến sĩ Kelly Allison thuộc Khoa Tâm lý – Tâm thần học Perelman thuộc Đại học Pennsylvania nói: “Nếu thời gian ăn của bạn thiên về buổi đêm thì điều này mang đến nhiều nguy hiểm hơn bạn nghĩ. Ăn muộn làm tăng lượng đường trong máu, insulin, chất béo trung tính và mức cholesterol, gây ảnh hưởng xấu tới hormone liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim…”.

2. Chuyển hóa năng lượng và bài tiết hormone được kích hoạt khi bữa ăn của bạn vào buổi sáng

Nghiên cứu này được thực hiện trên 9 người trưởng thành khỏe mạnh và được thực hiện như một nghiên cứu chéo: chia những người tham gia thành 2 nhóm (1) Thời gian ăn sớm (ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ từ 8 giờ sáng đến 7 giờ tối) và (2) Thời gian ăn muộn (ăn 3 bữa chính và 2 bữa phụ từ 12:00 trưa đến 11 giờ tối). Những người tham gia thuộc nhóm (1) và (2) sẽ thực hiện cách ăn uống của nhóm mình trong 8 tuần, sau đó nghỉ 2 tuần rồi hoán đổi cách ăn của nhau và cũng thực hiện trong 8 tuần nữa.  

Kết quả cho thấy, khi thời gian bữa ăn muộn, cân nặng có xu hướng tăng lên, các chỉ số của insulin, đường huyết lúc đói, cholesterol, chất béo trung tính cũng tăng. Chỉ số hô hấp cho biết tỷ lệ lượng carbon dioxide được bài tiết trong quá trình thở trong cơ thể sống và lượng khí oxy hít vào, thay đổi tùy thuộc vào chất chuyển hóa trong cơ thể sống. Các bữa ăn muộn làm giảm chuyển hóa lipid và tăng chuyển hóa carbohydrate.

Mặt khác, người ta nhận thấy nếu ăn sớm giúp giảm cân, kích hoạt quá trình chuyển hóa năng lượng và bài tiết hormone. Đặc biệt, ăn khuya có xu hướng làm kích thích sự thèm ăn và rút ngắn thời gian ngủ.

3. Bữa ăn sáng ảnh hưởng đến 2 loại hormone là ghrelin và leptin

Khi kiểm tra sự tiết hormone trong 24 giờ, nếu bữa ăn vào buổi sáng thì đỉnh của sự tiết ra ghrelin – loại hormone có tác dụng thúc đẩy sự thèm ăn là vào ban ngày. Mặt khác leptin có tác dụng ức chế sự thèm ăn và kích hoạt chuyển hóa năng lượng, hoạt động trong một thời gian dài và ức chế tăng cân.

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng 1
Chỉ cần kết thúc bữa ăn cuối của bạn sớm nhất có thể sẽ giúp loại bỏ các ảnh hưởng mãn tính tới sức khỏe (ảnh: Internet)

Tiến sĩ Allison nói: “Chúng tôi thấy rằng cách sinh hoạt với thời gian ăn uống vào buổi sáng có tác dụng quan trọng đối với việc kiểm soát cân nặng và các dấu hiệu sức khỏe. Khi ăn sáng, bạn không chỉ duy trì được thời gian ngủ mà còn dễ dàng kiểm soát được cân nặng của mình”.

Thay đổi lối sống là việc không dễ dàng, nhưng chỉ cần kết thúc bữa ăn cuối của bạn sớm nhất có thể sẽ giúp loại bỏ các ảnh hưởng mãn tính tới sức khỏe.

4. Đàn ông không ăn sáng có nguy cơ rối loạn lipid máu cao gấp 1,4 lần

Một nghiên cứu của Hàn Quốc cho thấy những người không có thói quen ăn sáng, đặc biệt là nam giới có nguy cơ mắc chứng rối loạn lipid máu. Rối loạn mỡ máu là tình trạng lượng lipid như cholesterol và chất béo trung tính trong máu có dấu hiệu bất thường, bệnh này có liên quan chặt chẽ với bệnh xơ cứng động mạch và tiểu đường tuýp 2. 

Nếu rối loạn lipid máu không được điều trị, xơ cứng động mạch phát triển, dẫn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng như nhồi máu cơ tim và nhồi máu não. 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một khảo sát ở Hàn Quốc. Đối tượng nghiên cứu là 10.874 nam và nữ (4.858 nam, 6.016 nữ) trên 30 tuổi, tham gia bài kiểm tra về sức khỏe và dinh dưỡng trong khoảng thời gian 2013 – 2016. 

Để chẩn đoán rối loạn lipid máu, các giá trị đo được của cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, cholesterol HDL và chất béo trung tính trong máu đã được sử dụng.

Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng 2
Đàn ông ít ăn sáng bị rối loạn lipid nhiều hơn phụ nữ (ảnh: Internet)

Kết quả là:  34,2% nam giới và 16,9% phụ nữ bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn lipid máu. Ở nam giới, những người có tần suất ăn sáng thấp sẽ dễ mắc rối loạn lipid máu, người hoàn toàn không ăn sáng có nguy cơ mắc chứng rối loạn lipid máu cao gấp 1,42 lần so với những người đàn ông ăn 5 – 7 lần một tuần. Điều này cho thấy ăn sáng đầy đủ là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe. 

Bạn đang xem bài viết: “Ăn sáng có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Từ lâu quả sầu riêng đã trở thành món ăn quen thuộc được nhiều...
Hậu quả khôn lường khi ăn 9 loại trái cây này vào buổi tối, nhất là số 6
Trái cây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và cung cấp vitamin dồi...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều “thực phẩm siêu chế...
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa...
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu đường, nhiều...
Tiểu đường có ăn sầu riêng được không?
Hậu quả khôn lường khi ăn 9 loại trái cây này vào buổi tối, nhất là số 6
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?
Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer