Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2

Cỡ chữ:
A A
Chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh có ảnh hưởng đến béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 khi trưởng thành. Đây là kết quả nghiên cứu của Đại học Kyushu và Đại học Y và Nha khoa Tokyo. Nếu người mẹ bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng trong quá trình mang thai, đứa trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

1. Ảnh hưởng từ người mẹ bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng đến thai nhi

Khi đứa trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời kỳ sơ sinh, bộ nhớ đó sẽ được lưu lại trong gen, hạn chế khả năng bị béo phì hoặc tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Ngược lại, khi người mẹ bị thừa hoặc thiếu dinh dưỡng trong quá trình mang thai, đứa trẻ lớn lên dễ có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến sinh hoạt như tiểu đường tuýp 2. Giả thuyết này có tên gọi là DOHaD.

Nội dung của giả thuyết đưa ra như sau:

Cơ chế sửa đổi biểu sinh được cho là cơ chế phân tử, diễn ra nhờ quá trình methyl hóa ADN của gen liên quan tới chuyển hóa và có tác dụng mạnh. Trong đó:

+ Sửa đổi biểu sinh là cơ chế điều chỉnh mức biểu hiện của bộ gen đứng sau mà không làm xáo trộn trật tự chuỗi ADN.

+ Methyl hóa ADN là 1 cơ chế tiêu biểu của sửa đổi biểu sinh. Khi sự methyl hóa ADN của một gen nào đó ít đi, mức biểu hiện của bộ gen đó sẽ tăng lên.

Nhóm nghiên cứu này đã sử dụng một loại thuốc kích hoạt tế bào PPAR alpha, một cảm biến in-vivo cảm nhận lipid trong máu và tăng cường chức năng của gen. Đối tượng thực nghiệm hai con chuột: Một con đang cho con bú và một con đã lớn. 

Khi cho thuốc vào sữa mẹ, chuột con sẽ hấp thụ, theo quan sát của nhóm nghiên cứu, hoạt động của loại hoocmon có tên FGF21 có chức năng thúc đẩy quá trình đốt mỡ ở gan trở nên mạnh mẽ hơn, tăng sản xuất insulin, cải thiện hiệu quả của insulin trong gan. Sau khi lớn lên, con chuột đó dù ăn nhiều thức ăn có chất béo cũng không bị béo 

Trạng thái methyl hóa ADN một khi được thiết lập tại thời điểm này được cho là sẽ ghi nhớ và duy trì trong một thời gian dài cho đến khi con chuột lớn lên.

Mặt khác trong trường hợp đưa thuốc vào cơ thể chuột đã trưởng thành, hoạt động của bộ gen sẽ không mạnh lên, điều này cho thấy tác dụng nêu trên chỉ giới hạn trong trường hợp sử dụng thuốc ở thời kỳ sơ sinh. 

2. Chế độ dinh dưỡng từ bào thai đến lúc sơ sinh là quan trọng

Kết quả của nghiên cứu lần này chứng minh môi trường trong thời kỳ sơ sinh là chìa khóa chính cho sức khỏe của mỗi chúng ta sau này. Đây là nền tảng cho “Y học phòng ngừa”, dịch vụ chăm sóc y tế giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh hoặc giảm các triệu chứng của bệnh bằng việc dự đoán sự nhạy cảm với các bệnh liên quan đến lối sống trong tương lai để có thể can thiệp thích hợp và kịp thời. Điều này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chi phí y tế.

Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2 1
Sơ đồ nghiên cứu của Viện nghiên cứu Khoa Y Đại học Kyushu, Nội khoa kiểm soát bệnh Nhật Bản.

Thực hiện nghiên cứu là nhóm nghiên cứu của Giáo sư Yoshihiro Ogawa tại Trường Đại học Y và Nha khoa Tokyo và Viện nghiên cứu Y khoa Trường Đại học Kyushu và Phó Giáo sư Koji Hashimoto tại Trường Đại học Y và Nha khoa Tokyo. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học “Nature Communications”.

Theo nhóm nghiên cứu này, những gì thể hiện ở chuột cũng có thể xảy ra ở người. Tình trạng dinh dưỡng từ bào thai đến lúc sơ sinh có liên quan đến khả năng béo phì trong tương lai và sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2. Vậy nên điều cần thiết là ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng trong thai kỳ.

Bạn đang xem bài viết: “Mối quan hệ giữa chế độ dinh dưỡng thời kỳ sơ sinh và bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose
Hiện nay sự phổ biến của đồ ăn nhanh tác động xấu tới sức...
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Trong quá trình nhịn ăn và truyền dịch ở phụ nữ bị tiểu đường...
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Ở trong giai đoạn đầu thai kỳ, nhiều trường hợp sẽ bị ốm nghén...
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Trên thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ...
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Phòng khám Cleveland tại Hoa Kỳ khảo sát những phụ nữ đã sinh con...
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Khi mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi đều phải được chú...
Chế độ ăn uống sau sinh của thai phụ rối loạn chuyển hóa glucose
Phương pháp kiểm soát đường huyết khi sinh thường
Tiểu đường thai kỳ 3 tháng đầu
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Cho con bú làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao
Tiểu đường thai kỳ có được uống sữa bầu?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường